Tuyên truyền phỉnh gạt và bạo lực sắt máu là các phương tiện mà đảng csVN tận dụng để cướp chính quyền và bảo vệ độc quyền thống trị đất nước.
Trong
chuyên mục ĐẤT NƯỚC ĐỨNG LÊN hôm nay, kính mời quý thính giả cũng theo dõi bài
viết “TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG NGHĨA BIẾN BAN TUYÊN GIÁO THÀNH GÓT CHÂN ACHILLES CỦA csVN”của tác giả CHÁNH THÀNH đăng trong trang nhà VIỆT NAM THỜI
BÁO, qua giọng đọc của Khánh Ngọc sau đây.
Chính sách tuyên truyền của Ban Tuyên giáo csVN những năm nay đã có nhiều thay đổi theo tính cực đoan, gây chia rẽ dân tộc nặng nề. Nhất là giai đoạn gần đây, csVN phát động chiến dịch sơn cờ đỏ lên nóc nhà, bôi nhọ cờ vàng tại Bảo tàng Lịch sử, giáo viên quay video xé cờ vàng và kích động giới trẻ tấn công các trường đại học Hoa Kỳ hoặc các quỹ do Hoa Kỳ tài trợ.
Đáng chú ý là những chiến lược này diễn ra sau khi ông Nguyễn Trọng Nghĩa lên làm Trưởng Ban Tuyên giáo (BTG) thay ông Võ Văn Thưởng. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa mang hàm thượng tướng quân đội. Giai đoạn 2012-2021 ông này có 9 năm giữ ghế Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị trong quân đội csVN dưới trướng Lương Cường (ông Cường là Chủ nhiệm Tổng cục này từ năm 2016 tới 2024).
Tướng Nghĩa chính là cha đẻ của Lực lượng 47 (lực lượng đấu tranh trên không gian mạng) và Bộ Tư lệnh 86 (Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng) của quân đội csVN. Từ lúc hai lực lượng này ra đời thì các mạng xã hội Việt Nam hầu như bị thao túng toàn bộ. Tin giả tràn ngập khắp nơi với luận điệu chung là bảo vệ chế độ, bên vực quan chức tham nhũng và hệ thống chính trị quan liêu; xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ chế độ Việt Nam Cộng Hoà (VNCH). Cùng với đó là việc tấn công, chỉ trích nền dân chủ phát triển Tây Phương, và ba nước dân chủ vùng Đông Á là Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan.
Căn nguyên của chính sách tuyên truyền thù địch này có lẽ đến từ mối thù do phía VNCH đã hạ sát cha mẹ của Nguyễn Trọng Nghĩa, vì hai vợ chồng này bị phát hiện đã tiếp tay cho cộng sản khủng bố người dân miền Nam Việt Nam. Theo thông tin lý lịch thì Nguyễn Trọng Nghĩa quê ở Tiền Giang. Gia đình ông Nghĩa là cơ sở nuôi giấu cán bộ cộng sản, tổ chức mạng lưới giao liên hoạt động ngầm tại miền Nam.
Khi Nguyễn Trọng Nghĩa được 4 tuổi thì cơ sở cách mạng nuôi giấu cán bộ của gia đình ở trong rừng bị lộ vì bị chỉ điểm, cha ông Nghĩa bị bắn chết tại chỗ. 5 năm sau, cơ sở cách mạng lại bị lộ, mẹ ông Nghĩa bị giết và để lại 7 người con đều đang tuổi vị thành niên. Sau đó ông Nghĩa được người cô nuôi dưỡng và đi theo cô của mình làm giao liên cho cộng sản. Tới năm 17 tuổi thì Nguyễn Trọng Nghĩa nhập ngũ và ra biên giới phía Bắc chiến đấu.
Cũng vì hoàn cảnh khó khăn này mà Nguyễn Trọng Nghĩa là người ít học nhất trong số những người đứng đầu BTG csVN từ đầu thế kỷ 21 tới nay. Giai đoạn những năm 2000 tới 2021 thì tất cả những người đứng đầu BTG Trung ương đều là giới sĩ phu.
Như nhà văn Nguyễn Khoa Điềm (Trưởng ban Tư tưởng – Văn Hoá trung ương 2001-2006, tiền thân của BTG) tốt nghiệp Đại học Sư Phạm Hà Nội. Giáo sư Đỗ Nguyên Phương (ban Khoa giáo Trung ương 2002-2007, tiền thân của BTG) từng là Phó Hiệu trưởng đại học Y Hà Nội.
Trưởng Ban Tuyên giáo từ 2011-2016 là Tô Huy Rứa có bằng tiến sỹ Triết học tại Liên Xô. Kế nhiệm ông Rứa là Đinh Thế Huynh (2011-2016) có bằng phó tiến sỹ Báo chí tại Đại học Tổng Hợp Quốc Gia Lomonosov, Liên Xô), từng là tổng biên tập báo Nhân Dân. Nhiệm kỳ 2016-2021 thì Trưởng Ban Tuyên Giáo là Võ Văn Thưởng, tốt nghiệp đại học chính quy và cũng là thạc sỹ Triết học hệ chính quy tại đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn.
Chỉ tới 2021, khi Nguyễn Trọng Nghĩa lên thì mới có một tướng lãnh quân đội đứng đầu BTG. Nhìn lại hồ sơ học vấn của ông Nghĩa thì ông này hầu như chỉ học hệ bổ túc văn hoá, tại chức, vừa học vừa làm. Có lẽ vì từ nhỏ đã không có cha mẹ giáo dục, lớn lên sống giang hồ phiêu bạc, rồi tới năm 17 tuổi đã nhập ngũ thì thời gian học cũng không chỉnh chu. Theo hồ sơ công khai thì Nguyễn Trọng Nghĩa học tại chức chuyên ngành Triết học tại Đại học Tuyên giáo Trung ương từ năm 1989 tới 1993. Rồi lại học tại chức chuyên ngành Quốc tế học tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (từ 1996 tới 1999).
Nhìn lại hai thập niên đầu thế kỷ 21, chính sách tuyên truyền của csVN đã có nhiều thay đổi với cái nhìn cởi mở về Hoa Kỳ và Tây Phương; nằm thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng cường hoà nhập vào thế giới. Một phần thì csVN cũng tìm cách công nhận VNCH là một chính thể để tìm cách giành lại Hoàng Sa, Trường Sa từ tay Trung Cộng.
Nhưng tới khi Nguyễn Trọng Nghĩa lên đứng đầu BTG thì mọi thứ thay đổi hoàn toàn. Vừa dốt đặt cán mai, vừa có mối thâm thù đại hận với chế độ VNCH thì không khó hiểu khi các chính sách tuyên truyền mà ông này đưa ra đều rất ấu trĩ một cách tiêu cực như vậy. BTG bây giờ dần trở thành gót chân Achilles của csVN, khi mặc nhiên lật tẩy chính sách ngoại giao cây tre hai mặt của csVN. Bề ngoài thì nịnh Hoa Kỳ và những người VNCH hải ngoại để xin tiền đầu tư, tiền kiều hối. Bên trong thì công kích, bôi nhọ, lợi dụng chủ nghĩa dân tộc cực đoan để kích động thù hận. Một phần thì csVN cũng tìm cách công nhận VNCH là một chính thể để tìm cách giành lại Hoàng Sa, Trường Sa từ tay Trung Cộng./.
No comments:
Post a Comment