Friday, December 6, 2024

Trò mèo của Tô Lâm để giữ ghế TBT trong Đại hội Đảng lần thứ 14

Quan Điểm

Hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 25/11/2024 vừa qua, đã cách chức và khai tr hàng loạt các cấp lãnh đạo trong chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước. Sự kiện này nhằm gây dựng lại niềm tin của công chúng trong bối cảnh quá nhiều cán bộ tham nhũng làm mất uy tín đảng.

Mời quý thính giả theo dõi bài quan điểm của LLCQ với tựa đề Trò mèo của Tô Lâm để giữ ghế TBT trong Đại hội Đảng lần thứ 14qua giọng đọc của Hải Nguyên để chấm dứt chương trình phát thanh tối hôm nay.

Ngày 25/11/2024 vừa qua, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức một hội nghị bất thường nhằm xem xét kỷ luật và tinh gọn bộ máy nhà nước. Trong hội nghị này, các cựu Ủy viên Trung ương Đảng như Bùi Văn Cường (cựu Tổng Thư ký Quốc Hội), Nguyễn Văn Thể (cựu Bộ trưởng Giao thông Vận Tải) bị kỷ luật, ra khỏi vị trí Ủy viên Trung ương.Còn Phạm Văn Vọng, Ngô Đức Vượng và Nguyễn Doãn Khánh bị khai trừ khỏi Đảng do sai phạm trong việc quản lý tài sản công và lạm quyền.Một số cấp lãnh đạo khác cũng bị cách chức hoặc buộc rời khỏi vị trí Trung ương.

Tại hội nghị, TBT Tô Lâm nhấn mạnh rằng,(xin trích:việc tinh gọn bộ máy là ưu tiên hàng đầu nhằm cải cách thể chế, giải quyết những điểm nghẽn về cơ cấu.Hệ thống chính trị cần được tái cơ cấu để hoạt động hiệu quả hơn. Các cơ quan từ Trung ương đến địa phương sẽ được rà xét, giảm biên chế không cần thiết và tăng cường năng lực vận hành.hết trích)

Cũng theo các báo lề đảng, cuộc họp còn tập trung vào các khía cạnh tái khẳng định cam kết chống tham nhũng của Đảng.Cũng theo các tờ báo nàyviệc xét xửnày không chỉ nhằm làm trong sạch bộ máy mà còn bảo vệ tính chính danh và ổn định hệ thống chính trị trong bối cảnh tham nhũng ngày càng gia tăng.

Trong dịp này một lần nữa,ông Tô Lâm lạixác định cải cách hệ thống là "điểm nghẽn của các điểm nghẽn", nhấn mạnh rằng, sự cần thiết phải tinh giản các cơ quan cồng kềnh, không hiệu quả. Theo Tô Lâm,việc này bao gồm giảm biên chế và tổ chức lại cấu trúc để nâng cao hiệu suất.

Người cầm đầu đảng CSVN cũng nhấn mạnh làtrong quá khứ, các nỗ lực tinh giản bộ máy nhà nước đãkhông đạt được kết quả, và lần này, ông Lâm cam kết thực hiện một cách quyết liệt hơn, ông nói: (xin trích:Hội nghị là bước chuẩn bị cho các thay đổi cơ cấu trước Đại hội Đảng lần thứ 14, diễn ra vào năm 2026,được xem là cơ hội để thiết lập nền tảng chính trị bền vững hơn cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong tương lai.hết trích).

Qua những sự kiện vừa nêu cho thấy,có vẻ như với sự lãnh đạo của Tô Lâm, đảng CSVN đã thể hiện một sự chuyển biến lớn trong cách tiếp cận của Đảng đối với việc quản lý và cải cách, trong đó ưu tiên tính minh bạch và hiệu quả hơn trong hệ thống lãnh đạo.

Hội nghị tập trung đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, được ban hành trước đây để tái tổ chức cơ cấu. Nghị quyết này nhấn mạnh mục tiêu xây dựng hệ thống chính trị "tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" từ trung ương đến cơ sở.

Từ khi lên năm quyền Tổng Bí Thư, Tô Lâm đã phát độngchiến dịch này, vì cho rằng mình đã có kinh nghiệm trong việc cải cách trong ngành công an khi còn là Bộ trưởng, giúp giảm số lượng cơ quan và vị trí lãnh đạo.Trong bài phát biểu, ông còn nhấn mạnh rằng, hệ thống chính trị hiện nay đang phải đối mặt với những "điểm nghẽn" lớn, đòi hỏi sự cải cách quyết liệt hơn bao giờ hết.

Sau hội nghị, Đảng CSVN sẽ tiếp tục tổ chức các buổi họp tại địa phương và các cơ quan,để triển khai và giám sát việc thực hiện các nghị quyết, ngõ hầu đánh giá lại các biện pháp cụ thể để hoàn thành bộ máy và cơ cấu tổ chức, dự trù sẽ được tiến hành song song với các chương trình nghị sự quan trọng khác trong thời gian tới.

Đây không phải là lần đầu tiên, các tay đầu sỏ đảng CSVN đưa ra những kế hoạch như tinh giản bộ máy cai trị, triệt hạ tham nhũng.v.v. Từ thời Nguyễn Văn Linh sau đại hội kỳ VI của Đảng năm 1986, vấn đề gánh nặng “song trùng hệ thống” đã được đặt ra. Ngay cả Nghị quyết số 18-NQ/TW mà Hội nghị bất thường vừa bàn thảo cũng đã ban hành từ ngày 25/10/2017, tức cách đây hơn 7 năm. Thế nhưng đâu vẫn hoàn đấy, nếu không muốn nói là bộ máy cai trị ngày càng phình to.

Tương tự, cái gọi là “quốc nạn tham nhũng” đã được nhắc đến từ thời TBT Đỗ Mười, tức đã hơn 35 năm. Dù vậy, ngày nay, tham nhũng vẫn được xem là hiểm họa hàng đầu làm sụp đổ chế độ.

Sự thất bại của đảng CSVN trong nỗ lực “tinh giản” cơ cấu điều hành, cũng như triệt hạ tệ nạn tham nhũng đều phát sinh từ một nguyên nhân độc nhất. Đó là chế độ độc tài đảng trị trong đó đảng CSVN là chủ nhân ông đất nước tuyệt đối và vĩnh viễn. Vì đứng ngoài và đứng trên luật pháp, tập đoàn lãnh đạo đảng tự tung, tự tác, bao che cho nhau, dung hòa và chia chác quyền lực và bổng lộc.

Vì vậy, chừng nào mà đảng CSVN còn là chủ nhân ông đất nước thì chừng đó việc bàn thảo “tinh giản cơ cấu” hoặc “tận diệt tham nhũng” chỉ là trò mị dân

hầutạo niềm tin để Tô Lâm giữ ghế TBT trong kỳ Đại hội Đảng lần thứ 14 mà thôi!

Xin cám ơn quý thính giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment