Sự kiện: Ngày đầu năm ai cũng trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp trong năm mới. Trong văn thơ trào phúng Việt Nam lại có những lời chúc mang tính châm biếm để bày tỏ những chuyện trái tai gai mắt trong xã hội….
Kịch Bản
HS – Chúc mừng năm mới quí thinh giả của đài PT/DLSN, chúc mừng năm mới anh BC và chị MN.
BC- Happy New Year – Chức mừng năm mới anh HS, chị MN. Chúc mọi người được khỏe mạnh, an vui, hạnh phúc, thành công trong năm mới 2021.
MN- MN chúc mừng năm mới anh BC anh HS. Chúc hai anh và gia đình được mọi điều may mắn. MN chúc chung chung như vậy, nhưng MN muốn biết hai mong muốn điều gì nhất trong năm 2021 này?
HS- Cảm ơn MN, hôm nay ngày đầu năm dương lịch, thế giới bước sang năm mới, ai ai cũng mong năm 2021 sẽ tốt đẹp hơn năm cũ. Nên lời chúc nào cũng đáng quí cả, còn mỗi người mỗi nhà lại có nhu cầu riêng, có hoàn cảnh riêng, thật khó mà nói rõ từng điều mình muốn được.
BC- BC rất thực tế, nên muốn chúc cho bà con ta ở trong nước đứng lên dẹp tan đảng CS độc tài thối nát, để người dân có được tự do dân chủ, thì đất nước mới giàu mạnh được. Từ đó những điều tốt đẹp sẽ lần lượt đến với mọi nhà mọi người, chứ cứ như hiện nay thì VN ta càng ngày càng lụn bại thôi!
MN- Hoan hô anh BC, chắc bà con ta ở trong nước ai cũng mong như thế cả, nghe các thông tin chỉ toàn thấy nói đến chào mừng đại hội 13, nào là toàn đảng toàn dân, nào là sắp xếp nhân sự, nói đến là phát ghét à.
HS- Ôi thôi, cái xã hội ở nước ta hôm nay, bề ngoài xem có vẻ hào nhoáng vậy đấy, nhưng đi sâu vào thì ở trong nó “thúi um” à. Nói ra sợ làm mất vui ngày đầu năm của thính giả, chứ thật ra tâm trạng của người dân hôm nay nó giống như hai câu đối của ông Tú Xương nói cách nay cả trăm năm rồi:
“Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo
Nhân tình trắng thế lại bôi vôi”.
BC- Đúng vậy, dân mình đã nghèo xác nghèo xơ rồi, nhưng đảng thì cứ tưng từng đốt pháo mừng vui. Chúng tạo sự chia rẽ phân hóa làm suy yếu sức mạnh của dân tộc để dễ bề khống chế, ấy thế mà lại sơn lên một màu trong sáng che đậy cái xấu xa thối nát đấy thôi. Câu đối thật hay thật tuyệt.
MN – Ờ mà sao anh HS hôm nay lại cao hứng nhắc đến nhà thơ trào phúng Tú Xương vậy nhỉ? Ngoài câu đối anh vừa đọc, anh có còn bài nào zui zui đọc lên để làm quà đầu năm cho thính giả, chứ cứ nói hoài chuyện thời sự chính trị, sao nó nặng nề quá. Có phải Tú Xương tức Trần Tế Xương phải không?
HS- Ý kiến ấy hay. Đúng vậy Tú Xương tức là Trần Tế Xương sinh ngày 5/9/1870 mất ngày 29/1/1907) ở tuổi 37 còn rất trẻ. Vậy để HS lấy tập thơ của Tú Xương ra, chúng ta đọc với nhau mấy câu cũng thật là thú vị đấy. Có lẽ bài thơ trào phúng Năm Mới Chúc Nhau của Tú Xương có phần nào thich hợp trong hoàn cảnh xã hội lúc này.
BC- Mở đầu là 4 câu chúc thọ, ai cũng mong được sống trăm tuổi, khổ nỗi sống lâu thì rụng răng không nhai trầu được, nên Tú Xương đi buôn cối giã trầu để kiếm sống qua ngày vào cái thời “củi châu gạo quế” lúc đó:
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối,
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.
MN- Chúc thọ rồi đến chúc giầu sang phú quí, tiền rừng bạc bể, không còn chỗ chất chứa, phần rơi rụng cũng đủ nuôi những đàn gà, người nghèo trong xã hội đi lượm của rơi cũng sống được qua ngày.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu?
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc,
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.
HS- Chúc sống lâu giàu có tiền rừng bạc bể thì chưa đủ, giàu sang còn phải có danh giá quyền uy nữa chứ. Những lời chức sau sao nó khớp cảnh mua quan bán tước ở nước ta hôm nay quá vậy?
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
Đứa thì mua tước, đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.
BC- Lời chúc quen thuộc ta thường nghe: “Đa tử, đa tôn, đa phú quí” thì đúng rồi, nhưng ở đây hình như Tú Xương nói tiên tri thì phải, vì đông con nhiều cháu, đất chật người đông, thì họ kéo nhau lên núi lên non xây biệt phủ lâu đài nguy nga tráng lệ, điều này người bình dân làm sao nghĩ tới, phải không?
Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp, người đông đúc,
Bồng bế nhau lên nó ở non.
MN- Mấy câu kết của bài này để lộ rõ sự khinh ghét coi thường đám tham quan ô lại của tác giả. Cũng may là ông sống vào thời Pháp Thuộc cách đây hơn trăm năm rồi, nên không bị nhà nước bắt tội “xúc phạm lãnh đạo”, chứ như ngày nay thì Tú Xương không bị lôi ra xử bắn thì cũng bị đánh cho mềm xương, rồi ngồi bóc lịch dài dài trong ngục thất chứ chẳng chơi đâu:
Bắt chước ai ta chúc mấy lời:
Chúc cho khắp hết ở trong đời.
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước,
Sao được cho ra cái giống người.
HS- Đúng thế, đọc mấy câu thơ ấy để thấm thía cho cái tâm trạng của Tú Xương trước thời cuộc lúc ấy. Tâm trạng đó cũng là tâm trạng của nhiều kẻ sĩ trong nước hôm nay, khi phải chứng kiến những cảnh chướng tai gai mắt mà không biết làm sao thay đổi được. Thật bàng buồn.
BC- Tóm lại, bài thơ Năm Mới Chúc Nhau của Tú Xương, thật là thấm thía ý nhị, chẳng thế mà khi Tú Xương mất, Nguyễn Khuyến, người sinh trước ông 35 năm, nhưng lại mất sau ông 2 năm, đã đề 2 câu đối như một lời tiếc nuối đến ngàn sau:
“Kìa ai chín suối Xương không nát
Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn”.
MN- Một lần nữa Chúc Mừng năm mới đết tất cả mọi người….
No comments:
Post a Comment