Làm tay sai cho chế độ bạo tàn, “vắt chanh bỏ vỏ”, giết hại dân tộc thì hậu quả là được vứt sọt rác khi hết xài được.
Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết có tựa đề: “Thân phận tay sai” của Người Buôn Gió sẽ được Quê Hương trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay.
Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức đưa về Việt Nam đã phát sinh ra
nhiều thứ khiến dư luận phải suy nghĩ. Từ tầm quan hệ ngoại giao quốc tế
đến những mối quan hệ trong nội bộ cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam.
Dư luận đã có nhiều phân tích xoay quanh các vấn đề như vậy.
Ở bài viết này xin đưa thêm phần về những kẻ tay sai đã giúp cộng sản Việt Nam thực hiện vụ bắt cóc này.
Người thứ nhất là quan chức đại sứ quán Việt Nam tại Đức ông Nguyễn
Đức Thoa, là quan chức ngoại giao của chế độ CSVN, ông Thoa chỉ bị trục
xuất về nước, ông ta không có gì là buồn. Trước sau thì ông ta cũng hết
nhiệm kỳ và phải trở về nước. Cú trục xuất này không ảnh hưởng nhiều đến
ông Thoa, việc trục xuất ông Thoa chỉ có tính chất tượng trưng về mặt
uy tín của chế độ Việt Nam.
Nhưng số phận của hai kẻ liên quan không phải là cán bộ Việt Nam trong vụ này mới thật hẩm hiu. Đó là Hồ Ngọc Thắng và Nguyễn Hải Long.
Nhưng số phận của hai kẻ liên quan không phải là cán bộ Việt Nam trong vụ này mới thật hẩm hiu. Đó là Hồ Ngọc Thắng và Nguyễn Hải Long.
Nguyễn Hải Long sinh sống tại Praha của Séc làm dịch vụ chuyển tiền.
Cảnh sát Đức, Séc xác định Long là người thuê chiếc xe đã bắt cóc Trịnh
Xuân Thanh. Ngày 12 tháng 8 Nguyễn Hải Long bị cảnh sát Séc bắt giữ và
giao cho Đức theo lệnh bắt giữ của toàn án tôi cao liên bang Đức vì hai
tội làm gián điệp và bắt cóc người.
Với hai tội danh này, người ta ước đoán nêú xét xử Nguyễn Hải Long sẽ chịu mức án tù khá dài. Từ khi Nguyễn Hải Long bị bắt đến giờ, phía nhà cầm quyền Việt Nam không hề có một thái độ nào lên tiếng, bênh vực hay can thiệp cho công dân của mình hay ”người” của mình.
Với hai tội danh này, người ta ước đoán nêú xét xử Nguyễn Hải Long sẽ chịu mức án tù khá dài. Từ khi Nguyễn Hải Long bị bắt đến giờ, phía nhà cầm quyền Việt Nam không hề có một thái độ nào lên tiếng, bênh vực hay can thiệp cho công dân của mình hay ”người” của mình.
Nguyễn Hải Long đang ở độ tuổi 46, độ tuổi mà người đàn ông vào thời
điểm cần có nhất trong gia đình để làm trụ cột. Anh ta đã đánh đổi cuộc
sống của gia đình mình với cái giá rẻ mạt là những lời khen của chế độ
cộng sản Việt Nam. Lẽ ra anh ta có cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, yên bình
với gia đình tại Praha, nhưng vì những lời ma mị nào đó của chế độ
CSVN, anh ta đã làm một việc phạm pháp mà mục đích chỉ làm hài lòng sự
tức tối của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cái giá mà đất nước Việt
Nam trả cho vụ Trịnh Xuân Thanh không hề nhỏ, cái giá mà Nguyễn Hải Long
trả quá lớn so với anh ta. Giờ anh ta ở trong tù, những kẻ sai khiến và
nhờ vả anh ta làm việc khiến anh ta vào tù không hề có thái độ quan tâm
gì. Chúng như không biết gì đến anh. Chẳng có bài báo nào gọi anh là
người tình báo vĩ đaị, người chiến sĩ cách mang đã dũng cảm hy sinh cuộc
sống cả gia đình để phụng sự công cuộc chống tham nhũng của đảng CSVN.
Chúng coi anh như vô vàn người Việt phạm tội trộm cắp, buôn thuốc lá
lậu, đưa người lậu bị Đức bắt được mà thôi.
Có lẽ bây giờ Nguyễn Hải Long và vợ con anh ta thấm thía nỗi đau này hơn cả.
Còn Hồ Ngọc Thắng thì sao? Nỗi ê chề và nhục nhã của Hồ Ngọc Thắng
không có gì sánh nổi. Bởi tính chất ngạo mạn, khoe khoang bấy lâu nay .
Thắng thường xuyên khoe mình là chuyên viên luật, làm công chức trong bộ
máy hành chính của Đức. Thắng liên tục viết bài chỉ trích, chê bai nước
Đức trên báo Nhân Dân, tờ báo lớn nhất của đảng CSVN mỗi năm ngốn 60 tỷ
tiền ngân sách. Sự cống hiến của Thắng cho đảng CSVN được coi trọng,
Thắng được nhận bằng khen từ trưởng ban tuyên giáo trung ương, uỷ viên
bộ chính trị Đinh Thế Huynh, giải thưởng từ tổng biên tập báo Nhân Dân,
uy viên trung ương đảng Thuận Hữu.
Thắng là của hiếm của chế độ cộng sản trong việc tuyên tryền, có gì
quý hơn một kẻ làm cho Đức , ăn lương Đức, sống nhờ trên nước Đức mà lại
ca ngợi chế độ cộng sản Việt Nam, lên án Đức đã sai trái khi đòi nhân
quyền và tự do ở Việt Nam. Làm được việc cho cộng sản VN như thế, Thắng
được những cấp cao nhất trong đảng phụ trách về tuyên truyền khen ngợi.
Thắng lên mây trong mắt bạn bè ở Việt Nam như môt vị anh hùng.
Hồ Ngọc Thắng đã để lại vết thương lòng cho gia đình y, cho con cái y
trên đất Đức. Không có lý lẽ nào để bảo vệ những việc hắn làm, nếu y
cho rằng đó là lý tưởng khiến ý phải làm thì lý tưởng ấy phản lại ý
tưởng con cái hắn, những công dân Đức đang sống trên nước Đức.
Chắc chắn Hồ Ngọc Thắng đang sống trong cảnh ê chề với mọi người
chung quanh hắn, gia đình hắn và đồng nghiệp và hàng xóm của hắn. Hàng
ngày hắn lên gân trên Facebok của mình để che đậy sự ê chề này, một cách
yếu ớt và đáng thương. Lúc này báo chí của đảng, các quan chức đã từng
khen ngợi hắn đều dửng dưng trước nỗi đau mà hắn đang phải gánh. Đảng
cộng sản coi hắn như một kẻ cơ hội, muốn nịnh bợ đảng để được chút danh,
và đảng CSVN đã ban cho hắn cái danh đó bằng những tấm bằng khen, những
hình ảnh tiếp đón mỗi lần về nước. Đảng CSVN không dại gì đứng ra bảo
vệ hay lên tiếng trước những mất mát ê chề mà Hồ Ngọc Thắng đang gánh.
Những kẻ như Hồ Ngọc Thắng, Nguyễn Hải Long còn có rất nhiều ở châu
Âu, chúng luôn xun xoe quanh những quan chức Việt Nam để mong được lời
sai bảo, để thực hiện cung cúc và đổi được lời khen hoặc những tấm giấy
mời dự những sự kiện do sứ quán tổ chức, chúng dùng những hình ảnh đó
loè với đồng bào chúng là những người có vai vế, có quan hệ. Chúng sẵn
sàng mạt sát, phỉ báng mảnh đất mà chúng tìm mọi cách để trốn vào đó và
bám lại để đổi được chút hư danh mà đảng CSVN ban cho chúng. Thân phận
tự nguyện làm tay sai như chúng khi có sự việc gì xảy ra, chỉ chúng và
gia đình chúng gánh chịu cùng với nỗi nhục nhã ê chề cho con cái chúng
phải gánh theo.
Tấm gương của Hồ Ngọc Thắng và Nguyễn Hải Long sẽ là lời cảnh tỉnh
cho những kẻ đang sống bám xứ người ta nhưng muốn làm tay sai cho chế độ
CSVN kiếm chút hư danh. Sự bội bạc và ngoảnh măt làm ngơ của chế độ
CSVN cho dư luận thấy quan hệ giữa những kẻ này chỉ mang tính trục lợi
lẫn nhau, không có tình nghĩa hay lý tưởng nào trong đó hết, đó mới thực
sự thể hiện bản chất quan hệ của giống loài cộng sản với nhau.
Mối quan hệ và cách hành xử của chế độ CSVN với Hồ Ngọc Thắng, Nguyễn
Hải Long cũng cho người dân Việt đang sống ở nước ngoài hết ngộ nhận về
vị thế những kẻ tay sai lăng xăng quanh các cán bộ sứ quán Việt Nam.
Giờ họ nhận ra rằng chúng không phải là nhân vật quan trọng, người có
vai vế mà chỉ là những kẻ tay sai thời vụ, lúc yên lành thì trưng ảnh ăn
nhậu, bắt tay, cờ hoa rượụ lộng lẫy. Đến lúc bị sao mới ê chề nhục
nhã phận tôi đòi. Thân phận tay sai để kiếm chút hư danh là vậy. Bài học
của những tên như Hồ Ngọc Thắng, Nguyễn Hải Long sẽ làm những kẻ khác
phải ngẫm nghĩ, dù chúng không bị bắt hay đuổi việc, nhưng chúng cũng
không còn huênh hoang tự hào khoe khoang quan hệ với cán bộ cộng sản
nữa.
Khi một người dân chủ bị bắt, những người cùng chí hướng lên tiếng
vận động đòi thả tự do, lên tiếng bênh vực thì bị những kẻ như Hồ Ngọc
Thắng, Nguyễn Hải Long chửi bới, mạt sát. Như Hồ Ngọc Thắng đã nhiều lần
chỉ trích người Đức đã đòi tự do cho Nguyễn Văn Đài. Nay đến lượt chúng
bị đồng chí của chúng, cấp trên của chúng, tổ chức của chúng đối xử với
chúng thế nào?
Chỉ có một từ – nhục nhã. Với thân phận tay sai cho chế độ cộng sản, chỉ có nhục nhã là xứng đáng thôi.
Người Buôn Gió
Chỉ có một từ – nhục nhã. Với thân phận tay sai cho chế độ cộng sản, chỉ có nhục nhã là xứng đáng thôi.
Người Buôn Gió
No comments:
Post a Comment