Thưa quý thính giả,
Sư đoàn 22 bộ binh được xem là một trong những sư đoàn thiện chiến của Quân lực VNCH. Sau khi tư lệnh sư đoàn là Đại tá Lê Đức Đạt tự sát tại chiến hào ở mặt trận Dakto - Tân Cảnh vào mùa hè đỏ lửa năm 1972. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Đại tướng Cao Văn Viên liền chọn một vị Đại tá thanh liêm, can đãm và có biệt tài về quân sự lên thay thế. Vị Đại tá này đã chỉ huy nhiều cuộc phản công, gây khiếp sợ cho sư đoàn Sao Vàng của quân Bắc Việt.
Trong chuyên mục “Danh nhân nước Việt” tuần
này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Thiếu
tướng Phan Đình Niệm”
của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để chấm dứt
chương trình phát thanh tối hôm nay.
Tướng Phan Đình Niệm sinh năm 1931 trong một gia đình trung lưu tại Thừa Thiên (Huế). Thời niên thiếu, ông học tại trường tiểu học và trung học tại Huế. Năm 1950, ông lấy bằng Tú tài bán phần trong chương trình Pháp tại Huế.
Thi hành lệnh động viên, tháng 6 năm 1951, ông nhập ngủ và thụ huấn khóa 4 (Lý Thường Kiệt) tại trường Võ bị Liên quân Đà Lạt. Mãn khóa mang cấp bậc Thiếu úy, về bộ binh giữ chức Trung đội trưởng.
-Cuối năm 1952, thăng cấp Trung úy lên chức Đại đội trưởng.
-Tháng 10 năm 1953, thăng cấp Đại úy, được bổ nhiệm chức Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 708.
-Năm 1956, thăng cấp Thiếu tá, nhận chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 47, thuộc Sư đoàn Khinh chiến 16.
-Năm 1963, thăng cấp Trung tá, được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 135 Địa phương, đồn trú tại Thủ Đức
-Năm 1965, ông thuyên chuyển về Sư đoàn 25, giữ chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 49 đóng tại Bến Lức, Long An. Đến tháng 11, thăng cấp Đại tá, thuyên chuyển về Sư đoàn 10 nhận chức Tư lệnh phó.
-Đầu năm 1971, được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn, kiêm Chỉ huy trưởng Huấn khu Dục Mỹ.
-Năm 1972, nhận chức vụ Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Tiểu khu Quảng Đức. Đến tháng 4 năm 1972, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 22 BB. Sư đoàn có danh hiệu Trấn Sơn Bình Hải. Đến ngày 1/11, thăng cấp bậc Chuẩn tướng.
Vào tháng 2 năm 1972, cộng sản Bắc Việt chuyển quân ồ ạt vào vùng Cao Nguyên với cấp sư đoàn, cùng chiến xa hạng nặng và trọng pháo, nhằm tấn công nhằm dứt điểm chiến lược, nơi Bộ tư lệnh Tiền phương Sư đoàn 22 BB trấn đóng tại Tân Cảnh, Đắc Tô, để tiến quân vào Nam. Bộ tư lệnh Tiền phương Sư đoàn 22 BB trở thành Bộ chỉ huy Hành quân của Sư đoàn đã chống trả mãnh liệt, đẩy lui nhiều đợt tấn công của cộng quân.
-Ngày 23/4/1972, với chiến thuật “tiền pháo hậu xung” và “biển người”, Sư đoàn 2 CSBV phối hợp với chiến xa, trọng pháo và đặc công đồng loạt tấn công căn cứ Tân Cảnh. Đến ngày 24/4/1972, do thời tiết quá xấu nên các phi vụ không yểm và tiếp tế đạn dược không thể thực hiện. Quân phòng thủ thiếu đạn dược nên vòng đai bị địch quân tràn ngập. Đại tá Lê Đức Đạt tự sát tại chiến hào vào lúc 5 giờ 45 chiều ngày 24/4/1972.
-Ngày 28/4/1972, Đại tá Phan Đình Niệm nhận nhiệm vụ, ông tái tổ chức toàn bộ sư đoàn 22 với sự điều phối của Bộ Tổng tham mưu và Bộ tư lệnh Quân đoàn II. Và chỉ trong vòng 2 tháng, các Trung đoàn của sư đoàn, cùng Pháo binh, Thiết giáp, Công binh, Quân y .v.v. đã được bổ sung quân số đầy đủ để phản công, với phương châm do ông đề ra: “Quân nhân sư đoàn 22 bộ binh cùng ăn cùng ngủ, cùng sống chết với nhau”.
Sau đó Sư đoàn 22 đã tái chiếm 3 quân Hoài Ân, Hoài Nhơn và Tam Quan ở phía Bắc Bình Định, gây thiệt hại nặng nề cho quân Bắc Việt, đồng thời tái lập lưu thông trên Quốc lộ 1 từ Bồng Sơn đến Quảng Ngãi. Và những trận kịch chiến tiếp theo gây thiệt hại nặng cho 3 sư đoàn cộng sản Bắc Việt trong 2 năm 1973 và 1974.
-Ngày 31/3, Chuẩn tướng Phan Đình Niệm bị thương được chuyển ra biển, lên Bệnh viện Hạm Hát Giang điều trị trên hải trình về Sài Gòn.
-Ngày 24/4, ông được Tổng thống Trần Văn Hương ký cho thăng cấp Thiếu tướng tại mặt trận.
-Ngày 30/4, ông và gia đình di tản ra khỏi VN. Sau đó, được định cư tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.
-Ngày 19/12/2005, ông từ trần tại California, Hoa Kỳ.
*****
Từ khi Cộng sản Bắc Việt tiến hành cuộc xâm lăng miền Nam VN, biết bao chiến sĩ của Quân Lực VNCH đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ miền Nam VN, với tâm nguyện hy sinh để con cháu được sống còn. Người dân miền Nam luôn tri ân và tưởng nhớ đến công lao của họ.
Đến nay, đã gần 50 năm ngày cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam, VN vẫn còn chìm trong tăm tối, người dân sống khắc khoải, khổ sở trong gông xiềng của bạo quyền cộng sản. Nỗi đau thương và bất hạnh khi sống dưới chế độ độc tài này không bút mực nào tả xiết.
Mặc dù, Thiếu tướng Phan Đình Niệm đã về cõi vĩnh hằng, nhưng tên tuổi người anh hùng vẫn còn vang vọng trong tâm khảm của mọi người. Lịch sử dân tộc ghi đậm tên ông, một cấp chỉ huy sống hết lòng với đồng đội và chiến đấu bằng danh dự của chính mình.
Nghiêm chào vĩnh biệt người con ưu tú của đất nước Việt Nam.
Cầu xin Hồn Thiêng Sông Núi của Tổ Quốc Việt Nam phù trợ, ban cho con dân nước Việt niềm tin làm sức mạnh và quyết tâm, để đồng tâm hiệp lực vùng lên lật đổ chế độ độc tài phi nhân, viết nên trang sử mới vẻ vang dân Việt.
No comments:
Post a Comment