Thursday, January 16, 2014

40 NĂM HẢI CHIẾN HOÀNG SA - AI ÁI QUỐC AI NGỤY QUYỀN GIỜ ĐÃ RÕ!

Thứ Năm, ngày 16.01.2014    
Nỗi đau mất Hoàng Sa 40 năm trước vẫn còn rỉ máu trong trái tim người dân Việt Nam chân chính. Còn người cộng sản chủ trương vô thần, vô gia đình, vô tổ quốc, nên họ đã gây ra biết bao tội ác cho dân tộc. Họ chứ không ai khác chính là "ngụy quyền" CSVN. Trong tiết mục Người dân tự quyết hôm nay, nời quý thính giả theo dõi bài 40 NĂM HẢI CHIẾN HOÀNG SA - AI ÁI QUỐC AI NGỤY QUYỀN GIỜ ĐÃ RÕ! Của Lý Trần Công qua sự trình bày của Hải Nguyên.
Ngày 19 tháng 1 năm 2014 là ngày đánh dấu kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa giữa quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)và kẻ thù truyền kiếp phương Bắc là Trung cộng. Cuộc hải chiến không cân sức ngày đó đã có 74 chiến sỹ VNCH trong đó có hạm trưởng Thiếu tá Ngụy Văn Thà đã chiến đấu và anh dũng hy sinh để bảo vệ lãnh thổ của tiền nhân.
Đã 40 năm trôi qua tuy Hoàng Sa đang tạm thời nằm trong tay Trung cộng, nhưng người dân Việt Nam dù ở trong hay ngoài nước, đều cảm nhận một nỗi đau mất mát to lớn khi một phần lãnh thổ bị rơi vào tay ngoại bang. Lời của tiền nhân như còn đang vang vọng đâu đây:
"Các người phải nhớ lời ta dặn
không để mất một tấc đất của tiền nhân để lại,
hãy đề phòng quân đại hán Trung Hoa!
Lời nhắn nhủ cũng là lời di chúc
cho muôn đời con cháu nước Nam ta."
(Trích Di chúc của Vua Trần Nhân Tông, 1258-1308).
Vâng, những người lính của miền Nam Việt Nam đã khắc ghi lời giáo huấn của tiền nhân ngay khi tuổi thơ còn ê a con chữ thuở cắp sách đến trường. Những trang sử oai hùng chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng, Bà Triệu. Danh tướng Lý Thường Kiệt. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn . Vua Lê Lợi, Hoàng đế Quang Trung, luôn ở trong tâm khảm của người lính VNCH. Sẽ là điều tủi hổ, nếu như kẻ hậu sinh không giữ được khí tiết anh hùng đầy kiêu hãnh của tiền nhân, trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Những người lính trong Quân lực VNCH đã tiếp nối bước chân của ông cha ta, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ bờ cõi và không khiếp sợ trước bất cứ thế lực ngoại bang nào. Nhưng cơ trời vận nước xoay chuyển, VNCH bị đồng minh Hoa Kỳ giữa đường bỏ rơi, ngay vào lúc sức cùng lực kiệt, đã tạo cơ hội cho bọn giặc Tàu tiến chiếm quần đảo Hoàng Sa. Ngày 11-1-1974, Trung cộng đơn phương tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Kèm theo những lời tuyên bố vô căn cứ, Trung Quốc phái nhiều tàu đánh cá võ trang và tàu chiến xâm nhập hải phận Hoàng Sa. Ngày hôm sau 12-1-1974, ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc đã cực lực bác bỏ luận điệu ngang ngược và lên án hành động xâm lăng gây hấn của Trung Quốc. Đồng thời, Bộ tư lệnh hải quân VNCH khẩn cấp tăng cường chiến hạm tuần tiễu tại vùng biển Hoàng Sa. Từ ngày 15 cho đến đêm 17 tháng 1 năm 1974, Trung cộng liên tục khuấy nhiễu, khiêu khích các tàu hải quân của Việt Nam Cộng Hòa. Trước diễn biến Trung cộng điều thêm chiến hạm cao tốc, Bộ tư lệnh hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã tăng cường khẩn cấp hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 và tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ-5 để phối hợp tác chiến cùng tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ16, và Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 đã ứng chiến trước đó. Sau cuộc đổ bộ của hải quân Việt Nam Cộng Hòa lên đảo Quang Hòa bất thành và chịu tổn thất về sinh mạng, thì đúng 10 giờ 24 phút sáng 19-1-1974, đại tá Hà Văn Ngạc sau khi nhận lệnh từ trung tâm hành quân tại Đà Nẵng, của phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, đã phát lệnh "Khai hỏa"bắn vào tàu bọn giặc xâm lược Trung cộng. Bị bất ngờ chiến hạm Trung cộng bị chịu tổn thất nặng, một bị chìm và một phải ủi lên bờ để khỏi chìm. Sau đó giặc Tàu với lực lương áp đảo đã phản công và quân lực Việt Nam Cộng Hòa chịu tổn thất khi tàu Nhật Tảo HQ10 cùng thiếu tá Ngụy Văn Thà đã vĩnh viễn nằm lại lòng biển sâu của Hoàng Sa thân yêu. Để bảo toàn lực lượng trước thế mạnh của giặc, hải quân VNCH đành phải rút khỏi Hoàng Sa trong nỗi uất hận dâng tràn. Tiếp sau đó Chính phủ VNCH ra tuyên cáo vào ngày 14.2.1974 sau khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa như sau:"Chừng nào còn một hòn đảo thuộc phần lãnh thổ ấy của VNCH bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chánh phủ và nhân dân VNCH còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chánh đáng của mình". Trong khi đó cộng sản Bắc Việt im lặng ủng hộ sự xâm lăng Hoàng Sa của Trung cộng...
Nỗi uất hận khi bị mất Hoàng Sa và sau này một phần Trường Sa vào tay Trung cộng của dân tộc ta mười, thì sự uất hận đó sẽ tăng lên cả trăm lần khi dân tộc này biết rõ rằng chính cộng sản Bắc Việt đã tiếp tay bán nước, dâng Hoàng – Trường Sa cho Trung cộng qua công hàm1958 để đổi lấy vũ khí cưỡng chiếm miền Nam, và làm nghĩa vụ quốc tế bành trướng chủ nghĩa cộng sản ra toàn vùng Đông Nam Á. Chưa hết qua hội nghị Thành Đô bí mật tại Trung cộng năm 1991, CSVN lại tiếp tục dâng đất, bán biển cho giặc Tàu. Năm 2000, quốc hội bù nhìn CSVN giơ tay hợp pháp hóa bán nước cho Trung cộng, và còn nhiều nữa những mật ước, thỏa thuận mà CSVN đã ký với Trung cộng, sau lưng dân tộc nhưng họ vẫn còn giấu diếm không công bố. Sự mù quáng, dốt nát và đầy tham vọng bất chấp hậu quả từ thời Hồ Chí Minh, cho đến những kẻ lãnh đạo cấp cao hiện nay, là bài học nhãn tiền cho những kẻ chẳng bao giờ đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, mà chỉ coi trọng quyền lợi của đảng, nên giờ đây việc mất đất đai, biển đảo của tiền nhân thì người dân Việt Nam quy kết tội bán nước cho CSVN là đúng. CSVN thường biện minh rằng công hàm năm 1958 không phải là hành vi bán nước, vậy họ sẽ trả lời sao đây khi ngày 7 tháng 5 năm 2009 Hà Nội nộp hồ sơ liên quan đến Vịnh Bắc bộ và Hoàng – Trường Sa cho Liên Hiệp Quốc, khi xem hải-đồ do Hà Nội vẽ, chúng ta sẽ thấy: 3/4 biển Hoàng Sa nằm trong hải phận Trung-quốc; 4/5 Trường Sa không còn trong hải phận Việt Nam... Hà Nội đã công khai vẽ hải-đồ và chính thức nộp cho LHQ. Trung Quốc sẽ dùng hải-đồ mà Việt Nam đã nộp LHQ để đàm phán thì Hoàng - Trường Sa đã mất về tay Trung cộng.
Kỷ niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa, người dân Việt Nam đã gọi 74 tử sỹ Việt Nam Cộng Hòa là anh hùng, và không quên gọi cộng sản Hà Nội là bọn "ngụy quyền" Lê Chiêu Thống bán nước hại dân. Tên tuổi của lãnh đạo cộng sản sẽ được lịch sử lưu xú vạn niên, và người đời nguyền rủa.
Lý Trần Công.
16/1/2014.

No comments:

Post a Comment