Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm và các bạn công an, bộ đội thân mến,
Tết đã đến rồi! Màu sắc, hương thơm đặc biệt của trời đất hòa cùng sự
rộn ràng của lòng người được đoàn tụ, quây quần cùng gia đình, người
thân trong không khí thiêng liêng, trang trọng của ngày Tết cổ truyền
luôn khiến lòng người Việt Nam đều bồi hồi, xúc động. Ở hải ngoại, cho
dù đất trời, khung cảnh xã hội không giống trên quê hương Việt Nam nhưng
Tết vẫn là những ngày trọng đại trong tâm hồn các gia đình Việt Nam
thuộc thế hệ sinh trước năm 1975 và nhiều gia đình thuộc thế hệ muộn
hơn.
Ngày Tết lại là những ngày càng đặc biệt hơn đối với các lực lượng vũ
trang, đặc biệt các quân nhân, người lính, những người phải xa nhà, xa
cha mẹ, vợ con tổ ấm để đảm trách nhiệm vụ canh gác, giữ gìn biên cương
Tổ quốc, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Khi xưa, trong cuộc nội chiến Nam-Bắc Quốc-Cộng còn diễn ra trên quê
hương, cả hai bên đều có những nhạc phẩm động viên quân binh của phe
mình. Thời gian hơn 40 năm qua đã cho thấy các nhạc phẩm của Việt Nam
Cộng Hòa viết cho lính là những nhạc phẩm đã vượt thời gian trở thành
bất tử, nhân bản vượt trên các nhạc phẩm cổ động hiếu chiến của miền Bắc
độc tài xã hội chủ nghĩa. Ngay trong thời chiến, các nhạc phẩm của Việt
Nam Cộng Hòa thường được gọi là nhạc vàng vẫn có sức quyến rũ lớn lao
khiến ngay cả các bộ đội, sĩ quan của miền Bắc thường nghe lén các
chương trình phát thanh ca nhạc từ Sài Gòn, đặc biệt vào dịp Tết. Các
nhạc phẩm về lính, cho lính lại càng được bộ đội, sĩ quan miền Bắc hâm
mộ, điển hình như bài Xuân Này Con Không Về của nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân.
Hẳn anh chị em và quí vị đã nhiều lần xúc động khi nghe nhạc phẩm
Xuân Này Con Không Về, nhưng ít người biết đến tác giả Trịnh Lâm Ngân là
ai. Trịnh Lâm Ngân tên thật là Trần Nhật Ngân sinh năm 1942 tại Thanh
Hóa, di cư vào Đà nẵng sau năm 1954. Trước 1975 ông là sĩ quan tâm lí
chiến của Việt Nam Cộng Hòa và là tác giả của nhiều nhạc phẩm nổi tiếng
khác như Tôi Đưa Em Qua Sông, Một Mai Giã Từ Vũ Khí, Anh Giải Phóng Tôi
Hay Tôi Giải Phóng Anh. Và bây giờ mời anh chị em và quí vị nghe một
đoạn trong nhạc phẩm Mùa Xuân Của Mẹ của Trịnh Lâm Ngân qua giọng ca bất
hủ của cố nhạc sĩ Duy Khánh:
“Mẹ ơi hoa cúc hoa mai nở rồi
Đời con giờ đây đang còn lênh đênh
Đèo cao gió lộng ngày đêm bạt ngàn
Áo trận sờn vai bạc màu
Nhìn xuân về lòng buồn mênh mang
Đời con giờ đây đang còn lênh đênh
Đèo cao gió lộng ngày đêm bạt ngàn
Áo trận sờn vai bạc màu
Nhìn xuân về lòng buồn mênh mang
Ngày đi con hứa xuân sau sẽ về
Mà nay đã bao xuân rồi trôi qua
Giờ đây chắc mẹ già tóc bạc nhiều
Sớm chiều vườn rau vườn cà
Mẹ biết nhờ cậy vào tay ai?”
Mà nay đã bao xuân rồi trôi qua
Giờ đây chắc mẹ già tóc bạc nhiều
Sớm chiều vườn rau vườn cà
Mẹ biết nhờ cậy vào tay ai?”
Nói đến các nhạc phẩm cho lính chúng ta không thể không nhắc đến nhạc
sĩ Trần Thiện Thanh với một loạt các ca khúc trẻ trung, dí dỏm, tình tứ
nhưng nhã nhặn, như các bản Tình Thư Của Lính, Rừng Lá Thấp, Tình Có
Như Không, Ai Nói Yêu Em Đêm Nay, Đêm Nay Ai Đưa Em Về. Bản Tình Thư Của
Lính có những ca từ làm trái tim của mọi anh lính trẻ xa nhà phải rộn
lên, lãng mạn, nhớ nhung da diết một bóng hồng:
“Chiều hôm kia thăm làng, tiểu đội anh ra đứng gác ven ranh.
Một cô đi trên đường, đẹp tựa như em khóc lúc giận anh.
Để cho anh nghe thèm, đường chiều xưa ngời sáng áo em xanh.
Thèm một nét môi, một lần về phép thôi, và mình thì lại có đôi.
Thư của lính thư không được dài như mong ước đâu em.
Thư của lính chấm dứt ở đây, sau khi đề thêm hai chữ:…Hôn em!”
Một cô đi trên đường, đẹp tựa như em khóc lúc giận anh.
Để cho anh nghe thèm, đường chiều xưa ngời sáng áo em xanh.
Thèm một nét môi, một lần về phép thôi, và mình thì lại có đôi.
Thư của lính thư không được dài như mong ước đâu em.
Thư của lính chấm dứt ở đây, sau khi đề thêm hai chữ:…Hôn em!”
Như anh chị em và quí vị đã thấy các nhạc phẩm của Việt Nam Cộng Hòa
dù dành cho lính trận vẫn thấm đẫm tình người, yêu thương, nhân bản gần
như không có các ca từ kích động chém giết, hận thù kể cả đối với đối
thủ. Đó chính là lí do các nhạc phẩm “nhạc vàng” bất hủ, trở thành di
sản chung của dân tộc Việt Nam và luôn được giới quân nhân, công an miền
Bắc yêu thích.
Mới đây chính quyền cộng sản đã cấp phép cho nhạc phẩm Ly Rượu Mừng
của nhạc sĩ Phạm Đình Chương được biểu diễn công khai tại Việt Nam vì
nghĩ lầm rằng nhạc phẩm này chỉ dành cho những người lính trong thời kì
chống Pháp. Chính sách kiểm duyệt và cấp phép cho nhạc phẩm như thế chỉ
chứng tỏ bản chất độc đoán, thấp kém của một chính thể thiếu chính nghĩa
chứ không thể ngăn cản được lòng người yêu mến nghệ thuật đích thực và
nhân bản.
Mời quí vị và anh chị em cùng thưởng thức một trích đoạn của Ly Rượu
Mừng để chúng ta cùng nhau chúc mừng năm mới và chúc cho đất nước sớm
thoát khỏi nạn độc tài cộng sản:
“Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi
Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
Người thương gia lợi tức
Người công nhân ấm no
Thoát ly đời gian lao nghèo khó
á a a a
Nhấp chén đầy vơi
Chúc người người vui
á a a a
Muôn lòng xao xuyến duyên đời
….
Kìa nơi xa xa có bà mẹ già
Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa
Chúc bà một sớm quê hương
Bước con về hòa nỗi yêu thương
…
Nhấc cao ly này
Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do
Nước non thanh bình
Muôn người hạnh phúc chan hòa…”
Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
Người thương gia lợi tức
Người công nhân ấm no
Thoát ly đời gian lao nghèo khó
á a a a
Nhấp chén đầy vơi
Chúc người người vui
á a a a
Muôn lòng xao xuyến duyên đời
….
Kìa nơi xa xa có bà mẹ già
Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa
Chúc bà một sớm quê hương
Bước con về hòa nỗi yêu thương
…
Nhấc cao ly này
Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do
Nước non thanh bình
Muôn người hạnh phúc chan hòa…”
Tâm Anh và Tiến Văn thân chào tạm biệt, hẹn gặp lại quí vị anh chị em trong chương trình tuần tới.
Tiến Văn
No comments:
Post a Comment