Siêu bão số 10 tại các tỉnh miền Trung khiến ít nhất 6 người chết
Theo báo cáo sơ bộ của các tỉnh miền Trung, tính đến thời điểm này, cả nước đã có 6 người chết, hàng trăm nghìn ngôi nhà bị sập đổ, bị tốc mái. Hàng nghìn cột điện bị bão quật ngã gây tình trạng mất điện trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày. Hàng chục nghìn hécta lúa màu bị ngập nước, nhiều đập thuỷ lợi bị sạt lở, hàng nghìn hécta ao hồ nuôi trồng thủy sản bị ngập, cá tôm mất hết. Các cột phát sóng của các đài phát thanh, truyền hình của các hệ thống Internet bị gãy đổ, khiến các phương tiện thông tin, liên lạc bị tê liệt. Nhiều quốc lộ và đường xá bị ngập nước khiến giao thông nhiều nơi bị trở ngại hàng tuần. Học sinh các cấp phải nghỉ học từ chiều thứ năm 14/9. Nhiều nơi bị lũ quét, vùng núi thì bị sạt lở đất, vùng trũng thì bị ngập úng. 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình bị thiệt hại nặng nề nhất.
Một siêu thị điện máy tại Hà nội bị hỏa hoạn do chạm điện
Khoảng 1 giờ đêm ngày 16/9, một vụ cháy lớn do bị chập điện đã xảy ra tại siêu thị Thành Đô thuộc phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân – Hà Nội. Diện tích đám cháy rộng khoảng 300m2, nhưng không bị thiệt hại về người. 8 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường dập lửa, nhờ đó khoảng hơn 2 giờ sáng, đám cháy đã bị khống chế. Tại hiện trường, toàn bộ tường gạch, mái tôn của siêu thị bị đổ sập chôn vùi nhiều tài sản bên trong.
Cháy lớn tại Khu công nghiệp Tân Bình
Khoảng 6 giờ 30 tối ngày 16/9, một tòa nhà 6 tầng của Công ty may Thành Công, thuộc Khu công nghiệp Tân Bình, ở số 36, Tây Thạnh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Sàigòn đã bốc cháy dữ dội, bắt đầu từ kho chứa vải. Do chứa nhiều vật liệu dễ cháy nên lửa đã bùng lên và lan rộmh nhanh chóng khiến cột khói lên cao hàng mấy chục mét có thể nhìn thấy từ rất xa. Lực lượng chữa cháy đã khống chế được đám cháy vào 9 giờ tối hôm ấy. Tuy nhiên, toàn bộ tòa nhà đã bị thiêu rụi, mái tôn sụp đổ, may mắn là không có ai bị thương vong.
Thêm 200.000 cử nhân thất nghiệp trong năm 2017
Báo Vietnam.net thứ bảy 16/9 đăng cuộc phỏng vấn với ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội. Ông này cho biết: năm 2017 có khoảng 200.000 cử nhân thất nghiệp. Rất nhiều cử nhân, thạc sĩ đã tốt nghiệp nhiều năm vẫn chưa có việc làm, hoặc phải làm trái ngành được đào tạo. Hiện có hơn 100.000 cử nhân đang phải làm những công việc không cần trình độ. Nguyên nhân là số người theo học tại đại học, cao đẳng nhiều hơn hẳn so với bậc trung cấp và sơ cấp. Đằng khác, việc tư vấn giới thiệu việc làm và hướng nghiệp chưa được tốt, họ không nắm được các doanh nghiệp đang cần loại lao động nào, trình độ nào để hướng dẫn con em mình học ngành nghề đó. Thêm vào đó, việc đào tạo tại các trường thiếu phẩm chất và không thích hợp. Rồi mỗi năm lại có hàng chục ngàn sinh viên ra trường, và con số này cứ tăng lên hàng năm, trong khi số việc làm thì không tăng hoặc tăng một cách rất giới hạn.
Tiền thất thoát chỉ trong một vụ án tham nhũng cũng đủ để miễn thuế cho nông dân hàng trăm năm
Trong buổi họp quốc hội sáng 15/9, khi bàn về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết về việc miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, nói chung, các Đại biểu Quốc hội đồng ý về việc giảm bớt thuế cho nông dân để khuyến khích đầu tư, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển. Một lý do được đưa ra là số thuế miễn thu cho các gia đình, cá nhân chỉ được khoảng 34,3 tỷ đồng mỗi năm là không lớn và không đáng kể trong việc thu ngân sách nhà nước. So sánh số tiền thất thoát trong vụ án Phạm Công Danh với 34,3 tỷ đồng miễn thuế cho nông dân thì nó gấp hàng mấy trăm lần. Do đó, nguyên số tiền thất thoát của một vụ án tham nhũng đó thôi, chưa nói tới nhiều vụ án tham nhũng khác, cũng đủ miễn thuế cho nông dân tới 300 năm. Vì thế, nếu làm tốt việc phòng chống tham nhũng, thì nhà nước có thể hoàn toàn miễn thuế cho nông dân mà không hề gây thiệt hại gì đáng kể cho ngân sách nhà nước.
Thỏa thuận mậu dịch Việt Nam-Liên Âu bị trở ngại vì vấn đề nhân quyền
Ngày 15/09/2017, ông Bernard Lange, chủ tịch Uỷ ban Nghị viện châu Âu về thương mại quốc tế, đã tuyên bố với các phóng viên tại Hà Nội rằng: hiệp định tự do mậu dịch giữa Liên Âu với Việt Nam đã ký kết năm 2015 có thể sẽ không thành tựu, nếu Hà Nội không giải quyết được các vấn đề về nhân quyền, vì đây là trọng tâm của các cuộc đàm phán song phương. Hiệp định này nếu có hiệu lực thì hầu như toàn bộ các thuế quan giữa Việt Nam và Liên Âu sẽ được cắt giảm, và việc xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Âu sẽ được thúc đẩy. Nhưng tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong những tháng gần đây đã bị lên án gắt gao vì đã bắt giam và kết án tù nặng nề các nhà bất đồng chính kiến, nhất là vì vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, khiến việc phê chuẩn hiệp định tự do mậu dịch Việt Nam-Liên Âu bị trở ngại.
Bắc Kinh phản đối Nhật đầu tư vào Đông Bắc Ấn Độ
Trong cuộc họp thượng đỉnh tại Gujarat Ấn Độ hôm 13 và 14/9, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã ra tuyên bố chung về việc đẩy mạnh đầu tư của Nhật Bản vào miền Đông Bắc Ấn Độ. Nhân dịp này, ông Abe đã dự lễ khởi công đường tàu cao tốc đầu tiên ở nước này do Nhật giúp xây dựng. Trước sự việc này, ngày 15/09, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung cộng Hoa Xuân Oánh đã lên tiếng phản đối Nhật Bản vì cho rằng các tỉnh miền Đông Bắc Ấn Độ mà Nhật gia tăng đầu tư là vùng đang tranh chấp giữa Trung cộng và Ấn Độ, đồng thời yêu cầu Nhật Bản không được can thiệp vào việc giải tranh chấp này.
Bắc Hàn muốn ‘ngang bằng’ lực lượng với Mỹ
Hôm 16/9, một ngày sau khi Bắc Hàn phóng thử phi đạn Hwasong-12 bay ngang qua không phận Nhật và rơi xuống Thái Bình Dương, Thông tấn xã Bắc Hàn trích dẫn lời của lãnh tụ Kim Jong Un: Mục tiêu của Bắc Hàn là phải đạt được ‘ngang bằng’ lực lượng quân sự với Mỹ, và làm cho giới cầm quyền Hoa Kỳ không dám nhắc tới phương án quân sự với Bắc Hàn. Sự kiện chưa đầy một tháng, Bắc Hàn đã hai lần phóng phi đạn bay ngang qua Nhật, khiến Mỹ quyết định phải có phương án quân sự đối với Triều Tiên, và sự kiên nhẫn của Hoa Kỳ trong đường lối ngoại giao với Bắc Hàn đang cạn dần.
Theo báo cáo sơ bộ của các tỉnh miền Trung, tính đến thời điểm này, cả nước đã có 6 người chết, hàng trăm nghìn ngôi nhà bị sập đổ, bị tốc mái. Hàng nghìn cột điện bị bão quật ngã gây tình trạng mất điện trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày. Hàng chục nghìn hécta lúa màu bị ngập nước, nhiều đập thuỷ lợi bị sạt lở, hàng nghìn hécta ao hồ nuôi trồng thủy sản bị ngập, cá tôm mất hết. Các cột phát sóng của các đài phát thanh, truyền hình của các hệ thống Internet bị gãy đổ, khiến các phương tiện thông tin, liên lạc bị tê liệt. Nhiều quốc lộ và đường xá bị ngập nước khiến giao thông nhiều nơi bị trở ngại hàng tuần. Học sinh các cấp phải nghỉ học từ chiều thứ năm 14/9. Nhiều nơi bị lũ quét, vùng núi thì bị sạt lở đất, vùng trũng thì bị ngập úng. 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình bị thiệt hại nặng nề nhất.
Một siêu thị điện máy tại Hà nội bị hỏa hoạn do chạm điện
Khoảng 1 giờ đêm ngày 16/9, một vụ cháy lớn do bị chập điện đã xảy ra tại siêu thị Thành Đô thuộc phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân – Hà Nội. Diện tích đám cháy rộng khoảng 300m2, nhưng không bị thiệt hại về người. 8 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường dập lửa, nhờ đó khoảng hơn 2 giờ sáng, đám cháy đã bị khống chế. Tại hiện trường, toàn bộ tường gạch, mái tôn của siêu thị bị đổ sập chôn vùi nhiều tài sản bên trong.
Cháy lớn tại Khu công nghiệp Tân Bình
Khoảng 6 giờ 30 tối ngày 16/9, một tòa nhà 6 tầng của Công ty may Thành Công, thuộc Khu công nghiệp Tân Bình, ở số 36, Tây Thạnh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Sàigòn đã bốc cháy dữ dội, bắt đầu từ kho chứa vải. Do chứa nhiều vật liệu dễ cháy nên lửa đã bùng lên và lan rộmh nhanh chóng khiến cột khói lên cao hàng mấy chục mét có thể nhìn thấy từ rất xa. Lực lượng chữa cháy đã khống chế được đám cháy vào 9 giờ tối hôm ấy. Tuy nhiên, toàn bộ tòa nhà đã bị thiêu rụi, mái tôn sụp đổ, may mắn là không có ai bị thương vong.
Thêm 200.000 cử nhân thất nghiệp trong năm 2017
Báo Vietnam.net thứ bảy 16/9 đăng cuộc phỏng vấn với ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội. Ông này cho biết: năm 2017 có khoảng 200.000 cử nhân thất nghiệp. Rất nhiều cử nhân, thạc sĩ đã tốt nghiệp nhiều năm vẫn chưa có việc làm, hoặc phải làm trái ngành được đào tạo. Hiện có hơn 100.000 cử nhân đang phải làm những công việc không cần trình độ. Nguyên nhân là số người theo học tại đại học, cao đẳng nhiều hơn hẳn so với bậc trung cấp và sơ cấp. Đằng khác, việc tư vấn giới thiệu việc làm và hướng nghiệp chưa được tốt, họ không nắm được các doanh nghiệp đang cần loại lao động nào, trình độ nào để hướng dẫn con em mình học ngành nghề đó. Thêm vào đó, việc đào tạo tại các trường thiếu phẩm chất và không thích hợp. Rồi mỗi năm lại có hàng chục ngàn sinh viên ra trường, và con số này cứ tăng lên hàng năm, trong khi số việc làm thì không tăng hoặc tăng một cách rất giới hạn.
Tiền thất thoát chỉ trong một vụ án tham nhũng cũng đủ để miễn thuế cho nông dân hàng trăm năm
Trong buổi họp quốc hội sáng 15/9, khi bàn về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết về việc miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, nói chung, các Đại biểu Quốc hội đồng ý về việc giảm bớt thuế cho nông dân để khuyến khích đầu tư, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển. Một lý do được đưa ra là số thuế miễn thu cho các gia đình, cá nhân chỉ được khoảng 34,3 tỷ đồng mỗi năm là không lớn và không đáng kể trong việc thu ngân sách nhà nước. So sánh số tiền thất thoát trong vụ án Phạm Công Danh với 34,3 tỷ đồng miễn thuế cho nông dân thì nó gấp hàng mấy trăm lần. Do đó, nguyên số tiền thất thoát của một vụ án tham nhũng đó thôi, chưa nói tới nhiều vụ án tham nhũng khác, cũng đủ miễn thuế cho nông dân tới 300 năm. Vì thế, nếu làm tốt việc phòng chống tham nhũng, thì nhà nước có thể hoàn toàn miễn thuế cho nông dân mà không hề gây thiệt hại gì đáng kể cho ngân sách nhà nước.
Thỏa thuận mậu dịch Việt Nam-Liên Âu bị trở ngại vì vấn đề nhân quyền
Ngày 15/09/2017, ông Bernard Lange, chủ tịch Uỷ ban Nghị viện châu Âu về thương mại quốc tế, đã tuyên bố với các phóng viên tại Hà Nội rằng: hiệp định tự do mậu dịch giữa Liên Âu với Việt Nam đã ký kết năm 2015 có thể sẽ không thành tựu, nếu Hà Nội không giải quyết được các vấn đề về nhân quyền, vì đây là trọng tâm của các cuộc đàm phán song phương. Hiệp định này nếu có hiệu lực thì hầu như toàn bộ các thuế quan giữa Việt Nam và Liên Âu sẽ được cắt giảm, và việc xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Âu sẽ được thúc đẩy. Nhưng tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong những tháng gần đây đã bị lên án gắt gao vì đã bắt giam và kết án tù nặng nề các nhà bất đồng chính kiến, nhất là vì vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, khiến việc phê chuẩn hiệp định tự do mậu dịch Việt Nam-Liên Âu bị trở ngại.
Bắc Kinh phản đối Nhật đầu tư vào Đông Bắc Ấn Độ
Trong cuộc họp thượng đỉnh tại Gujarat Ấn Độ hôm 13 và 14/9, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã ra tuyên bố chung về việc đẩy mạnh đầu tư của Nhật Bản vào miền Đông Bắc Ấn Độ. Nhân dịp này, ông Abe đã dự lễ khởi công đường tàu cao tốc đầu tiên ở nước này do Nhật giúp xây dựng. Trước sự việc này, ngày 15/09, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung cộng Hoa Xuân Oánh đã lên tiếng phản đối Nhật Bản vì cho rằng các tỉnh miền Đông Bắc Ấn Độ mà Nhật gia tăng đầu tư là vùng đang tranh chấp giữa Trung cộng và Ấn Độ, đồng thời yêu cầu Nhật Bản không được can thiệp vào việc giải tranh chấp này.
Bắc Hàn muốn ‘ngang bằng’ lực lượng với Mỹ
Hôm 16/9, một ngày sau khi Bắc Hàn phóng thử phi đạn Hwasong-12 bay ngang qua không phận Nhật và rơi xuống Thái Bình Dương, Thông tấn xã Bắc Hàn trích dẫn lời của lãnh tụ Kim Jong Un: Mục tiêu của Bắc Hàn là phải đạt được ‘ngang bằng’ lực lượng quân sự với Mỹ, và làm cho giới cầm quyền Hoa Kỳ không dám nhắc tới phương án quân sự với Bắc Hàn. Sự kiện chưa đầy một tháng, Bắc Hàn đã hai lần phóng phi đạn bay ngang qua Nhật, khiến Mỹ quyết định phải có phương án quân sự đối với Triều Tiên, và sự kiên nhẫn của Hoa Kỳ trong đường lối ngoại giao với Bắc Hàn đang cạn dần.
No comments:
Post a Comment