Lý Thái Tông tên thật là Lý Phật Mã, còn có tên là Lý Đức Chính, con trưởng của vua Lý Thái Tổ. Ông sinh vào ngày 29/7/1000, tại kinh đô Hoa Lư, Ninh Bình. Khi ấy Lý Thái Tổ, tức Lý Công Uẩn, vẫn còn làm quan dưới triều nhà Tiền Lê.
Năm 12 tuổi, ông được lập làm Đông cung Thái tử, được phong hiệu là Khai Thiên Vương. Thái tử Phật Mã nổi tiếng khắp kinh thành vì tấm lòng nhân từ, thông minh sáng suốt, đặc biệt văn võ song toàn và tinh thông lục nghệ.
Trong thời gian làm Thái tử, ông nhiều lần được cử làm tướng soái cầm quân đi dẹp loạn và đều lập được đại công.
Năm 1028, vua Lý Thái Tổ băng hà, chưa xong lễ quốc táng thì các hoàng tử là Vũ Đức vương, Dực Thánh vương và Đông Chinh vương đã đem quân đến vây thành Thăng Long để tranh ngôi vua. Sử sách Việt gọi biến cố này là Tam Vương chi loạn.
Khi quân của Thái tử Phật Mã và quân của Tam Vương đối trận, thì Vũ Vệ tướng quân Lê Phụng Hiểu rút gươm chém Vũ Đức Vương. Dực Thánh Vương và Đông Chinh Vương trông thấy liền sợ hãi rút quân bỏ chạy.
Dẹp xong loạn Tam Vương, ngày1/4/1028, Thái tử Lý Phật Mã lên ngôi, tức vua Lý Thái Tông, đổi niên hiệu là Thiên Thành. Thái Tông đã khoan dung không trách tội hai em trai, trái lại còn phục chức như cũ.
Vua Thái Tông lên ngôi hơn 15 năm, nhưng Chiêm Thành không chịu thông sứ và thường hay quấy nhiễu ở vùng biển nên vào năm 1044, vua Thái Tông thân chinh cầm quân đánh Chiêm Thành. Quân Chiêm dàn trận ở phía nam sông Ngũ Bồ bị quân của Thái Tông tràn ngập, quân Chiêm thua chạy. Quân Việt bắt được hơn 5 ngàn người và 30 con voi. Tướng Chiêm là Quách Gia Di bị chém chết, vua Sạ Đẩu liền đầu hàng.
Từ đó, bờ cõi phía nam được yên ổn một thời gian dài. Nhưng ở vùng biên giới phía Bắc, họ Nùng dấy quân làm phản, tự xưng hoàng đế, lập quốc hiệu, xua quân quấy phá khiến dân chúng không được yên. Thái Tông đích thân cầm quân dẹp loạn, bắt được Nùng Tốn Phúc giải về kinh trị tội. Con Nùng Tốn Phúc là Nùng Trí Cao chạy thoát, xưng đế và đưa quân cướp phá đất Việt. Thái Tông cho quân vây đánh, bắt được Nùng Trí Cao nhưng tha chết, phong cho Trí Cao chức Quảng Nguyên Mục, tước Thái Bảo.
Năm 1048, Trí Cao lại xưng là Nhân Huệ hoàng đế, bị tướng của Thái Tông tên Quách Thịnh Dật đánh chạy sang đất Trung Hoa. Tại đây, Trí Cao cầm quân đánh chiếm Ung Châu và 8 châu khác thuộc vùng Quảng Đông, Quảng Tây của nhà Tống. Nhà Tống cũng không dẹp yên được giặc Nùng. Cuối cùng, may nhờ dân Đại Lý bắt được Nùng Trí Cao chém đầu, từ đó nhà Tống mới được yên ổn.
Vua Lý Thái Tông trị vì được 27 năm, băng hà tại điện Trường Xuân vào năm Giáp Ngọ (1054), hưởng dương 55 tuổi.
Lời tán dương của Lê Tung trong Việt Giám thông khảo tổng luận: “Thái
Tông trí dũng song toàn, đánh đâu được đấy, có đức hiếu hữu, học tập lễ
nhạc, dẹp giặc, bình man, cày tịch điền, khuyến việc nông, thân oan có
chuông, hình chế có luật, là một bậc vua giỏi giữ nền nếp vậy”.
Về kế sách trị nước, Thái Tông chủ trương dùng pháp trị kết hợp với đức trị. Chính sự kết hợp hài hòa, mềm dẻo này mà xã hội thời của Thái Tông được xem là hưng thịnh.
Với chủ trương pháp trị, năm 1042, ngài cho soạn bộ “Hình thư”. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử lập pháp của Đại Việt.
Dù ban hành “Hình thư”, nhưng ngài chủ trương không nặng về hình phạt, mà xem trọng việc cảm hóa. Với những tội nhẹ, “Hình thư” cho lấy tiền chuộc tội.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm Nhâm Thìn (1052), vua Lý Thái Tông đã xuống chiếu đúc chuông lớn để trước thềm rồng Long Trì ở điện Thiên An thuộc hoàng thành Thăng Long, cho dân có oan ức không bày tỏ được thì đánh chuông ấy để kêu oan. Lý Thái Tông là vị vua nhân từ, mỗi khi mất mùa, đói kém, hoặc khi đánh trận trở về, ngài đều giảm thuế cho dân…
Có thể nói rằng, vua Lý Thái Tổ là người có công khai sáng vương triều nhà Lý, nhưng vua Lý Thái Tông là người củng cố nền tảng của triều đại hiển hách này. Dù chỉ trải qua 7 đời vua nhưng triều Lý đã kéo dài hơn 200 năm, không thua kém gì các triều đại bên Tàu, thậm chí là còn hùng mạnh hơn nhà Tống, từ việc binh bị cho đến kinh tế – xã hội. Tống sử của Tàu có một đoạn viết rằng, sau khi sang thăm Đại Việt, một sứ giả Tàu đã dâng chiếu thư lên vua nhà Tống, đề nghị nước Tàu nên bắt chước hệ thống binh bị của Đại Việt.
Dưới thời vua Lý Thái Tông, nước Đại Việt có hàng loạt tướng lãnh tài ba như Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt, gây khiếp sợ tứ phương. Thậm chí vua Lý Thái Tông cũng đích thân cầm quân dẹp loạn và đánh đâu thắng đó.
Nhưng công trạng lớn nhất của Ngài là đã mang lại một nền thịnh trị cho nước Việt suốt mấy thập niên nắm giữ ngai vàng. Tấm lòng khoan dung bác ái của vua Lý Thái Tông được lịch sử ghi nhận nhiều hơn là các chiến công lừng lẫy của Ngài.
Về kế sách trị nước, Thái Tông chủ trương dùng pháp trị kết hợp với đức trị. Chính sự kết hợp hài hòa, mềm dẻo này mà xã hội thời của Thái Tông được xem là hưng thịnh.
Với chủ trương pháp trị, năm 1042, ngài cho soạn bộ “Hình thư”. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử lập pháp của Đại Việt.
Dù ban hành “Hình thư”, nhưng ngài chủ trương không nặng về hình phạt, mà xem trọng việc cảm hóa. Với những tội nhẹ, “Hình thư” cho lấy tiền chuộc tội.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm Nhâm Thìn (1052), vua Lý Thái Tông đã xuống chiếu đúc chuông lớn để trước thềm rồng Long Trì ở điện Thiên An thuộc hoàng thành Thăng Long, cho dân có oan ức không bày tỏ được thì đánh chuông ấy để kêu oan. Lý Thái Tông là vị vua nhân từ, mỗi khi mất mùa, đói kém, hoặc khi đánh trận trở về, ngài đều giảm thuế cho dân…
Có thể nói rằng, vua Lý Thái Tổ là người có công khai sáng vương triều nhà Lý, nhưng vua Lý Thái Tông là người củng cố nền tảng của triều đại hiển hách này. Dù chỉ trải qua 7 đời vua nhưng triều Lý đã kéo dài hơn 200 năm, không thua kém gì các triều đại bên Tàu, thậm chí là còn hùng mạnh hơn nhà Tống, từ việc binh bị cho đến kinh tế – xã hội. Tống sử của Tàu có một đoạn viết rằng, sau khi sang thăm Đại Việt, một sứ giả Tàu đã dâng chiếu thư lên vua nhà Tống, đề nghị nước Tàu nên bắt chước hệ thống binh bị của Đại Việt.
Dưới thời vua Lý Thái Tông, nước Đại Việt có hàng loạt tướng lãnh tài ba như Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt, gây khiếp sợ tứ phương. Thậm chí vua Lý Thái Tông cũng đích thân cầm quân dẹp loạn và đánh đâu thắng đó.
Nhưng công trạng lớn nhất của Ngài là đã mang lại một nền thịnh trị cho nước Việt suốt mấy thập niên nắm giữ ngai vàng. Tấm lòng khoan dung bác ái của vua Lý Thái Tông được lịch sử ghi nhận nhiều hơn là các chiến công lừng lẫy của Ngài.
Rất tiếc là VN không có nhiều minh quân như vua Lý Thái Tông. Và bây
giờ lại càng hiếm có những văn quan võ tướng tài ba đức độ /chứ đừng nói
là có được một minh quân “yêu nước, thương dân” như Ngài.
Chính vì thế mà VN tiếp tục thụt lùi so với các nước láng giềng, thậm chí là còn thua cả Lào và Miên. Không hiểu là mỗi khi đi ngang qua tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội, những người cộng sản có cảm thấy xấu hổ với tiền nhân hay không?
Chắc có lẽ là không, vì trong tự điển của đảng CSVN không hề có hai chữ “xấu hổ”!
Chính vì thế mà VN tiếp tục thụt lùi so với các nước láng giềng, thậm chí là còn thua cả Lào và Miên. Không hiểu là mỗi khi đi ngang qua tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội, những người cộng sản có cảm thấy xấu hổ với tiền nhân hay không?
Chắc có lẽ là không, vì trong tự điển của đảng CSVN không hề có hai chữ “xấu hổ”!
Việt Thái
No comments:
Post a Comment