Chiến đấu cơ Nhật Bản cất cánh đuổi máy bay Trung Cộng
Theo hãng tin Kyodo, Hôm 13/12 các chiến đấu cơ F-15 của Nhật bản được đã cất cánh truy đuổi một chiếc máy bay của Cục Hải dương Trung Cộng bay gần đảo Uotsuri thuộc quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) vào lúc 11 giờ 06, giờ địa phương (9 giờ 06, giờ Việt Nam)
Được biết trong hai tháng qua, các tàu công vụ Trung Cộng thường xuyên tiến vào vùng biển mà Nhật tuyên bố là lãnh hải của họ xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Nhật Bản lên tiếng về một vụ xâm nhập không phận tranh chấp của máy bay Trung Cộng.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo nước này đã gửi công hàm phản đối đến chính phủ Trung Cộng về trường hợp này xâm phạm không phận này.
Tội phạm tăng nhanh cả nước vì thiếu đạo đức.
Chiều 13/12, tại buổi họp báo về kết quả công tác năm 2012 Bộ Công an, thiếu tướng Nguyễn Danh Cộng, Chánh văn phòng kiêm phát ngôn nhân của Bộ cho biết, tội phạm về trật tự xã hội tăng gần 2,7% so với năm 2011; tính chất bạo lực, hung hãn, manh động, người phạm tội có xu hướng ngày càng trẻ hơn. "Tội phạm mua bán người, xâm hại tình dục trẻ em diễn ra nghiêm trọng. Hình thành nhiều tụ điểm đánh bạc hoạt động chuyên nghiệp, quy mô lớn.
Hoạt động của tội phạm có sự xen kẻ, liên kết giữa tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy hoặc núp dưới các hình thức doanh nghiệp để phạm tội", Tội phạm do suy thoái đạo đức xã hội chiếm gần 83% tổng số vụ giết người; dùng chất nổ là 66 vụ (tăng 187%); chống người thi hành công vụ, nhất là công an tăng 5,9%... Thật ra, bện cạnh xã hội tham nhũng, bạo quyền, cũng như sự bất lực của ngành cộng an, chỉ lo ăn hối lộ và tìm bắt những người yếu nước như Việt Nam hiện nay, và nhất là thanh thiếu niên Việt Nam đang được học tập theo “đạo đức Bác Hồ” đưa đến kết quả 83% tội phạm là do suy thoái đạo đức tương đối chính xác. Con số này là do chính Thiếu tướng Công An Nguyễn Danh Cộng công khai trước báo chí.
Phó Bí Thư tỉnh Tứ Xuyên bị cách chức
Ban tổ chức trung ương của đảng Cộng sản Trung Cộng hôm qua xác nhận ông Li Chuncheng, phó bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên, nằm về phía tây nam Trung Cộng đã bị cách chức và khai trừ khỏi Ủy ban Trung ương sau khi được bầu làm thành viên dự khuyết chưa đầy một tháng. Truyền thông quốc gia trước đó loan tin ông Li bị nghi ngờ mua bán chức vụ và có những hợp đồng bất động sản đáng ngờ. Hãng thông tấn Xinhua cho biết ông Li bị sa thải nhưng không đề cập chi tiết về những sai phạm kỷ luật của ông này.
"Li Chungcheng là quan chức cấp bộ đầu tiên bị sa thải sau Đại hội đảng, nhưng ông ấy chắc chắn không phải là người cuối cùng. Có khả năng nhiều quan chức nữa ở cấp cao bằng hoặc hơn ông sẽ đối mặt với vấn đề này", Liu Shanying, nghiên cứu sinh chính trị tại Viện Khoa học Xã hội Trung Cộng cho biết.
Thế hệ lãnh đạo mới của Trung Cộng tháng trước lên nắm quyền và gọi chống tham nhũng là một vấn đề cấp thiết đối với sự sống còn của đảng. Trong những tuần sau đó, một số quan chức cấp thấp hơn đã bị cách chức, trong số đó có cảnh sát trưởng một thành phố nhỏ có bồ là cặp chị em sinh đôi, và một bí thư quận ủy một thành phố lớn bị lộ clip sex với cô gái do công ty xây dựng "biếu".
Tuy nhiên, ông Li bị tình nghi dính vào tham nhũng ở phạm vi lớn hơn. Truyền thông nhà nước cho hay ông bị nghi mua, bán chức vụ, và với tư cách quan chức cấp cao của thành phố Thành Đô, sau đó là tỉnh Tứ Xuyên, ông đã thiên vị cho các hợp đồng bất động sản để đổi lấy lợi ích riêng.
Bốn người H’mong bị tuyến án 19 năm tù vì tội âm mưu lật đổ nhà nước
Toà an Lại Châu Trong phiên sơ thẩm sáng thứ Tư 12/12, đã tuyên án từ 3 tới 7 năm tù giam với các bị cáo Tráng A Chớ (sinh năm 1985), Giàng A Lồng (1974), Lý A Di (1980) và Hầu A Giàng (1974). Trong đó Ông Chớ bị án cao nhất 7 năm, những người còn lại đồng án 3 năm.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát tỉnh Lai Châu vào tháng 7/2011, ông Tráng A Chớ bị Công an tỉnh Điện Biên truy nã về tội Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam nên đã bỏ trốn đến huyện Sìn Hồ, giáp với Trung Quốc.
Ông còn bị cáo buộc đã "tuyên truyền lôi kéo nhiều đối tượng ở huyện Sìn Hồ" trong đó có các ông Giàng A Lồng, Lý A Di và Hầu A Giàng về "thành lập Nhà nước Hmong để thay thế Nhà nước Việt Nam".Dưới sự lãnh đạo của ông Tráng A Chớ, một nhóm hoạt động có tên là “Bảy cánh” đã được thành lập ở huyện Sìn Hồ.
Các bị cáo bị buộc tội đã tuyên truyền, rủ rê người khác tiến tới hoạt động vũ trang để cướp chính quyền hiện tại thành lập Nhà nước Hmong ở huyện Mường Nhé.
Với tội danh khá nghiêm trọng là âm mưuLật đổ chính quyền nhà nước, các bị cáo nói trên được hưởng tình tiết giảm nhẹ vì là người dân tộc thiểu số, thiếu hiểu biết, nhận thức hạn chế và "thành tâm hối lỗi".
Mỹ khẳng định lại quyết tâm bảo vệ quyền tự do hàng hải
Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã nhắc lại cam kết bảo vệ quyền tự do hàng hải trong khu vực hôm 13 tháng 12 vừa qua tại Philippines. Ông đồng thời nhấn mạnh, tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông cần được giải quyết một cách hòa bình.
Đô đốc Locklear còn khẳng định rằng nước Mỹ luôn luôn bảo vệ quyền tự do đi lại trên biển ở mọi nơi trên thế giới, chứ không riêng gì tại vùng Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông.
Phát biểu của Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương được đưa ra vào lúc tâm lý lo ngại gia tăng về nguy cơ quyền tự do hàng hải trong khu vực bị Trung Cộng đe dọa.
Trung Cộng Tuyên bố chủ quyền trên toàn Biển Đông, bất chấp các tuyên bố chủ quyền của các láng giềng Đông Nam Á từ Philippines, Việt Nam cho đến Brunei, Malaysia. Một trong những hành động của Bắc Kinh gây lo ngại rất lớn trong khu vực là sự hiện diện lâu dài của tàu Trung Cộng tại bãi Scarborough, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, sau khi tiến vào khu vực này hồi tháng Tư vừa qua.
Không những thế mới đây, Bộ Ngoại giao Trung Cộng còn biện minh cho quyết định vừa được tỉnh Hải Nam ban hành, cho phép công an biên phòng chặn giữ, khám soát mọi tàu nước ngoài bị cho là thâm nhập trái phép vùng Biển Đông mà Bắc Kinh tự nhận chủ quyền.
No comments:
Post a Comment