Thứ Bảy 25.01.2014
Kính thưa quý thính giả, Một người
nổi tiếng về đạo đức, có khí phách của kẻ sĩ, đứng ra gánh vác việc núi
sông, là tấm gương sáng về lòng yêu nước thương dân của một vị đại thần,
được vua Tự Đức ban cho 4 chữ "Liêm, Bình, Cần, Cán" là Trong sạch,
Công bằng, Siêng năng và Tháo vát. Trong tiết mục "Danh nhân nước Việt"
tối hôm nay, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài "Hiệp Tá Đại Học Sĩ
Phan Thanh Giản" của Việt Thái qua sự trình bày của Tam Thanh.
Non nước tan tành, hệ bởi đâu?
Dàu dàu mây nước, cõi Ngao Châu.
Ba triều công cán, vài hàng sớ,
Sáu tỉnh cang thường, một gánh thâu.
Trạm Bắc ngày chiều, tin điệp vắng,
Thành Nam đêm quạnh, tiếng quyên sầu.
Minh sinh chín chữ, lòng son tạc,
Trời đất từ đây, mặc gió thu.
Tám câu trên nằm trong bài điếu văn đầy xúc động của nhà nho Nguyễn Đình Chiểu, khi hay tin cụ Phan Thanh Giản tuẫn tiết.
Cụ Phan Thanh Giản sinh năm 1796, cha là ông Phan Thanh Ngạn và mẹ là
bà Lâm Thị Búp cư trú tại làng Mù U, thuộc bãi Ngao (tức Ngao Châu),
thuở nhỏ sống trong cảnh nghèo nhưng hiếu thảo, học hành chăm chỉ.
-Năm 1825, cụ Phan thi Hương tại Gia Định, đỗ Cử nhân. Năm sau thi
Hội, Cụ đậu Tiến sĩ ở tuổi 30. Từ đấy, Cụ làm quan trải qua 3 triều vua
Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.
Triều vua Minh Mạng, Cụ được bổ làm Hàn lâm viện Biên tu, thăng Lang
trung bộ Hình. Sau đó, Cụ thuyên chuyển ra Nghệ An, Bình Thuận, Quảng
Nam. Vì thẳng thắn, dám nói nên bước đầu Cụ bị lận đận về đường công
danh, về sau mới được hạnh thông.
-Năm 1847, cụ Phan được vua Thiệu Trị giao chức Hình Bộ Thượng Thư.
-Năm 1851, vua Tự Đức đổi Cụ sang bộ Lại và cử làm Kinh lược sứ Nam kỳ.
-Năm 1853, Cụ làm Thượng thư Bộ Binh. Kế đến, giữ nhiệm vụ Tổng tài Quốc sử Quán, chủ biên bộ Thông giám Cương mục.
-Năm 1862, được cử vào Gia Định nghị hòa với Pháp.
-Năm 1863, được cử sang Pháp chuộc 3 tỉnh miền Đông.
-Năm 1865, sung chức Kinh lược sứ, đóng tại Vĩnh Long lo giữ 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.
-Đầu năm 1867, Thiếu tướng De La Grandiere đưa quân chiếm Mỹ Tho.
-Ngày 20/6/1867, Pháp đánh chiếm Vĩnh Long, yêu cầu Cụ gửi mật thư
cho thủ thành An Giang và Hà Tiên buông súng. Trước sức mạnh quân sự của
Pháp, biết không thể giữ thành và để tránh đổ máu nên cụ Phan quyết
định giao thành, không kháng cự với điều kiện là Toàn quyền Pháp phải
bảo đảm an toàn cho dân chúng.
Trong 5 ngày, quân Pháp chiếm toàn bộ 3 tỉnh miền Tây. Cụ tuyệt thực
suốt 17 ngày, rồi uống thuốc độc tự tử vào ngày 4/8/1867, hưởng thọ 72
tuổi.
Đền thờ cụ Phan Thanh Giản hiện ở ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, huyện
Ba Tri, Bến Tre. Và từ lâu, dân chúng ở vùng núi Ba Thê, thuộc huyện
Thoại Sơn, tỉnh An Giang vẫn xem Cụ là một vị thần hoàng. Ngoài ra, Cụ
còn được thờ tại Văn Thánh Miếu ở Vĩnh Long.
Cụ Phan Thanh Giản được 2 lần phong thần, một lần do vua Khải Định
phong tại Thủ Dầu Một, một lần do vua Bảo Đại phong tại Vĩnh Long.
Cụ Phan Thanh Giản được nhiều người kính trọng vì tính cương trực,
khẳng khái, hiếu nghĩa, thanh liêm. Nhưng đám cộng sản Trần Huy Liệu kết
tội Cụ là kẻ bán nước, nên sau khi cưỡng chiếm miền Nam năm 1975, tất
cả trường học và nhiều đường phố ở miền Nam Việt Nam mang tên Phan Thanh
Giản đã bị bạo quyền Cộng sản Việt Nam đổi tên.
Tại Cần Thơ, cộng sản đã hạ bảng tên trường trung học Phan Thanh Giản
để thay thế bằng cái tên Châu Văn Liêm và phá đổ tượng cụ Phan ở giữa
sân trường trung học lớn nhất và lâu đời nhất của miền Hậu Giang.
Những hành động này cho thấy bản chất thiếu hiểu biết về lịch sử và
quá khích, cực đoan của người cộng sản. Họ không hề biết rằng, cụ Phan
tự tử chết chứ không đầu hàng Pháp. Trước khi chết, Cụ còn dặn dò con
cháu phải kháng chiến chống Pháp và không được sống trong vùng bị Pháp
chiếm đóng.
Người cộng sản cũng không dám nhớ "đấng cha già" tên Hồ Chí Minh của
họ đã từng nạp đơn xin được học làm công chức cho Pháp. Và họ cũng quên
luôn việc Hồ Chí Minh chịu khó chờ đến nữa đêm, gõ cửa nhà bộ trưởng
thuộc địa Marius Moutet để được ký vào thỏa ước 6 Mars, cho quân Pháp
trở lại miền Bắc năm 1946. Nếu mang ra so sánh thì cụ Phan Thanh Giản có
lòng "yêu nước thương dân" gấp trăm lần Hồ Chí Minh, và gấp vạn lần tập
đoàn lãnh đạo Cộng sản Việt Nam "hèn với giặc, ác với dân" như hiện
nay.
Ít nhất thì Cụ Phan đã tuẫn tiết sau khi giao thành cho Pháp để cứu
dân thoát khỏi nạn binh lửa. Cụ đã giữ đúng tiết tháo của một sĩ phu
Việt trước cơn quốc nạn. Khí phách đó đã được nhiều tướng lãnh Việt Nam
Cộng Hòa kế tục, như Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê
Nguyên Vỹ và Phạm Văn Phú trong những ngày đen tối của tháng 4 năm
1975./.
No comments:
Post a Comment