Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Hoàng Ân & Bá Cơ trình bày sau đây.
1/ BÁO ĐỘNG VỀ TÌNH TRẠNG VN GIA TĂNG ĐÀN ÁP TÔN GIÁO
Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Mỹ vào hôm qua 12/12 ra thông cáo báo động về tình trạng đàn áp đang gia tăng đối với các nhóm độc lập tại Việt Nam, bao gồm Phật giáo của người Khmer Krom, Tin Lành của người Thượng, đạo Cao Đài và những nhóm đạo khác.
Ông Stephen Shneck, chủ tịch ủy ban nói trên,lên án việc nhà cầm quyền Việt Nam nhắm mục tiêu vào các nhóm tôn giáo độc lập. Thông cáo của ông cho biết là 5 nhà sư Khmer Krom đã bị kết án từ 2 năm đến 6 năm tù. Ngoài ra các tín đồ của giáo phái Cao Đài và những tín đồ theo đạo Tin Lành ở Tây nguyên tiếp tục bị sách nhiễu.
Cần biết là vào hôm 26/11, bạo quyền tỉnh Vĩnh Long đã bỏ tù 9 nhà sư và Phật tử người Khmer Krom với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do và dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước". Việc xét xử và kết án những người Khmer Krom này đã vấp phải những phản đối từ cộng đồng quốc tế ngay sau đó.
Mới đây nhất, vào ngày 6/12, hai mục sư Tin Lành người Ê-đê cho biết họ đã bị tấn công bằng súng vào vào đầu tháng này. Họ cho biết thường xuyên bị công an địa phương gây khó dễ trong thời gian qua vì đứng đầu nhóm Tin Lành tư gia độc lập.
Theo thông cáo báo chí mới của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế, cơ quan này trong những năm gần đây đã quan sát thấy tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam ngày một xuống dốc khi bạo quyền gia tăng đàn áp các nhóm tôn giáo độc lập bao gồm các nhóm mà đảng CSVN cho là “đạo lạ” hay “tà đạo”.
Chính vì thế, kể từ năm 2002, ủy ban nói trên đã liên tục kêu gọi chính phủ Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo.
Viện kiểm sát tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố Luật sư Trần Đình Triển về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ. Nếu bị truy tố, ông Triển sẽ lãnh mức án tù cao nhất là 7 năm.
Tin trên được cho biết vào ngày 12/12.Luật sư Trần Đình Triển 65 tuổi là một người nổi tiếng trên mạng với những bài viết về chính trị và xã hội.Ông cũng nổi tiếng vì tham gia bào chữa cho một số vụ án đối lập và bảo vệ người nghèo trước đây.
Theo cáo trạng của viện kiểm sát, Luật sư Trần Đình Triển vào năm 2013 đã lập một trang Facebook mang tên Trần Đình Triển để đăng tải các bài viết có nội dung chỉ trích hệ thống tòa án ở Việt Nam. Có nghĩa là 11 năm qua, ông Triển đã liên tiếp tố cáo những bất công và lem nhem của các tòa án tại VN, nhưng đến tháng 5 vừa qua thì ông mới bị đe dọa sẽ bị bắt giữ.
Vụ bắt giữ luật sư Trần Đình Triển, trưởng văn phòng luật sư Vì Dân ở Hà Nội, xảy ra vào đầu tháng 6 vừa qua, cùng với việc bắt giữ nhà báo nổi tiếng Huy Đức, tên thật Trương Huy San. Thông tin bắt giữ hai người này được lan truyền trên mạng xã hội trước khi bộ công an chính thức công bố việc bắt giữ hai người vào ngày 7/6.
Vào ngày 8/7 vừa qua, bộ công an cho biết việc truy tố và bắt giam hai người được thực hiện hôm 1/6. Cả hai đều bị công an cáo buộc “lợi dụng quyền tự do và dân chủ”.
Hiện cả hai trang Facebook cá nhân của nhà báo Huy Đức và Luật sư Trần Đình Triển đều không còn được tìm thấy trên Facebook.
3/ THỦ PHẠM VỤ TẤN CÔNG TÌNH DỤC TẠI NEW ZEALAND LÀ CÔNG AN VN
Vào hôm qua 12/12 Thủ tướng Christopher Luxon của New Zealand đã cung cấp thêm thông tin về thủ phạm trong vụ tấn công tình dục diễn ra ở nước này vào tháng 3 năm 2024 là công an VN.
Ông Luxon cho biết là trước ghi gây án, hai người này đã tới một Học viện Cảnh sát ở gần thủ đô Wellington để gặp gỡ các sĩ quan địa phương. Tuy nhiên danh tính của hai quan chức người Việt này hiện vẫn chưa được công bố.
Thông tin trên được đưa ra trong cuộc họp báo của thủ tướng New Zealand diễn ra vào hôm qua, tại thủ đô Wellington.Trước đó một ngày, báo chí New Zealand đã đăng tải kết luận điều tra vụ án tấn công tình dục xảy ra vào ngày 4/3, với nạn nhân là hai phụ nữ trẻ tuổi làm nghề phục vụ tại một nhà hàng Việt Nam.
Một trong hai nạn nhân mới 19 tuổi khi sự việc diễn ra, cho báo chí biết cô đã bị quan chức người Việt chuốc rượu, ép vào tường và sờ mó trái ý muốn. Cô cũng nghi ngờ là mình đã bị đánh thuốc mê.
Thủ phạm chính là hai quan chức Việt Nam, thuộc đoàn tiền trạm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong khuôn khổ chuyến thăm diễn ra vào tháng 3 năm nay.Chính phủ New Zealand cũng cho biết hai thủ phạm đã rời khỏi nước này trước khi bị lần ra danh tính nên việc bắt giữ không thể diễn ra.
Luật pháp New Zealand cho phép phạt tù tới bảy năm đối với các tội liên quan đến xâm hại tình dục.Việt Nam và New Zealand hiện không có hiệp ước dẫn độ song phương, khiến việc yêu cầu dẫn độ trở nên bất khả thi.
Tuy nhiên phía nạn nhân đang thúc giục chính phủ New Zealand làm mọi cách để yêu cầu bạo quyền Việt Nam phải giao nộp người.
4/ VN LÀ NƯỚC GIAM GIỮ NHIỀU PHÓNG VIÊN NHẤT THẾ GIỚI
Việt Nam là một trong 10 nước đang giam giữ nhiều phóng viên nhất thế giới với 38 phóng viên hiện đang bị bắt giam, theo con số thống kê mới được công bố của tổ chức Phóng viên Không biên giới.
Trong báo cáo tổng kết năm 2024, được công bố vào ngày 12/12 về tình trạng các nhà báo bị giết hại, giam giữ, bắt làm con tin và mất tích, tổ chức này cho biết tình trạng các nhà báo bị tấn công trong năm 2024 đã lên đến mức báo động, đặc biệt là ở các vùng có xung đột như ở Gaza, Trung Đông, nơi có nhiều nhà báo bị giết nhiều nhất.
Theo thống kê của Phóng viên Không biên giới, kể từ tháng 10 năm ngoái đến nay, hiện có 550 phóng viên trên toàn thế giới đang bị cầm tù, tăng hơn 7% so với năm ngoái.
Việt Nam không nằm trong danh sách các nước có các nhà báo bị giết hại, bắt làm con tin hay mất tích nhưng vẫn thuộc danh sách các nước giam giữ nhiều nhà báo nhất, cùng với các nước khác như Trung Cộng, Miến Điện, Do Thái, Nga và Iran.
Trong số 550 nhà báo đang bị giam giữ, có 244 nhà báo đã bị kết án tù và 8 người bị giam giữ tại gia.Trong báo cáo mới nhất, Phóng viên Không biên giới cũng nêu trường hợp điển hình ở Việt Nam là nhà báo Huy Đức, người bị chính quyền bắt giữ hôm 1/6 ngay sau khi ông công bố những bài viết của mình về những bất ổn chính trị trong nước. Trang Facebook của ông với 350 ngàn người theo dõi cũng bị xóa bỏ sau đó.
Trong báo cáo về tự do báo chínăm 2024 được tổ chức nói trên công bố vào tháng 5 năm nay, Việt Nam bị xếp vào nhóm bảy nước có ít tự do báo chí nhất thế giới, xếp hạng 178 trong tổng số180 nước.
No comments:
Post a Comment