Thứ Năm, ngày 16.01.2014
Để củng cố quyền lực bất chính trên
đầu cổ nhân dân, đảng CSVN không những liên kết với những thành phần
côn đồ trong xã hội hầu hù dọa người dân, mà đảng còn liên kết với những
thành phần buôn bán nô lệ xuyên quốc gia để bóc lột sức lao động của
người dân khố rách áo ôm. Mời quý thính giả nghe phần Bình Luận của Việt
Chiến với tựa đề: "SỐNG GIỮA BẦY KỀN KỀN 'ĐỎ' VÀ NỖI ĐAU NÔ LỆ" sẽ được
Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
"Chúng em là những người mới tốt nghiệp đại học ở các trường đại học
Bách Khoa Đà Nẵng, Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên, Đại học Thành
Đô... và hiện nay là nạn nhân của đường dây buôn bán người tại Nhật
Bản... Hiện nay số lượng nạn nhân rất là lớn lên đến hàng ngàn
người...". Đây là trích đoạn một phần nội dung lá thư kêu cứu của các
nạn nhân trong một đường dây buôn bán người lao động sang Nhật Bản.
Nhìn lên bản đồ những quốc gia trên thế giới mà ở đó CSVN đã đưa
người đi làm lao nô xứ người bao gồm: Nga và các nước thuộc Liên Sô cũ,
các nước Châu Âu. Ở Đông Bắc Á có Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan. Ở Đông
Nam Á có Malaysia, Indonesia, Brunei, Cam-pu-chia, Lào... và một số nước
thuộc khu vực Bắc Phi – Trung Đông. Đặc biệt có vài nước thuộc châu Mỹ
La-tinh cũng có người Việt lao động. Từ năm 2001 đến nay, số lượng người
lao động Việt Nam bị bán ra ngoại quốc để làm lao công tăng lên đột
ngột, nhiều nhất tại ba thị trường Đài Loan, Malaysia và Nam Hàn. Tính
đến năm 2012, Việt Nam có khoảng 550,000 người lao động làm việc tại
nước ngoài, trong đó 85.650 người Việt đang lao động tại Đài Loan. Cục
Quản Lý Lao Động Ngoài Nước (có tên giao dịch quốc tế là Department of
Overseas Labour, viết tắt là DOLAB) trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội có các nhiệm vụ chính như: Thực hiện chiến lược, chương
trình, kế hoạch hàng năm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng. Ngoài ra tại mỗi quốc gia có người lao động
Việt Nam còn có các Ban Quản lý Lao Động tại địa phương. Lĩnh vực "xuất
khẩu lao động" không phải ai muốn là có thể tham gia, vì đây là miếng
mồi béo bở siêu lợi nhuận liên quan đến ngoại tệ và gắn kết chặt chẽ với
các quan chức chính phủ. Ở Việt Nam có gần 200 doanh nghiệp hoạt động
dịch vụ xuất khẩu lao động, trong đó khoảng 60% doanh nghiệp có 100% vốn
Nhà nước hoặc cổ phần có vốn Nhà nước chi phối, 40% doanh nghiệp còn
lại là các công ty vệ tinh được điều hành bởi người nhà của các quan
chức Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Các công ty này làm nhiệm vụ
giới thiệu, đào tạo, làm thủ tục đi nước ngoài, lo nơi định cư, giấy tờ,
hợp đồng lao động... cho người lao động. Chính phủ là nơi điều hành mọi
hoạt động xuất khẩu lao động, vậy họ sẽ trả lời ra sao khi tình trạng
buôn bán người lao động đang diễn ra trong hệ thống buôn người có tổ
chức của nhà nước CSVN?
Trước khi lên đường để tìm kiếm cơ hội đổi đời khi lao động ở nước
ngoài, theo lời tuyên truyền dụ dỗ của nhà nước, người đi lao động phải
cầm cố thế chấp, bán nhà cửa, vay mượn tiền với lãi suất cắt cổ cho ngân
hàng, v.v... để trả lệ phí môi giới và thế thân lên đến cả trăm triệu
đồng cho các công ty nhà nước. Khi cánh cửa máy bay khép lại sau lưng,
thì cánh cửa ngục tù nô lệ mở ra trước mắt người lao động. Những điều
khoản ghi trong hợp đồng lao động tự khắc chẳng còn ý nghĩa gì khi người
lao động đối diện trực tiếp với các ông chủ ngoại quốc. Giấy tờ hộ
chiếu của người lao động ngay tức khắc bị chủ thu giữ. Họ phải làm việc
không phải 8 tiếng mà là 12 đến 16 tiếng một ngày. Tiền lương, tiền làm
thêm giờ không được trả đúng, trả đủ mà còn bị ông bà chủ trừ hoặc quỵt
luôn. Người lao động bị xúc phạm nhân phẩm, bị đối xử tàn tệ như nô lệ,
bị đánh đập, bỏ đói, kể cả bị cưỡng bức tình dục nếu là nữ. Khi họ cầu
cứu đến công ty môi giới trong nước hay đại sứ quán Việt Nam ở nước sở
tại để mong nhận được sự bảo vệ, thì chỉ nhận được sự im lặng, thờ ơ
đáng sợ. Vạn bất đắc dĩ, họ phải trốn chạy nơi làm cũ và tìm chỗ làm mới
để kiếm thu nhập, trang trải gánh nặng nợ nần mà họ vay mượn trước khi
ra đi, thì lúc này đây, hợp đồng lao động lại lù lù xuất hiện, quy kết
họ tội bỏ trốn và đối diện với nghị định 95 để phạt họ số tiền lên đến
cả trăm triệu đồng, cũng như tịch thu số tiền thế thân của họ tại Việt
Nam. Chưa hết người lao động còn bị vùi dập đến mất mạng ở xứ người
trong nỗi niềm cay đắng, oan khiên, nhưng CSVN nào có đoái hoài gì đến
họ, khi đã vắt kiệt đồng xu cuối cùng trong túi những người lao nô xa
xứ. Những ngư phủ đánh cá cho chủ tàu Đài Loan, rồi mất mạng trên biển.
Những thanh niên bị tai nạn lao động trong các nhà máy ở Malaysia,
Indonesia. Những băng đảng người Việt câu kết với đại sứ quán Việt Nam
truy sát những người lao động do không có tiền đóng "thuế đen" ở Nga và
các nước Đông Âu. Những thanh thiếu niên được các công ty môi giới đưa
sang trồng cần sa ở Anh, Ba-lan, Canada bị cảnh sát bắt nhưng đại sứ
quán Việt Nam ở các nước đó làm ngơ hoặc chối bỏ. Những sinh viên mới ra
trường bị lừa sang Nhật làm thân nô lệ cả ngàn người như lá thư kêu cứu
ở phần đầu bài viết này, v.v...
"Xuất khẩu lao động" một mỹ từ rất kêu và cũng là miếng mồi béo bở để
cho lũ kền kền "đỏ" CSVN rúc rỉa máu thịt, xương tủy người lao động,
bất chấp đạo lý tình người, bởi hàng tỷ Dollar được đảng thu về hàng
năm. Vậy người lao động VN hãy chấm dứt nuôi lũ kền kền "đỏ" CSVN chuyên
ăn thịt xác chết này.
Nguyễn Việt Chiến.
No comments:
Post a Comment