Thứ Sáu, 06.11.2015
Thưa quý thính giả, tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Già, một cây bút chuyên viết những bài bình luận thời cuộc không khoan nhượng để thức tỉnh lương tâm của người lãnh đạo. Anh viết chỉ vì lòng yêu nước, viết chỉ vì lòng yêu thương dân tộc của mình, không viết vì bất cứ danh xưng nào khác . Anh đã bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bắt giữ ngày 27/12/2014, và cho đến nay gia đình cũng như bạn bè vẫn chưa ai được biết hiện anh đang bị giam giữ nơi đâu. Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình hôm nay, mời quý thính giả theo dõi bài viết 'Nguyễn Ngọc Già" của Tâm Như, qua sự trình bày của Minh Nguyệt để tiếp nối chương trình phát thanh tối hôm nay.
Khi viết những bài bình luận thời cuộc không khoan nhượng để thức
tỉnh lương tâm của người lãnh đạo, có nghĩa là Nguyễn Ngọc Già tự treo
trên đầu anh thanh gươm Damocles, tự biết có ngày vương vòng lao lý.
Nhưng anh chấp nhận, như Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí Quốc Dân Đảng
ngày xưa từng chấp nhận đền nợ nước, khẳng khái bước lên đoạn đầu đài.
Việt Nam muôn năm! Một đầu rơi rụng! Việt Nam muôn năm! Người kế tiếp
đứng lên. Và tử thần kính cẩn đứng ghi tên. Những chiến sĩ vào bia người
tuẫn quốc. Nguyễn Thái Học được lịch sử ghi tên, được người đương thời
và người đời sau biết đến. Còn Nguyễn Ngọc Già - một chiến sĩ âm thầm
đấu tranh không mệt mỏi thì sao? Khúc bi hùng tự tình ca của anh liệu có
ai còn biết? Thật ra, chỉ là câu hỏi tự vấn lương tâm của tôi và chúng
ta mà thôi. Nguyễn Ngọc Già viết chỉ vì lòng yêu nước, viết chỉ vì lòng
yêu thương dân tộc của anh, không viết vì bất cứ danh xưng nào khác. Khi
hát lên khúc bi hùng tự tình ca Nguyễn Ngọc Già đã biết trước con đường
gian khổ, nhưng anh vẫn bước đi và vẫn ca hát vì đó là sự lựa chọn đúng
với cõi lòng tâm như ngọc của anh.
À qui le tour? Oui, c'est moi!
Đến lượt ai? Vâng, đến lượt tôi!
Cuộc đời lên tiếng hỏi, và Nguyễn Ngọc Già đã trả lời. Như một sự
chọn lựa từ thuở đời đời, anh bỏ lại sau lưng hoàn cảnh sống đầy đủ vật
chất, bỏ lại sự phong phú tinh thần, bỏ lại gia đình êm ấm, bỏ cả cái
tôi thành đạt, mang trên vai niềm thống hận không vơi của kiếp người yêu
nước cùng khốn – một người yêu nước bị lưu đày ngay trên quê hương của
chính mình, bước lên nhận lãnh sứ mạng thà thắp lên một ngọn nến còn hơn
nguyền rủa bóng tối, để cộng đồng thế giới biết rằng: Hôm nay đây tại
giải đất mang tên Việt Nam hình cong như chữ S, vẫn còn có những người
hát vang ca khúc đảng đã cho ta một mùa xuân, đảng đã cho ta sáng mắt
sáng lòng, nhưng lại đi bịt miệng người khác, nhưng lại tự hào "lột mặt
nạ" của người khác, và quy kết cho họ là thành phần phản động cáo buộc
họ mang tội danh xách động nhân dân, gây rối trật tự an ninh xã hội, âm
mưu lật đổ chính quyền, tuyên truyền chống phá nhà nước bằng những điều
luật mơ hồ 79, và 88.
Những kẻ tự hào "chuyên lột mặt nạ" người khác, đã bị Nguyễn Ngọc Già
- một người cương trực dùng ngòi bút như thanh gươm công lý lột chiếc
mặt nạ gớm ghiếc của họ, và nói với họ rằng:
Chính thể đồi bại này không còn biết nghe tiếng người (lương thiện)
từ lâu rồi. Bản chất xấu xa của đa số bọn cầm quyền hiện nay là không
bao giờ biết phục thiện. Bọn chúng, từ trung ương đến địa phương là
những kẻ mất gốc làm người Việt Nam. Bọn chúng chỉ là những tên tham
tàn, bán nước hại dân.
Nếu những ai cho rằng tôi đánh đồng cả lũ, hay "quơ đũa cả nắm", thì
hãy nghiêm túc suy nghĩ lại điều này: Khi ông (bà) nào còn khó chịu điều
tôi nói như vậy, nghĩa là chính ông (bà), hoặc còn vấn vương "ánh hào
quang" xưa cũ để tự ru ngủ, vô hình chung đang tiếp tay cho lũ tham tàn,
hoặc ông (bà) còn lợi ích cá nhân gắn chặt với bọn cầm quyền. Nên nhớ,
lợi ích của ông (bà) dù ít đi chăng nữa, vẫn là XƯƠNG MÁU, MỒ HÔI, NƯỚC
MẮT & SỰ PHẪN UẤT của dân lành. Nếu quả vậy, ông (bà) hãy đứng một
mình, trước gương, trong một căn phòng sáng, nhìn thẳng vào khuôn mặt
của mình, đôi mắt của mình, đang phản chiếu trên đó, để tự vấn lại toàn
bộ đời sống cá nhân, kể từ khi đủ tuổi làm người công dân cho đến nay.
Hãy nhìn vào tấm gương đó và tự sỉ vả bản thân, bởi không có ai xung
quanh ông (bà) cả, do đó, ít nhất ông (bà) không cảm thấy bị chà đạp.
Sau khi ông (bà) dám làm điều đó một cách thành tâm nhất, tôi tin, ông
(bà) sẽ có nghĩ suy và hành động khác để thể hiện sự ăn năn sám hối
trước toàn thể dân tộc Việt Nam.
10
Nguyễn Ngọc Già - một người cương trực dùng ngòi bút như thanh gươm
công lý lột chiếc mặt nạ gớm ghiếc của họ, hiện nay đã bị bắt. Không như
những người đồng thời cùng cầm bút như Tạ Phong Tần, như Điếu Cầy
Nguyễn Văn Hải, như Trương Duy Nhất, và còn nhiều người đấu tranh khác –
những người tù nhân lương tâm có danh xưng, có cán bộ quản giáo rõ ràng
và "được" liệt vào thành phần phản động, gây rối trật tự an ninh xã
hội, âm mưu lật đổ chính quyền theo điều luật 79, tuyên truyền chống phá
nhà nước theo điều luật 88, mà cả thế giới đều biết. Riêng Nguyễn Ngọc
Già thì không. Anh đang ở trong một nhà tù lớn, đó là nhà tù Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, một nhà tù độc tài toàn trị. Anh đang ở giữa
quê hương, nhưng không ai biết anh ở đâu, ở Hỏa Lò, ở Khám Chí Hòa, ở
Phan Đăng Lưu, hay ở Cổng Trời...Gia đình của anh không được đi thăm.
Con trai vừa qua đời chắc chắn anh cũng không được biết.
Nguyễn Ngọc Già bước xuống cuộc đời, lý tưởng đầy ắp thâm tâm, lòng
cưu mang một niềm hy vọng được nhìn thấy sự thật, công bình, tự do, công
lý, hòa bình, hạnh phúc, cho những người dân yêu tiếng nước tôi từ khi
mới ra đời như anh. Nhưng anh khác mọi người, khác cả lãnh tụ vĩ đại của
đảng cộng sản Việt Nam.
Nguyễn Ngọc Già không đứng lên cầm khăn tay lau ngấn lệ xin lỗi cả
nước như ông Hồ, mà lòng vô cảm trước hàng muôn ngàn cái chết oan khiên
của những người bị đấu tố thời cải cách ruộng đất, đặc biệt là cái chết
của bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm - tấm gương tày liếp để hậu thế nhìn
vào đánh giá.
Nguyễn Ngọc Già cũng không hô hào "đồng bào có nghe tôi nói không"
bằng chất giọng của Hồ kịch sĩ, như nhà văn Vũ Thư Hiên từng nhận xét:
"Ông Hồ có tài đóng kịch."
Nguyễn Ngọc Già thầm lặng dùng ngòi bút như thanh gươm công lý đấu
tranh cho sự thật, cho tự do, cho hòa bình, hạnh phúc của những đồng bào
đau khổ của anh, những dân oan bị cưỡng chiếm đất, những người cầm bút
bị tù đày.
Khi viết những bài bình luận thời cuộc không khoan nhượng để thức
tỉnh lương tâm của người lãnh đạo, có nghĩa là Nguyễn Ngọc Già tự treo
trên đầu anh thanh gươm Damocles, tự biết có ngày vương vòng lao lý.
Nhưng anh chấp nhận, như Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí Quốc Dân Đảng
ngày xưa từng chấp nhận đền nợ nước, khẳng khái bước lên đoạn đầu đài.
Việt Nam muôn năm! Một đầu rơi rụng! Việt Nam muôn năm! Người kế tiếp
đứng lên. Và tử thần kính cẩn đứng ghi tên. Những chiến sĩ vào bia người
tuẫn quốc. Nguyễn Thái Học được lịch sử ghi tên, được người đương thời
và người đời sau biết đến. Còn Nguyễn Ngọc Già - một chiến sĩ âm thầm
đấu tranh không mệt mỏi thì sao? Khúc bi hùng tự tình ca của anh liệu có
ai còn biết? Thật ra, chỉ là câu hỏi tự vấn lương tâm của tôi và chúng
ta mà thôi. Nguyễn Ngọc Già viết chỉ vì lòng yêu nước, viết chỉ vì lòng
yêu thương dân tộc của anh, không viết vì bất cứ danh xưng nào khác. Khi
hát lên khúc bi hùng tự tình ca Nguyễn Ngọc Già đã biết trước con đường
gian khổ, nhưng anh vẫn bước đi và vẫn ca hát vì đó là sự lựa chọn đúng
với cõi lòng tâm như ngọc của anh.
Quả nhiên bây giờ đến lượt anh. Anh âm thầm bị tù đày như trước đây anh âm thầm viết.
Bi kịch của Nguyễn Ngọc Già và những người cầm bút chân chính là họ
thắp sáng một ngọn lửa trong đêm tăm tối, trong cái thời như nhà thơ Lê
Minh Quốc mô tả: "Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa. Cả một thời
đểu cáng đã lên ngôi." Cõi người ta được sưởi ấm, trong khi xác thân kẻ
sĩ cháy thành than.
Phải chăng tôi và chúng ta đều nợ một ân tình của kẻ sĩ Nguyễn Ngọc Già?
Tôi từng xem bộ phim "Chị Tư Hậu." Người phụ nữ Miền Nam chân chất ấy đã nói: "Các anh nỡ nào cầm súng bắn vào đồng bào mình."
Khi tôi tự hỏi: Ai nổ súng bắn vào những bài viết đầy tâm huyết của
Nguyễn Ngọc Già? Ai ký bản án bản án chung thân chẳng hạn kỳ cho Nguyễn
Ngọc Già? Chị Tư Hậu đã trả lời giùm tôi.
Cho dẫu đời đầy bất công và nghiệt ngã, những bài viết của Nguyễn
Ngọc Già như ngọn lửa thiêng Olympic được tôi và bằng hữu chuyền tay
nhau, sẽ bùng cháy lên giữa cái đêm hôm ấy đêm gì. Thật dịu dàng nhưng
cương quyết, chúng tôi muốn nói: Anh Nguyễn Ngọc Già, em và bằng hữu
không quên anh.
Tâm Như
No comments:
Post a Comment