Thứ Sáu, ngày 10.01.2014
Trong hệ thống độc tài độc đảng và
quyền lực tuyệt đối của đảng CSVN, mức độ tham nhũng chắc chắn đã thấm
nhuần tuyệt đối mọi tầng lớp đảng, từ cấp bộ thôn xóm đến Bộ Chính Trị
và Ban Chấp Hành Trung Ương. Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng, thượng
tướng Phạm Quý Ngọ hoặc một nhân vật nào đó cao hơn trong Bộ Chính Trị,
nếu bị truy tố, cũng chỉ là những vật tế thần để đảng thanh trừng hàng
ngũ, phủi tay và trường trị trên đầu cổ nhân dân đói rách. Chỉ khi nào
đảng triệt tiêu thì tham nhũng mới thôi hoành hành. Mời quý thính giả
nghe phần Bình Luận của Minh Quân với tựa đề: “Tội Phạm Cộng Với
Dollars, Lòi Ra Quan Chức Phạm Tội” sẽ được Song Thập trình bày để kết
thúc chương trình phát thanh tối hôm nay
Sau khi vụ xét xử "đại án tham nhũng" của Dương Chí Dũng khép lại với
hai mức án tử hình dành cho Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc, thì ngày 7
tháng 1 năm 2014, CSVN đưa vụ án "tổ chức cho người khác trốn đi nước
ngoài" ra xét xử mà kẻ chủ mưu bị cho là phó giám đốc công an Hải Phòng,
kiêm phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội -
Tổng cục VII - Bộ Công an đại tá Dương Tự Trọng, đồng thời cũng là em
ruột của Dương Chí Dũng.
Trong vụ án này Dương Chí Dũng và vợ là nhân chứng. Cả buổi sáng ngày
7 tháng 1, tòa thẩm vấn các bị can về việc giúp sức cho Dương Chí Dũng
bỏ trốn ra sao. Sáu bị cáo kia đều khai nhận khớp với cáo trạng của Viện
Kiểm Sát truy tố, chỉ riêng có Dương Tự Trọng là không công nhận cũng
không phủ nhận. Trọng giải thích, gia đình có nhiều việc, thời gian đã
lâu, bị cáo căng thẳng, không nhớ gì, vì vậy không phản ứng lời khai của
các bị cáo khác và cũng không nhận tội. Đến 11 giờ 22 phút khi tòa hỏi
nhân chứng Dương Chí Dũng là ai đã mật báo cho biết Dũng đã bị khởi tố
mà tìm cách bỏ trốn, thì Dương Chí Dũng đã khai ra tên của đương kim thứ
trưởng bộ công an là thượng tướng Phạm Quý Ngọ. Đó là giây phút khởi
đầu cho các tình tiết mới của vụ án. Dương Chí Dũng khai rằng vợ
chồng ông đã đến thăm vợ chồng ông Phạm Quý Ngọ, sau khi nhận
được giấy triệu tập của Bộ Công an đến để thẩm vấn về thương
vụ ụ nổi 83M hồi cuối tháng Tư năm 2012. Đến đầu giờ chiều phiên
tòa lại tiếp tục nóng lên khi Dương Chí Dũng tiếp tục khai ra là ngày 2
tháng 5 năm 2012, Dũng đã đem nửa triệu Dollar Mỹ tiền mặt đến biếu ngài
thứ trưởng Ngọ tại tư gia để nhờ chạy tội. Lúc đang ngồi, ông Ngọ đã
điện thoại cho đại tá Trần Duy Thanh là Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra
tội phạm về tham nhũng C48 là cơ quan điều tra vụ án Vinalines. Trước
đó chiều 29.4.2012, hai vợ chồng Dương Chí Dũng xuống thăm Thứ trưởng Bộ
Công an Phạm Quý Ngọ tại Tuần Châu tỉnh Quảng Ninh. Khoảng 14 giờ chiều
thì gặp được vị này và trình bày hoàn cảnh về vụ việc xảy ra tại Tổng
công ty Hàng hải Việt Nam, rằng mình không trực tiếp ký bất kỳ văn bản
quan trọng nào. Tại nơi nghỉ của Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ,
Dương Chí Dũng biếu quà 10.000 Dollar Mỹ. Còn đại tá Trần Duy Thanh thì
được Dương Chí Dũng khai nhận: "Tôi nhờ anh Hùng con trai anh Ngọ, nhờ
dẫn đến nhà anh Thanh. Tối 6-5, tôi đến nhà anh Ngọ, tôi điện cho Hùng
nhờ dẫn sang nhà anh Thanh. Tôi gặp anh Thanh, đưa quà cho anh Thanh
20.000 Dollar Mỹ và 1 chai rượu. Tôi biếu anh Thanh với mục đích anh
Thanh giúp tôi trong việc bị triệu tập điều tra việc mua ụ nổi 83M.".
Theo Dương Chí Dũng, sau khi xử xong vụ Vinalines, ông Dũng có viết đơn
tố cáo dài 16 trang gửi Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, ông
Nguyễn Bá Thanh -Trưởng Ban nội chính. Trong đơn ông cho rằng ông không
nhận 1,666 triệu Dollar Mỹ tiền lại quả từ việc mua ụ nổi. "Oan cho tôi
nên tôi không nhận. Việc này có nguyên nhân sâu xa từ anh Ngọ. Việc điều
tra không khách quan. Cố ý ép tội cho tôi chết. Những điều trước đây
tôi phản bác giờ tôi khai lại: Vấn đề anh Ngọ nhận tiền, ngoài 500.000
Dollar Mỹ thì còn khoản nữa. Liên quan đến việc đầu tư làm ăn nên tôi và
bà Lan, công ty Vạn Thịnh Phát ở TP.HCM còn đưa cho anh Ngọ 1 triệu
Dollar Mỹ. Hôm đưa tiền tôi gọi cho anh Ngọ, anh nói 5 giờ về đến nhà.
Tôi mang túi vào phòng anh rồi để luôn hai cái túi ở phía bên trong
nhà". Trong đơn tố cáo ông Dũng cho biết từng bị đưa vào trại giam ở
Lạng Sơn, gặp nhiều thanh niên bặm trợn trong phòng nên đã lo sợ cho sự
an toàn tính mạng. "Cũng may cho tôi, không bị đánh, tôi đã tử tế, nhún
nhường với nhóm cùng phòng. Nhưng vẫn chưa yên tâm, sau đó tôi đăng ký
với cán bộ quản giáo để được chú ý giúp không để xảy ra chuyện gì".
Có một vài tình tiết rất đáng chú ý là: lần đầu tiên thẩm phán, chủ
tọa phiên tòa Trương Việt Toàn đã khuyến khích bị cáo Dương Chí Dũng
khai báo và không ngăn cản. Khác với những vụ án trước đây khi bị cáo
khai ra những tình tiết nhạy cảm liên quan đến các quan chức cấp cao
trong đảng, thì thường là bị cắt ngang hoặc bị cấm không cho nói, như vụ
án ma túy của đại úy Vũ Xuân Trường, hay gần đây là vụ án Năm Cam chẳng
hạn. Thứ hai là người dân cả nước thật sự bị sốc nhưng không ngạc nhiên
với số tiền chạy án lên đến hàng triệu Dollar Mỹ. Thứ ba là sự mau lẹ
của Viện Kiểm Sát khi đề nghị tòa án truy tố thượng tướng Phạm Qúy Ngọ,
về tội "làm lộ bí mật công tác" theo điều 286 Bộ luật hình sự. Và, thứ
tư là báo chí lề đảng đã loan tải "tình tiết mới của vụ án" liên quan
đến quan chức cấp cao nhanh nhạy một cách khác thường.
Câu hỏi đặt ra là liệu còn những con "cá mập" nào nữa của bộ công an,
Tòa án, Viện Kiểm Sát và ngay cả trong Bộ Chính Trị nữa sẽ lộ diện?
Bóng ma thanh trừng nhân vật quyền lực thứ hai của Bắc Hàn là Chang
Song-thaek, đang lởn vởn ở Ba Đình – Hà Nội. Hy vọng con tàu ma
Vinashin, sẽ được trục vớt nay mai để lòi ra Dollar và quan chức phạm
tội chưa bị lộ.
Minh Quân.
8/1/2014.
No comments:
Post a Comment