Thưa quý thính giả,
Thứ Ba, 19 tháng 9 vừa qua, Tối cao Pháp viện KENYA ra phán quyết huỷ
bỏ kết quả bầu cử Tổng thống ngày 8 tháng 8 của nước này. Đây là một
phán quyết mang tính lịch sử, không phải chỉ đối với dân chúng Kenya, mà
ảnh hưởng của nó còn lan toả đến toàn thể lục địa Châu Phi.
Kenya, tên gọi chính thức là Cộng Hoà Kenya, Republic of Kenya, là một quốc gia ở miền đông châu Phi, với diện tích 581 nghìn cây số vuông, gần gấp đôi Việt Nam, nhưng dân số chỉ bằng phân nửa, với 48 triệu, tính đến đầu năm 2017. Về kinh tế, Kenya tương đối là một quốc gia phát triển trong vùng với tổng sản lượng GDP hàng năm 164 tỷ mỹ kim, và mức lợi tức tính theo mãi lực, khoảng 3516 mỹ kim mỗi đầu người. Nông nghiệp là ngành sản suất quan trọng nhất, với trà và cà phê. Gần đây Kenya đã là quốc gia cung cấp hoa tươi cho Âu Châu và cũng là vùng đất thu hút nhiều khách du lịch.
Về mặt chính trị, Cộng Hoà Kenya được chính thức thành lập tháng 12 năm 1964 sau khi Vương quốc Anh trao trả độc lập cuối năm 1963. Hiến pháp quốc gia quy định chế độ Cộng Hoà với Tổng thống vừa là quốc trưởng vừa là ngươi đứng đầu chính phủ, với tối đa 2 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 5 năm. Ngành lập pháp là Quốc Hội gồm 2 cơ quan, Thượng viện và Hạ viện. Ngành Tư pháp hoàn toàn độc lập, đứng đầu là Tối cao Pháp viện, với 7 vị thẩm phán.
Tuy nhiên, cũng tương tự như nhiều quốc gia Phi Châu khác vừa được các đế quốc Âu Châu trao trả độc lập trong thập niên 50 và 60 của thế kỷ trước, Kenya đã trải qua một quá trình xây dựng dân chủ đày biến động. Mặc dù hiến pháp quy định một hệ thống chính trị với tam quyền phân lập, nhưng những kẻ nắm quyền hành pháp luôn luôn dùng quyền lực để biến các cơ cấu lập pháp và tư pháp thành bù nhìn. Thêm vào đó, tính cách đa chủng tộc của các quốc gia Phi Châu đã tạo thêm sự nhiễu nhương, dẫn đến các vụ bạo loạn đổ máu trong mỗi kỳ bầu cử. Điển hình như trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2007, các bộ lạc ủng hộ ứng cử viên có cùng gốc gác đã biểu tình chống đối, với kết quả có hơn 1500 người bị sát hại.
Trong bối cảnh của Kenya như vậy, cuộc bầu cử Tổng thống đã diễn ra ngày 8 tháng 8 năm nay với 8 ứng cử viên, trong đó dẫn đầu là đương kim Tổng thống Uhuru Kenyatta, và ứng viên đối lập sáng giá là Raila Odinga, một chính khách đã từng giữ chức vụ thủ tướng Kenya nhiều năm. Kết qủa là Kenyatta chiếm được 54%, so với Odinga được 45%. Uỷban Cầu cử Quốc gia tuyên bố Kenyatta thắng cử, hơn Odinga 1 triệu 400 nghìn phiếutrong tổng số hơn 15 triệu phiếu bầu.
Đây là lần thứ hai Kenyatta và Odinga tranh nhau chức Tổng thống. Trong cuộc tranh cử năm 2013, ứng cử viên Kenyatta, lúc đó là đương kim Phó tổng thống, cũng đã đánh bại Odinga với tỷ số 50.1% so với 44% số phiếu.
Và đây cũng là lần thứ hai, ứng cử viên đối lập Odinga đã khiếu nại kết quả bầu cử với Tối cao Pháp viện vì cho rằng có nhiều dấu hiệu gian lận. Nhưng khác với phán quyết năm 2013 trong đó, TCPV đã bác đơn khiếu nại của Odinga, và hợp thức hoá việc Kenyatta thắng cử, ngày 19 tháng 9, 5 trong 7 vị thẩm phán Tối cao Pháp viện Kenya đã ra tuyên bố vô hiệu hoá kết quả bầu cử 8 tháng 8. Phán quyết này dựa trên nhiều chứng cớ xác thực cho thấy ứng cử viên Kenyatta, lợi dụng quyền hạn Tổng thống và bộ máy chính quyền trong tay, đã thực hiện nhiều thủ đoạn gian xảo trong cuộc bầu cử. Ngoài việc phá hoại các hệ thống điện tử kiểm soát phiếu bầu, phe Kenyatta còn ám sát các uỷ viên đối nghịch trong Uỷ ban Bầu cử Quốc gia, nguỵ tạo hoặc thay đổi các bảng ghi kết quả phiếu bầu, gây khó khăn kể cả trục xuất các quan sát viên quốc tế.
Đây là một phán quyết gây bất ngờ không chỉ đối với dân chúng Kenya mà cả cho dư luận quốc tế. Bất ngờ vì số đông vẫn nghĩ hệ thống toà án ở các quốc gia non trẻ này luôn bị giới cầm quyền thao túng, bằng mua chuộc hoặc bằng hăm doạ. Vì vậy, phán quyết này đã là một bước ngoặt vô cùng quan trọng cho cả Kenya lẫn các quốc gia Phi châu khác. Nó có thể mở màn cho một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên dân chủ – tại vùng lục địa này.
Nhưng hơn thế nữa, đây còn là bài học cho các dân tộc khác, trong đó có Việt Nam chúng ta. Đó là dân chủ không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của một quá trình tranh đấu lâu dài và bền bỉ. Và nó cũng là thành quả của sự hy sinh, trong nhiều trường hợp bằng nước mắt và máu xương. Trong công cuộc đấu tranh đày cam go này, mỗi cá nhân cần vượt lên trên sự sợ hãi, sự mua chuộc để thể hiện công lý, sự thật và lẽ phải./.
Kenya, tên gọi chính thức là Cộng Hoà Kenya, Republic of Kenya, là một quốc gia ở miền đông châu Phi, với diện tích 581 nghìn cây số vuông, gần gấp đôi Việt Nam, nhưng dân số chỉ bằng phân nửa, với 48 triệu, tính đến đầu năm 2017. Về kinh tế, Kenya tương đối là một quốc gia phát triển trong vùng với tổng sản lượng GDP hàng năm 164 tỷ mỹ kim, và mức lợi tức tính theo mãi lực, khoảng 3516 mỹ kim mỗi đầu người. Nông nghiệp là ngành sản suất quan trọng nhất, với trà và cà phê. Gần đây Kenya đã là quốc gia cung cấp hoa tươi cho Âu Châu và cũng là vùng đất thu hút nhiều khách du lịch.
Về mặt chính trị, Cộng Hoà Kenya được chính thức thành lập tháng 12 năm 1964 sau khi Vương quốc Anh trao trả độc lập cuối năm 1963. Hiến pháp quốc gia quy định chế độ Cộng Hoà với Tổng thống vừa là quốc trưởng vừa là ngươi đứng đầu chính phủ, với tối đa 2 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 5 năm. Ngành lập pháp là Quốc Hội gồm 2 cơ quan, Thượng viện và Hạ viện. Ngành Tư pháp hoàn toàn độc lập, đứng đầu là Tối cao Pháp viện, với 7 vị thẩm phán.
Tuy nhiên, cũng tương tự như nhiều quốc gia Phi Châu khác vừa được các đế quốc Âu Châu trao trả độc lập trong thập niên 50 và 60 của thế kỷ trước, Kenya đã trải qua một quá trình xây dựng dân chủ đày biến động. Mặc dù hiến pháp quy định một hệ thống chính trị với tam quyền phân lập, nhưng những kẻ nắm quyền hành pháp luôn luôn dùng quyền lực để biến các cơ cấu lập pháp và tư pháp thành bù nhìn. Thêm vào đó, tính cách đa chủng tộc của các quốc gia Phi Châu đã tạo thêm sự nhiễu nhương, dẫn đến các vụ bạo loạn đổ máu trong mỗi kỳ bầu cử. Điển hình như trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2007, các bộ lạc ủng hộ ứng cử viên có cùng gốc gác đã biểu tình chống đối, với kết quả có hơn 1500 người bị sát hại.
Trong bối cảnh của Kenya như vậy, cuộc bầu cử Tổng thống đã diễn ra ngày 8 tháng 8 năm nay với 8 ứng cử viên, trong đó dẫn đầu là đương kim Tổng thống Uhuru Kenyatta, và ứng viên đối lập sáng giá là Raila Odinga, một chính khách đã từng giữ chức vụ thủ tướng Kenya nhiều năm. Kết qủa là Kenyatta chiếm được 54%, so với Odinga được 45%. Uỷban Cầu cử Quốc gia tuyên bố Kenyatta thắng cử, hơn Odinga 1 triệu 400 nghìn phiếutrong tổng số hơn 15 triệu phiếu bầu.
Đây là lần thứ hai Kenyatta và Odinga tranh nhau chức Tổng thống. Trong cuộc tranh cử năm 2013, ứng cử viên Kenyatta, lúc đó là đương kim Phó tổng thống, cũng đã đánh bại Odinga với tỷ số 50.1% so với 44% số phiếu.
Và đây cũng là lần thứ hai, ứng cử viên đối lập Odinga đã khiếu nại kết quả bầu cử với Tối cao Pháp viện vì cho rằng có nhiều dấu hiệu gian lận. Nhưng khác với phán quyết năm 2013 trong đó, TCPV đã bác đơn khiếu nại của Odinga, và hợp thức hoá việc Kenyatta thắng cử, ngày 19 tháng 9, 5 trong 7 vị thẩm phán Tối cao Pháp viện Kenya đã ra tuyên bố vô hiệu hoá kết quả bầu cử 8 tháng 8. Phán quyết này dựa trên nhiều chứng cớ xác thực cho thấy ứng cử viên Kenyatta, lợi dụng quyền hạn Tổng thống và bộ máy chính quyền trong tay, đã thực hiện nhiều thủ đoạn gian xảo trong cuộc bầu cử. Ngoài việc phá hoại các hệ thống điện tử kiểm soát phiếu bầu, phe Kenyatta còn ám sát các uỷ viên đối nghịch trong Uỷ ban Bầu cử Quốc gia, nguỵ tạo hoặc thay đổi các bảng ghi kết quả phiếu bầu, gây khó khăn kể cả trục xuất các quan sát viên quốc tế.
Đây là một phán quyết gây bất ngờ không chỉ đối với dân chúng Kenya mà cả cho dư luận quốc tế. Bất ngờ vì số đông vẫn nghĩ hệ thống toà án ở các quốc gia non trẻ này luôn bị giới cầm quyền thao túng, bằng mua chuộc hoặc bằng hăm doạ. Vì vậy, phán quyết này đã là một bước ngoặt vô cùng quan trọng cho cả Kenya lẫn các quốc gia Phi châu khác. Nó có thể mở màn cho một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên dân chủ – tại vùng lục địa này.
Nhưng hơn thế nữa, đây còn là bài học cho các dân tộc khác, trong đó có Việt Nam chúng ta. Đó là dân chủ không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của một quá trình tranh đấu lâu dài và bền bỉ. Và nó cũng là thành quả của sự hy sinh, trong nhiều trường hợp bằng nước mắt và máu xương. Trong công cuộc đấu tranh đày cam go này, mỗi cá nhân cần vượt lên trên sự sợ hãi, sự mua chuộc để thể hiện công lý, sự thật và lẽ phải./.
LLCQ
No comments:
Post a Comment