Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc gặp Đại sứ Đức ở Cần Thơ
Hôm 27/9/2017, Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp Đại sứ Cộng Hòa Liên Bang Đức tại Việt Nam, ông Christian Berger bên lề một hội nghị về biến đổi khí hậu ở Cần Thơ. Tại cuộc tiếp xúc này, ông Phúc cho rẳng: “Việt Nam luôn coi Đức là đối tác tin cậy, quan trọng hàng đầu ở châu Âu”. Ông Phúc hoan nghênh và đánh giá cao Đại sứ tham dự Hội nghị, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ Đức đối với tiến trình phát triển bền vững của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.Còn Đại sứ Christian Berger bày tỏ mong muốn Chính phủ hai nước “tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn” cho nhân dân hai nước.
Ngoài ra, sáng 26/9, ông Vương Đình Huệ tiếp bà Lucia Bergfeld, Bí thư thứ Nhất, Tham tán phát triển của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam bên lề hội nghị ở Cần Thơ. Ông Vương Đình Huệ cũng đã có một cuộc tiếp xúc nhà ngoại giao Đức để bàn về ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu, nhưng không rõ hai bên có nói về rạn nứt ngoại giao hiện nay hay không.
Tình trạng căng thẳng ngoại giao giữa Đức và VN từ khi VN cho mật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngày 23/7/2017 vẫn chưa được cải thiện.Vì vậy bản tin ông Phúc gặp đại sứ Đức tại Cần Thơ được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam, sau khi Đức tuyên bố tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược với Hà Nội.
Hội nghị phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long ở Cần Thơ
Trong hai ngày 26 và 27 tháng 9, 2017, tại thành phố Cần Thơ đã diễn ra Hội nghị với chủ đích thảo luận về vấn đề phát triển bền vững cho Đồng bằng Sông Cửu Long, ứng phó với biến đổi khí hậu. Hội nghi qui tụ rất nhiều nhà khoa học, chuyên gia kinh tế, Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc cùng các quan chức cao cấp của các bộ, ngành liên quan. Trong hội nghị, ông Phúc tuyên bố rằng sẽ huy động số tiền một tỉ đô la Mỹ để giúp vùng đất này phát triển bền vững trong vài năm tới. Ngoài ra các quan chức của hai bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, và Bộ Tài nguyên & Môi trường cũng đưa ra những biện pháp như cấm phá 63 ngàn hectare rừng ngập mặn, dù dưới bất cứ lý do gì, phát triển việc trồng trọt và chăn nuôi trên vùng nước lợ, nghiên cứu việc điều chỉnh hạn điền,… trong đó đáng chú ý là sẽ để cho người dân và doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, nhà nước làm chuyện định hướng.
Đồng bằng Sông Cửu Long đã biến đổi từ vùng đất phì nhiêu trù phú trước đây, trở thành vùng đất chết vì ô nhiễm, ngập mặn, sạt lở.Một nền văn hóa vùng sông nước Miền nam đang bị phá vỡ, một thách đố lớn cho cả Việt Nam.
Ngoại trưởng Mỹ sang Trung Cộng thảo luận vấn đề Bắc Hàn
Theo nguồn tin chính thức từ bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Ngoại Trưởng Rex Tillerson sẽ sang Bắc Kinh để thảo luận với giới lãnh đạo Trung Cộng về căng thẳng đang xảy ra ở Bán Đảo Triều Tiên và quan hệ thương mại Mỹ – Trung Cộng. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho hay chuyến đi sẽ kéo dài 3 ngày, từ 28 đến 30 tháng Chín, còn nhắm mục đích sửa soạn cho chuyến viếng thăm Bắc Kinh mà Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ thực hiện vào đầu tháng Mười Một tới đây.
Trung Cộng đóng cửa các công ty Bắc Hàn tại nước này
Để tỏ thái độ hưởng ứng lệnh trừng phạt Bắc Hàn của Liện Hiệp Quốc đối với vụ thử hạt nhân lần thứ sáu của nước này, Bắc Kinh vừa yêu cầu các công ty của Bắc Hàn hoạt động ở Trung Cộng, kể cả các công ty liên doanh Trung Cộng – Bắc Hàn cũng sẽ buộc phải đóng cửa, muộn nhất là vào cuối tháng 1/2018. Trung Cộng là đồng minh lớn duy nhất của Bình Nhưỡng, đã cấm buôn bán các mặt hàng dệt may và hạn chế nhập khẩu dầu của Bắc Hàn. Tuy nhiên theo Reuters, trong tháng Tám 2017, Trung Cộng đã mua 1 triệu 600 ngàn tấn than của Bắc Hàn, cho dù trước đó Bắc Kinh tuyên bố sẽ không mua than của Bình nhưỡng, thực hiện đúng lệnh trừng phạt mà Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ban hành đối với Bắc Hàn.
Campuchia khánh thành đập thủy điện lớn nhất trên sông Mekong
Hôm 26/9/2017 bất chấp những quan ngại của các tổ chức bảo vệ môi trường. Đập thủy điện Hạ Sesan 2 trên một nhánh quan trọng của sông Mekong, đã được Thủ tướng Campuchia Hun Sen khánh thành. Đây là đập thủy điện lớn nhất của Campuchia và cũng gây nhiều tranh cãi nhất.Đập thủy điện có công suất 400 megawatt, trị giá 800 triệu đô la này, dự kiến sẽ bắt đầu phát điện trước cuối tháng 11 năm 2017, và toàn bộ đập sẽ đi vào hoạt động đầy đủ vào năm 2018.Đây là một dự án liên kết giữa các tập đoàn năng lượng Hydrolancang của Trung Cộng, EVN của Việt Nam và Royal Group của Campuchia. Dự kiến các nhà đầu tư sẽ được quyền khai thác dự án trong 40 năm trước khi chuyển giao lại cho chính phủ Campuchia.Trong bài diễn văn tại lễ khánh thành, ông Hun Sen nói dự án này sẽ giúp làm giảm giá thành sản xuất điện ở Campuchia, đồng thời giúp nước ông tiến đến mục tiêu, là đưa tất cả các thôn làng hòa vào lưới điện quốc gia trước năm 2022. Ông cũng cho rằng: “Không có sự phát triển nào mà không gây tác động đến môi trường, Chỉ là tác động nhiều hay ít mà thôi.”
Tình trạng hàng loạt các đập thủy điện được xây trên dòng sông Mekong, đang góp phần vào những tác hại to lớn mà Việt Nam ở hạ nguồn phải gánh chịu.
Các bộ trưởng quốc phòng ASEAN sẽ ra ‘tuyên bố nhất quán’ về Biển Đông
Tin từ thủ đô Manila hôm 28/9/2017 cho biết: Bộ trưởng quốc phòng các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á, gọi tắt là ASEAN, dự liệu sẽ ra một “tuyên bố nhất quán” về Biển Đông tại một hội nghị vào tháng tới.
Bộ trưởng Quốc phòng nước đang làm chủ tịch luân phiên ASEAN, ông Delfin Lorenzana của Philippines, hôm thứ Năm 28/9 đã phát biểu như trên tại cuộc họp báo ở Manila, theo báo Inquirer.
Bộ trưởng Lorenzana nói: “Chúng tôi sẽ đưa ra một tuyên bố, và một giải pháp cho các vấn đề mâu thuẫn trên Biển Đông. Hy vọng đó là tuyên bố nhất quán của các nước ASEAN.”
Philippines sẽ chủ trì Hội nghị bộ trưởng quốc phòng của 10 nước ASEAN, gọi tắt là ADMM, và hội nghị ADMM cộng với 8 đối tác đối thoại, gọi tắt là ADMM-Cộng, trong hai ngày 23 và 24 tháng 10 tại thành phố Clark, thuộc tỉnh Pampanga, nằm về hướng bắc của thủ đô Manila.
Tám đối tác đối thoại tại hội nghị ADMM Cộng là Australia, Trung Quốc, Ấn Ðộ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Mỹ.
Bộ trưởng quốc phòng Philippines nói: “Tại hội nghị an ninh cấp cao quan trọng này, chúng tôi sẽ thảo luận về những vấn đề quan tâm chung. Vấn đề hàng đầu tất nhiên là khủng bố.Vấn đề thứ nhì là ma túy. Chúng ta ở trong khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai, do đó quản lý thảm họa cũng sẽ được thảo luận.”
Bộ trưởng Lorenzana cũng bày tỏ hy vọng rằng hội nghị cũng sẽ bàn về các mối de dọa đến hòa bình và an ninh của khu vực.
Hôm 27/9/2017, Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp Đại sứ Cộng Hòa Liên Bang Đức tại Việt Nam, ông Christian Berger bên lề một hội nghị về biến đổi khí hậu ở Cần Thơ. Tại cuộc tiếp xúc này, ông Phúc cho rẳng: “Việt Nam luôn coi Đức là đối tác tin cậy, quan trọng hàng đầu ở châu Âu”. Ông Phúc hoan nghênh và đánh giá cao Đại sứ tham dự Hội nghị, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ Đức đối với tiến trình phát triển bền vững của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.Còn Đại sứ Christian Berger bày tỏ mong muốn Chính phủ hai nước “tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn” cho nhân dân hai nước.
Ngoài ra, sáng 26/9, ông Vương Đình Huệ tiếp bà Lucia Bergfeld, Bí thư thứ Nhất, Tham tán phát triển của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam bên lề hội nghị ở Cần Thơ. Ông Vương Đình Huệ cũng đã có một cuộc tiếp xúc nhà ngoại giao Đức để bàn về ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu, nhưng không rõ hai bên có nói về rạn nứt ngoại giao hiện nay hay không.
Tình trạng căng thẳng ngoại giao giữa Đức và VN từ khi VN cho mật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngày 23/7/2017 vẫn chưa được cải thiện.Vì vậy bản tin ông Phúc gặp đại sứ Đức tại Cần Thơ được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam, sau khi Đức tuyên bố tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược với Hà Nội.
Hội nghị phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long ở Cần Thơ
Trong hai ngày 26 và 27 tháng 9, 2017, tại thành phố Cần Thơ đã diễn ra Hội nghị với chủ đích thảo luận về vấn đề phát triển bền vững cho Đồng bằng Sông Cửu Long, ứng phó với biến đổi khí hậu. Hội nghi qui tụ rất nhiều nhà khoa học, chuyên gia kinh tế, Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc cùng các quan chức cao cấp của các bộ, ngành liên quan. Trong hội nghị, ông Phúc tuyên bố rằng sẽ huy động số tiền một tỉ đô la Mỹ để giúp vùng đất này phát triển bền vững trong vài năm tới. Ngoài ra các quan chức của hai bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, và Bộ Tài nguyên & Môi trường cũng đưa ra những biện pháp như cấm phá 63 ngàn hectare rừng ngập mặn, dù dưới bất cứ lý do gì, phát triển việc trồng trọt và chăn nuôi trên vùng nước lợ, nghiên cứu việc điều chỉnh hạn điền,… trong đó đáng chú ý là sẽ để cho người dân và doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, nhà nước làm chuyện định hướng.
Đồng bằng Sông Cửu Long đã biến đổi từ vùng đất phì nhiêu trù phú trước đây, trở thành vùng đất chết vì ô nhiễm, ngập mặn, sạt lở.Một nền văn hóa vùng sông nước Miền nam đang bị phá vỡ, một thách đố lớn cho cả Việt Nam.
Ngoại trưởng Mỹ sang Trung Cộng thảo luận vấn đề Bắc Hàn
Theo nguồn tin chính thức từ bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Ngoại Trưởng Rex Tillerson sẽ sang Bắc Kinh để thảo luận với giới lãnh đạo Trung Cộng về căng thẳng đang xảy ra ở Bán Đảo Triều Tiên và quan hệ thương mại Mỹ – Trung Cộng. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho hay chuyến đi sẽ kéo dài 3 ngày, từ 28 đến 30 tháng Chín, còn nhắm mục đích sửa soạn cho chuyến viếng thăm Bắc Kinh mà Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ thực hiện vào đầu tháng Mười Một tới đây.
Trung Cộng đóng cửa các công ty Bắc Hàn tại nước này
Để tỏ thái độ hưởng ứng lệnh trừng phạt Bắc Hàn của Liện Hiệp Quốc đối với vụ thử hạt nhân lần thứ sáu của nước này, Bắc Kinh vừa yêu cầu các công ty của Bắc Hàn hoạt động ở Trung Cộng, kể cả các công ty liên doanh Trung Cộng – Bắc Hàn cũng sẽ buộc phải đóng cửa, muộn nhất là vào cuối tháng 1/2018. Trung Cộng là đồng minh lớn duy nhất của Bình Nhưỡng, đã cấm buôn bán các mặt hàng dệt may và hạn chế nhập khẩu dầu của Bắc Hàn. Tuy nhiên theo Reuters, trong tháng Tám 2017, Trung Cộng đã mua 1 triệu 600 ngàn tấn than của Bắc Hàn, cho dù trước đó Bắc Kinh tuyên bố sẽ không mua than của Bình nhưỡng, thực hiện đúng lệnh trừng phạt mà Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ban hành đối với Bắc Hàn.
Campuchia khánh thành đập thủy điện lớn nhất trên sông Mekong
Hôm 26/9/2017 bất chấp những quan ngại của các tổ chức bảo vệ môi trường. Đập thủy điện Hạ Sesan 2 trên một nhánh quan trọng của sông Mekong, đã được Thủ tướng Campuchia Hun Sen khánh thành. Đây là đập thủy điện lớn nhất của Campuchia và cũng gây nhiều tranh cãi nhất.Đập thủy điện có công suất 400 megawatt, trị giá 800 triệu đô la này, dự kiến sẽ bắt đầu phát điện trước cuối tháng 11 năm 2017, và toàn bộ đập sẽ đi vào hoạt động đầy đủ vào năm 2018.Đây là một dự án liên kết giữa các tập đoàn năng lượng Hydrolancang của Trung Cộng, EVN của Việt Nam và Royal Group của Campuchia. Dự kiến các nhà đầu tư sẽ được quyền khai thác dự án trong 40 năm trước khi chuyển giao lại cho chính phủ Campuchia.Trong bài diễn văn tại lễ khánh thành, ông Hun Sen nói dự án này sẽ giúp làm giảm giá thành sản xuất điện ở Campuchia, đồng thời giúp nước ông tiến đến mục tiêu, là đưa tất cả các thôn làng hòa vào lưới điện quốc gia trước năm 2022. Ông cũng cho rằng: “Không có sự phát triển nào mà không gây tác động đến môi trường, Chỉ là tác động nhiều hay ít mà thôi.”
Tình trạng hàng loạt các đập thủy điện được xây trên dòng sông Mekong, đang góp phần vào những tác hại to lớn mà Việt Nam ở hạ nguồn phải gánh chịu.
Các bộ trưởng quốc phòng ASEAN sẽ ra ‘tuyên bố nhất quán’ về Biển Đông
Tin từ thủ đô Manila hôm 28/9/2017 cho biết: Bộ trưởng quốc phòng các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á, gọi tắt là ASEAN, dự liệu sẽ ra một “tuyên bố nhất quán” về Biển Đông tại một hội nghị vào tháng tới.
Bộ trưởng Quốc phòng nước đang làm chủ tịch luân phiên ASEAN, ông Delfin Lorenzana của Philippines, hôm thứ Năm 28/9 đã phát biểu như trên tại cuộc họp báo ở Manila, theo báo Inquirer.
Bộ trưởng Lorenzana nói: “Chúng tôi sẽ đưa ra một tuyên bố, và một giải pháp cho các vấn đề mâu thuẫn trên Biển Đông. Hy vọng đó là tuyên bố nhất quán của các nước ASEAN.”
Philippines sẽ chủ trì Hội nghị bộ trưởng quốc phòng của 10 nước ASEAN, gọi tắt là ADMM, và hội nghị ADMM cộng với 8 đối tác đối thoại, gọi tắt là ADMM-Cộng, trong hai ngày 23 và 24 tháng 10 tại thành phố Clark, thuộc tỉnh Pampanga, nằm về hướng bắc của thủ đô Manila.
Tám đối tác đối thoại tại hội nghị ADMM Cộng là Australia, Trung Quốc, Ấn Ðộ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Mỹ.
Bộ trưởng quốc phòng Philippines nói: “Tại hội nghị an ninh cấp cao quan trọng này, chúng tôi sẽ thảo luận về những vấn đề quan tâm chung. Vấn đề hàng đầu tất nhiên là khủng bố.Vấn đề thứ nhì là ma túy. Chúng ta ở trong khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai, do đó quản lý thảm họa cũng sẽ được thảo luận.”
Bộ trưởng Lorenzana cũng bày tỏ hy vọng rằng hội nghị cũng sẽ bàn về các mối de dọa đến hòa bình và an ninh của khu vực.
No comments:
Post a Comment