Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm và các bạn công an, bộ đội thân mến,
Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới xảy ra vào năm 1991
đã tạo điều kiện cho nhiều tư liệu mật của cộng sản sau nhiều năm giấu
kín được bạch hóa. Nhiều sự thật hoặc dối trá của cộng sản đang lần lần
được trả lại đúng vị trí của nó. Trong đó có những sự thật về Hồ Chí
Minh. Để khách quan nhất, chúng ta có thể dựa theo các tư liệu của khối
cựu cộng sản hoặc của chính đảng cộng sản Việt Nam nói về hoạt động hay
các quan hệ của Hồ Chí Minh để xác định lại cho đúng bản chất, con người
thật của Hồ Chí Minh.
Gần đây, một nghiên cứu có tên “Về hai chuyến đi bí mật của Hồ Chí
Minh đến Liên Sô năm 1950 và 1952”của tác giả Nguyễn Thị Mai Hoa thuộc
Đại học Quốc gia Hà Nội đã cho thấy Hồ Chí Minh luôn tỏ một thái độ hết
sức hạ mình, khiếp nhược trước Xít Ta Lin – lãnh tụ cộng sản khét tiếng
của Liên Sô và khối xã hội chủ nghĩa.
Trong chuyến đi bí mật thứ nhất vào năm 1950, Hồ Chí Minh đã bị Xít
Ta Lin nghi ngờ, khinh thường tới mức cho nhân viên tới khách sạn lén
lấy lại cuốn tạp chí trong đó có thủ bút của Xít Ta Lin. Nhưng khi trở
về Việt Nam, Hồ Chí Minh vẫn viết thư cho Xít Ta Lin với lời lẽ thế
này:
“Tôi hy vọng sẽ nhận được cuốn sách mà đồng chí đã hứa là sẽ viết
riêng cho chúng tôi. Tôi sẽ thân chinh dịch cuốn sách đó. Đây sẽ là món
quà hết sức quý báu mà đồng chí tặng cho chính Đảng còn non trẻ của
chúng tôi”.
Trong chuyến đi bí mật thứ 2 vào đầu tháng 10 năm 1952, Hồ Chí Minh đã thỉnh cầu nhiều lần để được diện kiến Xít Ta Lin.
Đây là một đoạn thư Hồ Chí Minh viết gửi Xít Ta Lin:
“Tôi vẫn đợi ý kiến của đồng chí để có thể đến gặp, ôm hôn và chuyển tới đồng chí bản báo cáo về tình hình Việt Nam”.
Dường như vẫn chưa yên tâm, Hồ Chí Minh còn phải mượn thêm uy tín của
lãnh đạo cộng sản Trung Cộng hầu được Xít Ta Lin cho gặp mặt:
“Trong cuộc gặp, khi tôi báo cáo tốt hơn cả nếu có mặt của đồng chí Lưu Thiếu Kỳ”.
Song rốt cuộc, sau hơn một tháng trú ngụ bí mật trên đất Liên Xô, Hồ
Chí Minh vẫn không được Xít Ta Lin cho gặp để “báo cáo”. Đến tận ngày
cuối cùng trước khi phải quay về Việt Nam, Hồ lại gửi cho Xít Ta Lin một
bản tự hứa:
“Hôm nay tôi về nước. Nhiệt thành cám ơn về tất cả những gì đồng chí
đã làm cho tôi. Xin hứa với đồng chí sẽ thực hiện tốt chương trình nông
nghiệp và tiến hành tốt cuộc chiến tranh yêu nước. Hy vọng rằng, sau hai
hoặc ba năm nữa tôi có thể trở lại và báo cáo về kết quả công việc“.
Quí vị, quí bạn thân mến, xem những những ngôn từ răm rắp tuân phục
và hạ mình như thế, chẳng ai dám tin đó lại là ứng xử của một lãnh tụ
quốc gia độc lập gửi tới lãnh tụ của một quốc gia khác. Nhưng đó chính
là ngôn từ của Hồ Chí Minh – lãnh tụ cộng sản Bắc Việt đã dùng để thỉnh
cầu tới lãnh tụ cộng sản Liên Xô.
Nhưng chưa hết. Sau khi Liên Sô sụp đổ, Phòng Lưu trữ của Tổng thống
Liên bang Nga gần đây đã cho bạch hóa hai lá thư soạn bằng tiếng Nga do
Hồ Chí Minh ký gửi trực tiếp Xít Ta Lin trong chuyến đi bí mật tới Liên
Sô năm 1952.
Đây là trích dịch bức thư viết ngày 30 tháng 10 năm 1952:
Thưa đồng chí Xít Ta Lin kính mến,
Tôi đã bắt đầu soạn Dự thảo Cương lãnh Cải cách ruộng đất của Đảng
Lao động Việt Nam, và nó sẽ được trình lên đồng chí trong vài ngày tới.
Tôi có một số thỉnh cầu dưới đây xin gửi tới đồng chí và cũng hi vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những yêu cầu này:
1. Xin cử tới Việt Nam một hoặc hai đồng chí Liên Sô để tìm hiểu và
nghiên cứu tình hình ở đó. Nếu những đồng chí này thành thạo tiếng Pháp
thì họ có thể giao tiếp với các tầng lớp nhân dân rộng rãi hơn. Từ Bắc
Kinh tới chỗ chúng tôi cần khoảng mười ngày.
…
Sau khi nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề đã nêu trên, tôi dự định sẽ rời Mạc tư khoa vào ngày mồng 8 hoặc mồng 9 tháng 11.
…
Sau khi nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề đã nêu trên, tôi dự định sẽ rời Mạc tư khoa vào ngày mồng 8 hoặc mồng 9 tháng 11.
Xin gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và những lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Hồ Chí Minh
Còn đây là bản dịch đầy đủ nội dung chính của lá thư ngày 31 tháng 10 năm 1952:
Thưa đồng chí Xít Ta Lin kính mến,
Tôi xin gửi tới đồng chí bản dự thảo Cương lãnh Cải cách ruộng đất
của Đảng Lao động Việt Nam. Bản dự thảo Cương lãnh này do tôi soạn với
sự giúp đỡ của các đồng chí Lưu Thiếu Kì và Vương Giá Tường. Xin đồng
chí xem xét và cho chỉ thị về vấn đề này.
Gửi đồng chí lời chào cộng sản.
Ngày 31 tháng 10 năm 1952
Hồ Chí Minh
Nội dung và các ngôn từ của Hồ Chí Minh vừa trích dẫn cho thấy một sự
thật không thể phủ nhận: Hồ Chí Minh chính là người đã chủ xướng tuân
phục lãnh đạo cộng sản Liên Xô và Trung Cộng trong việc gây ra thảm họa
“cải cách ruộng đất” vô cùng đau thương cho nhân dân ta cách đây hơn nửa
thế kỉ.
Những bằng chứng xác thực này cũng xác nhận một sự thật không thể
chối cãi: Hồ Chí Minh là con người rất thiếu tự trọng cá nhân và không
biết đến liêm sỉ quốc gia, danh dự dân tộc.
Tâm Anh và Tiến Văn kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong chương trình tuần tới.
Tiến Văn
No comments:
Post a Comment