Kính thưa quí thính giả, sau đây phóng viên Bảo Trân và Hướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong tuần qua
Bảo Trân: Thưa anh Hướng Dương và quý thính giả,bạo quyền cs VN luôn luôn theo dõi, rình mò để đàn áp các tôn giáo ngoài quốc doanh. Xin anh cho biết đại lễ kỷ niệm của Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ tại An Giang đã bị ngăn chận ra sao?
Hướng Dương:Vâng thưa chị và quý thính giả, các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở các tỉnh miền tây nam bộ không theo tổ chức đăng bạ với nhà nước đã bị ngăn cấm tập trung tổ chức đại lễ kỷ niệm 105 ngày sinh của đức Huỳnh Phú Sổ vào ngày 25/11 Âm lịch, tức ngày 25/12 Dương lịch.
Từ ngày 23/12, công an huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, đã lập chốt ở hai phía con đường dẫn vào trụ sở tạm thời của ban trị sự trung ương giáo hội Phật giáo Hòa hảo Thuần tuý ở xã Long Giang, để kiểm soát và hạn chế người qua lại.
Trước đó, công an đã đến và ra lệnh không cho tổ chức lễ Đản sanh, cấm dựng lễ dài, và cấm treo băng rôn có dòng chữ “Giáo hội Phật giáo Hòa hảo Thuần tuý.”
Ông Hà Văn Duy Hồ, hội trưởng giáo hội này và là người chịu trách nhiệm tổ chức lễ Đản sanh, cho biết năm nay huyện Chợ Mới thực hiện việc cấm đoán khắt khe hơn trước.
Ông Hồ cho biết bạo quyền Hà Nội đưa an ninh mặc thường phục xuống canh gác gần tư gia của các chức sắc của giáo hội vài ngày trước ngày lễ. Cá nhân ông bị giám sát nghiêm ngặt từ ngày 15/12.
Bảo Trân: Thưa anh Hướng Dương,bạo quyền cs VN dường như được Tàu cộng đẻ ra nên luôn luôn bắt chước Tàu cộng từ việc nhỏ nhất cho đến việc lớn là đàn áp xuyên quốc gia mà mới nhất là việc làm khó dễ người thân của cựu TNLT Phạm Thanh Nghiên tại VN. Xin anh cho biết chi tiết của việc này ra sao?
Hướng dương: Vâng,thưa chị,Cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên, người cùng gia đình sang tị nạn ở Hoa Kỳ từ tháng 4 năm ngoái, vừa lên tiếng tố cáo công an thành phố Hải Phòng đã sách nhiễu người thân của bà, chỉ ít ngày sau khi bà thay mặt ông Đỗ Nam Trung nhận giải thưởng Nhân quyền Việt Nam năm 2024.
Ông Trung là một trong ba khôi nguyên của giải thưởng do Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam trao năm nay ở thành phố Houston, tiểu bang Texas, vào ngày 15/12 vừa qua. Đến ngày 23/12, một công an phường Đông Hải 1 đi kèm với một sĩ quan an ninh đến nhà của gia đình chị ruột của bà đề nghị làm việc về hộ khẩu.
Tuy nhiên, một lúc sau đó viên an ninh lại quay sang hỏi về bà Nghiên như công việc và địa chỉ ở Mỹ, cũng như cuốn sách 'Những mảnh đời sau song sắt' bà viết hồi năm 2017. Sau khi làm việc, công an lập biên bản và yêu cầu người chị ký nhưng không đưa bản sao.
Bà Nghiên cho rằng đây là hình thức đàn áp xuyên quốc gia bằng cách gây áp lực lên người thân để buộc người đấu tranh phải câm lặng trước các bất công và vi phạm nhân quyền ở trong nước. Bà đoán rằng sự việc xảy ra có thể do bà thường xuyên đưa tin về các vụ vi phạm nhân quyền, cùng các bài viết chỉ trích Tổng Bí thư Tô Lâm.
Cần biết là bà Nghiên từng bị tuyên án 4 năm tù với cáo buộc "tuyên truyền chống phá chế độ” vào năm 2008. Bà cho biết đây là lần thứ hai người thân bà bị sách nhiễu từ khi bà qua Mỹ. Vào giữa tháng 4 năm ngoái, hai chị ruột đến nơi ở trọ của gia đình bà để thu dọn và trả lại căn nhà trọ, công an địa phương sau đó đến hạch sách và lập biên bản vì cho rằng đã giúp đỡ em gái.
Bảo Trân: Thưa anh Hướng Dương và quý thính giả, vấn đề của ông Y Quynh Buondap đã đi tới đâu rồi, thưa anh?
Hướng Dương: Thưa chị và quý thính giả, một toà án ở Bangkok ngày 25/12 đã kết án nhà hoạt động người Êđê Y Quynh Buondap mức án 6 tháng tù giam cùng khoản tiền phạt 6.000 bạt (4,5 triệu) vì vượt biên vào Thái Lan và cư trú không có giấy tờ hợp lệ, theo hãng tin AFP.
Ông Y Quynh, người bị Cảnh sát Thái Lan bắt giữ ngày 11/6 theo yêu cầu dẫn độ của Việt Nam, đưa gia đình nhập cảnh lậu vào Thái Lan từ đầu năm 2018, với lý do trốn chạy khỏi cuộc đàn áp tôn giáo ở Đắk Lắk, nơi bố mẹ ông vẫn còn đang sinh sống.
Ông sau đó được Văn phòng Cao uỷ Liên Hiệp Quốc về người tị nạn ở Bangkok công nhận và cấp quy chế người tị nạn.
Luật sư của ông, bà Nadthasiri Bergman, được AFP dẫn lời nói rằng “Phán quyết này chứng minh rằng luật pháp Thái Lan không xem xét đến sự an toàn của người tị nạn chính trị.”
Trên trang Facebook của mình, tổ chức phi chính phủ Quỹ Giao thoa Văn hoá (Cross Cultural Fund) có trụ sở ở Bangkok đưa tin ông Y Quynh bị kết hai tội “nhập cảnh trái phép” và “lưu trú không có giấy tờ hợp lệ” với mỗi tội bị án bốn tháng tù và phạt 6.000 bạt.
Tuy nhiên, do ông hợp tác và khai báo thành khẩn, nên toà giảm 1/3 hình phạt, do vậy ông chỉ bị án tổng cộng 160 ngày tù và phạt 8.000 bạt. Hơn nữa, do ông đã bị giam giữ gần 200 ngày nên không phải chịu phạt tiền (luật Thái Lan quy định mỗi ngày ở tù tương đương 500 bạt).
Hiện ông Y Quynh đang bị giam ở nhà tù Remand (Bangkok) vì vẫn trong quá trình xem xét khả năng bị trục xuất về Việt Nam.
Bảo Trân: Bảo Trân xin cảm ơn anh Hướng Dương đã giúp cho biết rõ thêm những tin VN quan trọng trong tuần qua. Kính chúc quý thính giả luôn được mạnh khỏe, an lành.
No comments:
Post a Comment