TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM ĐINH ĐĂNG ĐỊNH TỪ TRẦN SAU HAI TUẦN RA TÙ
Vào tối hôm qua, thầy giáo Đinh Đăng Định, một tù nhân lương tâm được
đặc xá vào hai tuần trước đây, đã trút hơi thở cuối cùng tại quê nhà ở
tỉnh Đắc Nông vì chứng bệnh ung thư dạ dày, hưởng dương 51 tuổi.
Trở thành một giáo viên sau nhiều năm phục vụ trong quân đội CSVN,
ông Định từng vận động người dân Tây nguyên ký tên phản đối dự án
bauxite, và có nhiều bài viết đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại
VN. Thầy giáo Định bị bắt bạo quyền bắt giam vào năm 2011 và một năm sau
thì lãnh án 6 năm tù với cáo buộc "tuyên truyền chống phá nhà nước".
Trong thời gian ở tù, ông Định bị ung thư dạ dày nhưng giới cai tù từ
chối không đưa đi bệnh viện để chữa trị. Đến tháng 9 năm ngoái, căn
bệnh này chuyển sang giai đoạn cuối thì ông Định mới được đưa đi bệnh
viện để giải phẫu cắt bỏ ba phần tư dạ dày. Sau những lời kêu gọi của
thế giới, bạo quyền VN ra lệnh đặc xá cho ông vào ngày 21/3 để về nhà
chờ chết.
Cô Đinh Phương Thảo, con gái của thầy giáo Định, cho biết là ông Định
muốn gia đình hỏa táng ông rồi mang tro rắc xuống sông Sài Gòn để linh
hồn được chu du khắp đất nước.
4 THÀNH VIÊN PHÁP LUÂN CÔNG LÃNH ÁN TÙ VÌ MUỐN ĐẬP PHÁ LĂNG HCM
Tòa án Hà Nội đã lặng lẽ tuyên án từ 4 đến 6 năm tù đối với 4 thành
viên Pháp Luân Công về tội danh "gây rối trật tự công cộng" sau khi bốn
thanh niên này mang gậy búa đến lăng HCM với mục đích muốn đập phá lăng
này.
Bốn thành viên này là anh Nguyễn Doãn Kiên với bản án 6 năm tù, Vũ
Hồng Tố 5 năm tù, Nguyễn Văn Kiểm 4 năm tù và Trịnh Kim Khánh 4 năm tù.
Bốn thanh niên này bị bắt giam vào ngày 3/2 vừa qua. vào đầu năm nay,
nhóm này cũng dùng dây cáp với ý định kéo sập tượng Lenin ở vườn hoa
Điện Biên Phủ nhưng thất bại. Hai hành động táo bạo này đều được họ
thông báo trước trên mạng và sau đó phổ biến các hình ảnh được thu hình
ngay tại chỗ.
BẠO QUYỀN VN XÉT XỬ LƯU ĐỘNG MỘT SỐ BỊ CÁO TRONG VỤ NỔI DẬY Ở MƯỜNG NHÉ
Tòa án tỉnh Điện Biên đã tiến hành việc xét xử 29 người mà bạo quyền
VN gọi là "phỉ tặc" trong vụ nổi dậy của đồng bào H'Mong vào năm 2011.
Đây là một tòa án lưu động, có nghĩa là di chuyển từ vùng này sang
vùng khác để mở các cuộc xét xử tương tự như các vụ đấu tố trong cải
cách ruộng đất trước đây. Tuy nhiên giới truyền thông nhà nước cho biết
là ông Giàng A Tỉnh 48 tuổi, người bị xem là thủ lãnh cuộc nổi dậy, và
28 bị cáo khác đã đào thoát ra ngoại quốc sau khi bạo quyền đưa hàng
chục ngàn binh sĩ và công an đến đàn áp cuộc nổi dậy ở Mường Nhé.
Theo cáo trạng của nhà cầm quyền Điện Biên thì ngoài 29 người nói
trên, còn có 8 người khác đang bị truy nã vì đã dùng súng ống tấn công
vào các đồn biên phòng và công an tỉnh vào ngày 15/10/2012, khiến một
lính biên phòng thiệt mạng và 4 công an bị thương.
Cần nói thêm là cuộc nổi dậy ở Mường Nhé vào năm 2011 là vụ chống
đối mạnh mẽ nhất của các đồng bào thiểu số kể từ sau cuộc biểu tình
của người Thượng ở Tây Nguyên vào năm 2004.
CÔNG AN ĐÀN ÁP DỮ DỘI CUỘC ĐÌNH CÔNG CỦA 2000 CÔNG NHÂN Ở BÌNH DƯƠNG
Giới công an và côn đồ đã ra tay đàn áp cuộc đình công kéo dài suốt 3
ngày qua của 2 ngàn công nhân thuộc nhà máy Wonderful Saigon Electric
của Nhật tại tỉnh Bình Dương. Các hình ảnh phổ biến trên mạng cho thấy
lũ công an đã dùng bình hơi cay xịt vào mặt công nhân, trong khi bọn bảo
vệ nhà máy ra tay đấm đá các công nhân muốn tiến vào văn phòng để thảo
luận với ban giám đốc.
Cuộc đình công này là nhằm phản đối kế hoạch tăng giờ làm việc của
nhà máy, từ 4 ngày lên 6 ngày, nhưng chỉ trả thêm 200 ngàn đồng tiền
lương, tức khoảng 10 Mỹ kim. Thế nhưng tay giám đốc Nguyễn Quốc Thắng
tuyên bố thẳng thừng trước mặt các công nhân: "Lương như thế đó, thằng
nào không muốn làm thì nghỉ".
No comments:
Post a Comment