Tại Hà Nội 22 người bị băt khi tham gia biểu tình chống Trung Quôc xâm lược
Cùng với Sài Gòn, sáng Chủ nhật 9/12/2012, ở Hà Nội hàng trăm người đã tham gia biểu tinh chống Trung Quốc xâm lược. Người biểu tình đã mang biểu ngữ và hô to nhiều khẩu hiệu như "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam ; "Láng giềng khốn nạn - Thôn tính tương lai" , "Đả đảo bè lũ Tập Cận Bình"
Khoảng 200 người đã có mặt bên ngoài Nhà hát thành phố và tuần hành qua các đường phố trung tâm với ý định tiến về hướng đại sứ quán Trung Quốc, có công an đi theo canh chừng.
Sau độ 30 phút, công an đã dồn 22 người biểu tình lên một chiếc ô tô buýt. Một trong những người bị bắt cho biết mọi người bị đưa đến trại giam Lộc Hà ở huyện Đông Anh và tố cáo : "Họ đã đàn áp những người biểu tình yêu nước, họ đã công khai thừa nhận rằng họ đã tiếp tay cho giặc. Chủ quyền đất nước đã bị xâm phạm, ngư dân chúng tôi bị bắt, bị đánh...
Ngay tức khắc, những hình ảnh liên quan đến cuộc biểu tình đã được tải lên các trang blog và trang mạng xã hội.
Cảnh báo nguy cơ Việt Nam giảm xuất khẩu
Do cơ cấu hàng xuất khẩu quá phụ thuộc vào khoáng sản, gia công và nông sản chưa chế biến, có giá trị gia tăng thấp nên các doanh nghiệp trong nước đang đuối sức. Trong khi đó, thế mạnh xuất khẩu thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào của các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu đã giảm mạnh, chủ yếu ở khu vực kinh tế trong nước, khi nhập khẩu thấp hơn 7,3% so với cùng kỳ và xuất khẩu chỉ tăng 0,8%.
Bộ Công Thương đã cảnh báo về nguy cơ giảm xuất khẩu trong tương lai do nhập khẩu nguyên phụ liệu sụt giảm. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu máy móc thiết bị năm 2012 chưa đến 4% trong khi mọi năm tốc độ nhập khẩu các mặt hàng này trung bình tăng từ 15% - 20%/năm.
Nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước tiếp tục giảm nhưng nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tăng cao, vì phần lớn là nhập nguyên vật liệu để gia công, lắp ráp.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa hồi phục bền vững, còn nhiều rủi ro thì đầu ra cho hàng hóa Việt Nam vẫn chưa ổn định. Đặc biệt, Việt Nam đang thực hiện xóa bỏ và giảm thiểu các trợ cấp xuất khẩu theo cam kết hội nhập trong khi việc sử dụng các hàng rào kỹ thuật, đặc biệt là hàng rào về chất lượng.
Trao thỉnh nguyện thư Triệu con tim - Môt tiếng nói đên Bộ Ngoại giao Uc và môt số nươc châu Âu.
Sáng hôm qua Chủ nhật 9/12/2012, đông đảo người Việt tại Úc đã tụ về Quảng trường Freedom Plaza, thành phố Sydney tham dự lễ trao Thỉnh nguyện thư Triệu con Tim - Một tiếng nói cho đại diện Bộ Ngoại Giao Úc.
Luật sư Võ Trí Dũng, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu đã hoan nghênh công sức của cộng đồng người Việt tại Úc đã đóng góp cho chiến dịch Triệu con tim- Một tiếng nói thành công tốt đẹp..
Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong, Trưởng ban tổ chức, trao bản Thỉnh nguyện thư đến Dân biểu Chris Hayes, Đại diện Bộ Ngoại giao Úc.
Dân biểu Hayes bày tỏ cảm nghĩ của ông về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Bài phát biểu đã bị đứt quãng nhiều lần trong những tràng pháo tay vang dội của người tham dự. Ông Hayes cũng hân hoanđón nhân áo in hinh chiến dịch.
Các bạn trẻ tại Sydney đã làm nhiều người tham dự tham dự cảm động và nức lòng qua những bản nhạc yêu quê hương và dân tộc..
Được biết, Ngày 7/12/2012, Luật sư Nguyễn Anh Tuấn, đại diện cho Đài truyền hình SBTN từ Hoa Kỳ, và phái đoàn người Việt tại thủ đô Luân Đôn đã đến Bộ Ngoại giao Anh để chuyển thỉnh nguyện thư Triệu con tim - Một tiếng nói.
Cùng ngày 7/12/2012, Thỉnh Nguyện Thư cũng đã được chuyển đến Bộ Ngoại giao Đức, và Bộ Ngoại Giao Bỉ.
Ai Cập hủy bỏ sắc lệnh của tổng thống
Tổng thống Ai Cập Mohammed Morsi bãi bỏ một sắc lệnh do ông ban hành vào tháng trước vốn mở rộng mạnh mẽ quyền hạn của ông và làm châm ngòi nhiều cuộc biểu tình giận dữ, theo giới chức nước này.
Tuy nhiên, cuộc trưng cầu dân ý vốn gây tranh cãi về một dự thảo hiến pháp vẫn sẽ xúc tiến theo kế hoạch vào ngày 15/12 sắp tới
Những nhà chỉ trích đối với ông Morsi đã buộc tội ông hành động như một nhà độc tài, nhưng Tổng thống nói ông đang bảo vệ cuộc cách mạng.
Một số nhân vật đối lập đã nhanh chóng bác bỏ động thái mới nhất của ông Morsi.
Nghị định của ông Morsi hôm 22/11 tước bỏ bất kỳ quyền phản đối nào của tư pháp đối với các quyết định của ông và gây ra các cuộc biểu tình bạo lực trên đường phố Cairo.
"Nghị định về hiến pháp được bãi bỏ từ thời điểm này ", ông Selim al-Awa, một chính trị gia Hồi giáo đóng vai trò phát ngôn viên cho một cuộc họp giữa ông Morsi với các nhân vật chính trị và công chúng vào ngày thứ Bảy 8/12 nói.
Tuy nhiên, ông cho biết cuộc trưng cầu dân ý về một hiến pháp mới vẫn sẽ được tiến hành vì việc tổng thống đình hoãn nó sẽ không phù hợp với pháp luật.
No comments:
Post a Comment