Thứ Năm ngày 13.12.2012
Thời gian gần đây người dân đươc nghe những lời bàn tán về việc chính quyền Hà Nội thu thập ý kiến để sửa đổi hiến pháp 1992. Tin ấy được đón nhận với nhiều lạc quan và hy vọng. Nhưng sau khi đọc Tờ trình của ông chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng ngày 19 tháng 10 năm 2012 gửi các đại biểu quốc hội, thì ai nấy đều thất vọng. Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài Quan Điểm của LLDTCNTQ với tựa đề: "Sửa Đổi Hiến Pháp" qua sự trình bày của Hải Nguyên để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Ai trong chúng ta cũng biết rằng có sai thì có sửa, sửa cho đúng, cho tốt hơn, có thiếu sót thì bổ túc cho đầy đủ, làm dở thì làm lại cho hay hơn, đã tốt thì làm cho hoàn hảo và tốt hơn, đó là lẽ thường trong sinh hoạt hàng ngày của đời sống xã hội con người.
Là công dân của một quốc gia ai cũng biết rằng hiến pháp là nền móng để xây dựng tòa nhà cho toàn dân chung sống trong hạnh phúc lâu dài. Nên hiến pháp phải thể hiện được ý chí, nguyện vọng của toàn dân.
Trong ngôn ngữ chính trị và luật pháp, các nhà chuyên môn về hiến pháp, các giáo sư danh tiếng về chính trị có những định nghĩa khác nhau về hiến pháp, nhưng tựu chung đều có cùng những ý tưởng chính, đó là một khế ước giữa người dân và người được trao quyền thực hiện những nguyện vọng chung cho cả dân tộc, và hiến pháp là văn kiện cao nhất, quan trọng nhất qui định những đường nét quan trọng, định hình nền chính trị của quốc gian, trong ấy điểm cốt lõi là xác định quyền tối thượng thuộc về nhân dân.
Trong tiến trình sửa đổi và bổ sung hiến pháp 1992 tại Việt Nam do nhà cầm quyền Hà Nội đề ra, đã có rất nhiều ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu, giới trí thức trong và ngoài nước, kể cả những cựu đảng viên CS. Có những đóng góp rất xây dựng, đầy tâm huyết, nặng lòng với tương lai dân tộc. Thế nhưng tiếc thay, những đóng góp tim óc ấy xem ra đã bị gạt qua một bên, nếu không nói rằng bị ném vào thùng rác. Nhận xét này không quá đáng, nếu ai đã đọc kỹ Tờ Trình mang số 194/TTr-UBDTSĐHP (Ủy Ban Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp)ngày 19 tháng 10 năm 2012 của ông chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng gửi đại biểu quốc hội vừa qua.
Một cách tổng quát, nếu so sánh bản hiếp pháp 1992 với bản hiến pháp 1946, thì bản 1992 đã thụt lùi khá xa về các điểm cơ bản. Còn nếu xem bản dự thảo do Ủy Ban Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp 1992 do quốc hội đương nhiệm đúc kết, thì sự thụt lùi lại còn xa hơn bản 1992 nữa.
Có lẽ các thành viên trong Ủy Ban dự thảo chẳng có một ý niệm cụ thể nào về sự tương quan giữa người dân và nhà nước. Họ không thấy hay cố tình không thấy những đổi thay của thế giới trong hai thế kỷ qua về ý thức dân chủ, về vị trí của người công dân trong một quốc gia độc lập và có chủ quyền, họ cũng không nhận ra sự bùng phát ý thức dân chủ trong những nước chậm tiến hôm nay. Vì đọc những dòng chữ trong tờ tình người ta có cảm tưởng các đại biểu quốc hội Việt Nam vẫn đang họp ở hang Pac Bó năm nào. Vì chỉ thấy đầy dẫy những mỹ từ mị dân nghe rất kêu, nhưng thực chất đó là vỏ bọc che đậy cả một ý đồ đen tối của đảng CSVN. Đảng CS đã và vẫn muốn sử dụng bản hiến pháp như một dụng cụ để bóp nghẹt tất cả những quyền cơ bản thiêng liêng nhất của con người.
Các thành viên trong Ủy Ban khi soạn bản dự thảo sửa đổi hiến pháp đã phải tuân thủ 3 điều hướng dẫn làm kim chỉ nam, cùng 6 quan điễm và 9 mục tiêu do Bộ chính trị đưa xuống. Trong ấy phải trung thành với cương lĩnh và các văn kiện của đảng. Phải trung thành với chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tửơng Hồ Chí Minh, và phải bảo đảm sự lãnh đạo của đảng.
Đáng lẽ cương lĩnh của một chính đảng phải dựa vào hiến pháp quốc gia để soạn thảo hầu thực hiện nguyện vọng chung của cả dân tộc, trong ấy có sự góp sức tích cực của nhiều chính đảng, đàng này hiến pháp cuả quốc gia lại phải dựa vào sự vạch đường chi lối, và phải nằm trong khuôn khổ cương lĩnh của một đảng, mà con số đảng viên chưa đến 4% dân số, thì đó là một điều vô cùng ngịch lý. Phải chăng đảng CS VN coi hiến pháp của quốc gia không hơn một bản liệt kê công tác do bộ chính trị và ban tuyên giáo đưa xuống cho một chi bộ đảng thi hành.
Bấy nhiêu điều đã quá đủ cho thấy sự thụt lùi rất xa đối với sự kỳ vọng của toàn dân. Sự tụt hậu của đất nước hôm nay chính là hệ quả do chủ nghĩa lỗi thời Mac-Lênin gây ra. Ngay cả trung Cộng hôm nay thật sự có còn trung thành với chủ thuyết Mac-Lenin nữa hay không? Và những người trong thành phần lãnh đạo đảng CSVN lúc này thật sự có còn là CS theo Mac-Lenin hay đã hoàn toàn biến chất. Nếu còn thì đây là lúc cần đấu tranh giai cấp hơn bao giờ hết, vì giai cấp công nông lao động tại Việt nam hôm nay đang bị bóc lột rất tàn nhẫn bởi một giai cấp thống trị giàu có sống trên xương máu mồ hôi của thành phần đói nghèo.
Người dân Việt Nam muốn biết, quí vị đại biểu đại diện cho nhân dân, hay vì quí vị là đảng viên CS nên phải tuyệt đối tuân theo chỉ thị của đảng để phản lại ý nguyện của cử tri mà quí vị là đại diện. Người dân cả nước không muốn tiếp tục phải hổ thẹn về những người đại diện của mình tại quốc hội, cơ quan được coi là quyền lực nhất nước, nhưng thực chất chẳng có chút quyền hành gì; và như thế quí vị chỉ là những con múa rôí trong cái quốc hội bù nhìn mà thôi.
Tóm lại cho dù bản hiến pháp 1992 có được sửa đổi, bổ sung và sắp xếp lại thế nào đi nữa, mà nội dung chính vẫn phải gò bó trong cái khung, cái cũi của đảng CSVN thì đó cũng chính là cái gông, cái xiềng tiếp tục trói chặt và ngăn chặn sự tiến bộ của dân ta vậy.
No comments:
Post a Comment