5 Cây Bút Việt Nam Được Trao Giải Nhân Quyền Quớc Tế Năm 2012
Hôm qua thứ Năm 20/12/2012, Tổ chức Nhân quyền Human Rights Watch có trụ sở tại New York - Hoa Kỳ đã ra thông báo về việc trao giải thưởng Nhân quyền năm 2012.
Việt Nam có 5 cây bút được trao giải thưởng này, đó là Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Minh Hoàng và Vũ Quốc Tú, hiện đều đang ở tại Việt Nam,.
Những cây bút được ca ngợi như những người “đã phải chịu đựng nhiều và đang tiếp tục đối mặt với những nguy cơ đe dọa các quyền cơ bản của mình”. Ông Lawrence Moss, điều phối viên chương trình của Human Rights Watch và cũng là chuyên gia được Liên Hiệp Quốc mời tư vấn về nhân quyền viết về những người được giải năm nay:
“Giải thưởng Hellman/Hammett giúp cho các cây viết là nạn nhân chỉ vì hoạt động công bố thông tin, thể hiện ý tưởng, hay vì phê phán hoặc đụng chạm tới những người nắm quyền”.
Giải thưởng sẽ trao bằng tiền để trợ giúp những cây bút vốn vì công việc đưa tin mà chịu sự đối xử hà khắc của chính quyền.
Trị giá của giải thưởng này là 10 nghìn Mỹ kim cho một người, và từ 23 năm qua, đã có hơn 750 người trên toàn thế giới được giải.
Dân Biểu Canada Đòi Nhà Cầm Quyên Việt Nam Trả Tự Do Ngay Cho Nhà Hoạt Động Trần Thị Thúy
Hai dân biểu Canada vừa gửi thư cho Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng cộng sản Việt Nam bày tỏ sự quan ngại về tình trạng “vi phạm nhân quyền có hệ thống” tại Việt Nam, trong đó có trường hợp giam cầm bà Trần Thị Thúy. nhà hoạt động đấu tranh cho quyền lợi đất đai của người dân.
Dân biểu Judy A. Sgro nêu rõ bà Thúy bị giam giữ trái phép, bị đưa ra tòa trong một phiên xử không minh bạch và bất công, bị ngược đãi trong tù.Bà Sgro lên án đây là những vi phạm trầm trọng luật pháp quốc tế về nhân quyền căn bản của công dân và đề nghị chính quyền Việt Nam phải nỗ lực ngăn chặn tình trạng bất công đó nếu muốn được tiếng là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Còn dân biểu Wayne Marston kêu gọi Thủ tướng Dũng tôn trọng Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã tự nguyện ký kết và đáp ứng yêu cầu phóng thích bà Trần Thị Thúy. Ông nói:
“Trong các cuộc đối thoại nhân quyền với Việt Nam, chúng ta cần phải xem xét mọi khía cạnh hành động nhân quyền của Hà Nội và vụ việc này cần phải được xem xét cùng với các vi phạm nhân quyền khác của Việt Nam”.
Tháng 5 /2011, bà Trần Thị Thúy cùng 6 nhà hoạt động khác ở Bến Tre bị kết án về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Bà Thúy bị tuyên phạt 8 năm tù.
Việt Nam Là Một Trong 3 Nước Mua Vũ Khí Của Nga Nhiều Nhất
Tổng thống Vladimir Putin cho biết năm 2012 xuất khẩu vũ khí của Nga đạt mức kỷ lục 14 tỷ Mỹ kim và Việt Nam, Ấn Độ, Algeria vẫn là thị trường lớn nhất. Chuyên gia quân sự Nga, Ilya Kraminik, cho biết hiện tại sự hợp tác quân sự giữa Nga với Việt Nam được dựa trên các tiêu chí hoàn toàn khác so với thời Liên Xô cũ. Giờ đây, Nga đang bán rất nhiều vũ khí cho Việt Nam dựa trên cơ sở thương mại.
Trung tâm Phân tích Thương mại Vũ khí Thế giới đánh giá từ năm 2008 đến 2011, xuất khẩu võ khí của Nga sang Việt Nam trị giá 1,88 tỷ Mỹ kim, chiếm 6,3% tổng lượng xuất khẩu vũ khí của Nga. Từ nay đến 2015, vũ khí xuất khẩu của Nga sang Việt Nam sẽ đạt 2,43 tỷ Mỹ kim, tức chiếm 7,6%.
Việt Nam đã ký nhiều hợp đồng lớn mua vũ khí từ Nga và chương trình lớn nhất là việc chuyển giao các tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo 636 có trang bị thêm hệ thống phi đạn hành trình chống hạm Club-S cho hải quân Việt Nam giữa lúc căng thẳng vì tranh chấp Biển Đông đang tiếp tục leo thang.
Trung tâm Phân tích Thương mại Vũ khí Thế giới đánh giá từ năm 2008 đến 2011, xuất khẩu võ khí của Nga sang Việt Nam trị giá 1,88 tỷ Mỹ kim, chiếm 6,3% tổng lượng xuất khẩu vũ khí của Nga. Từ nay đến 2015, vũ khí xuất khẩu của Nga sang Việt Nam sẽ đạt 2,43 tỷ Mỹ kim, tức chiếm 7,6%.
Việt Nam đã ký nhiều hợp đồng lớn mua vũ khí từ Nga và chương trình lớn nhất là việc chuyển giao các tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo 636 có trang bị thêm hệ thống phi đạn hành trình chống hạm Club-S cho hải quân Việt Nam giữa lúc căng thẳng vì tranh chấp Biển Đông đang tiếp tục leo thang.
Mỹ Tái Xác Nhận Việc Áp Thuế Chống Phá Giá Trên Tháp Điện Gió Việt Nam
Sau nhiều tháng trời điều tra,ngày 18/12/2012 Bộ Thương mại Mỹ đã khẳng định là cần phải áp thuế chống phá giá và trợ giá trên một số loại tháp điện gió nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc, cũng như mắc áo thép của Việt Nam. Theo chính quyền Mỹ, các sản phẩm này đã được bán vào lãnh thổ Mỹ với giá thấp hơn giá thành, gây thiệt hại cho giới sản xuất Mỹ.
Trong một bản thông cáo, Bộ Thương mại Hoa Kỳ xác định là tháp điện gió Việt Nam đã thâm nhập thị trường Mỹ với giá thấp hơn giá thành từ 51,5 và 58,4%, trong lúc mặt hàng Trung Quốc thì bị ‘ghìm giá’ theo tỷ lệ từ 44,9% đến 70,6%. Sản phẩm Trung Quốc còn bị xét là được trợ cấp bất hợp pháp với mức từ 21,8% đến 34,8% tùy từng trường hợp.
Căn cứ vào các thẩm định kể trên, Bộ Thương mại Mỹ đã «chỉ thị cho các cơ quan thuế vụ và hải quan thu tiền ký quỹ của các nhà xuất khẩu Việt Nam và Trung Quốc tương ứng với mức phá giá được xác định».
Trong bản phuc trình sơ bộ công bố cuối tháng 7 vừa qua, bộ Thương mại Mỹ đã cho biết chi tiết về các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc bị cho là đã bán phá giá vào Mỹ. Trung Quốc có đến sáu công ty bị phạt, còn Việt Nam chỉ có một công ty duy nhất thuộc tập đoàn Hàn Quốc CS Wind Group.
Xin nhắc lại là Bộ Thương mại Mỹ đã mở một cuộc điều tra vào tháng Giêng vừa qua về cáo buộc của giới sản xuất tháp điện gió Mỹ là sản phẩm nhập từ Trung Quốc và Việt Nam đã cạnh tranh bất chính với hàng sản xuất tại Hoa Kỳ. Sau đó vài tháng, chính quyền Mỹ đã loan báo các hình phạt tạm thời trong khi chờ đợi kết qua điều tra cặn kẽ.
Quyết định 18/12/2012 là kết luận chung cuộc của Bộ Thương mại, nhưng còn phải chờ phán quyết tối hậu của Ủy ban Thương mại Quốc tế của Mỹ ITC vào ngày 31/01/2013. Chỉ khi nào được ITC phê chuẩn thì chính quyền Mỹ mới được quyền thu thuế chống phá giá và trợ giá. Lúc ấy, tiền ký quỹ mà các doanh nghiệp Việt Nam hay Trung Quốc phải nộp sẽ biến thành tiền đóng thuế.
Trong một thông báo khác, Bộ Thương mại Mỹ cũng xác nhận việc mắc áo thép nhập từ Việt Nam đã được bán phá giá theo mức từ 157% đến 220,68%, đồng thời cũng được trợ cấp với tỷ lệ từ 31,58% đến 90,42%.
No comments:
Post a Comment