Thứ Bảy ngày 15.12.2012
Lịch sử nhân loại đã sang trang, nhưng CSVN vẫn ngoan cố bám víu quyền lực và quyền lợi phe nhóm kể cả việc mãi quốc cầu vinh bất kể sự thống khổ của nhân dân. Trong khi các chính quyền dân chủ trên thế giới lắng nghe tiếng nói của người dân qua từng lá phiếu trong những cuộc bầu cử đa đảng công khai và công bằng, thì CSVN cương quyết bám chặt điều 4 Hiến Pháp bất chấp sự phản đối của toàn dân. Mời quý thính giả nghe phần Bình Luận của Đà Giang với tựa đề: “Sự Đồng Thuận Của Người Dân Và Xã Hội Dân Sự”, sẽ được Vân Khanh trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay
Khái niệm dân chủ, tuy đa dạng và tuỳ thuộc vào hệ thống chính quyền cũng như điều kiện của mỗi quốc gia. Tuy nhiên có một yếu tố không thể thiếu trong một nền dân chủ chân chính: đó là sự đồng thuận của người dân. Anh ngữ trong chính trị học thường dùng để diễn tả khía cạnh cốt lõi này gọi là: "the consent of the governed".
Khái niệm độc tài, thì hoàn toàn trái ngược lại. Bằng chứng là các chính quyền độc tài không cần sự đồng thuận của người dân.
Chính trị học phân định biên giới rõ rệt giữa 2 thực thể trong xã hội. Chính quyền (the state) bên này, và xã hội dân sự (civil society) bên kia. Xã hội dân sự bao gồm các hội đoàn, tập thể, các lực lượng kinh tế, các cơ sở tôn giáo, các phe nhóm sắc tộc, và các cá nhân thành viên của mọi tập thể...Theo định nghĩa trên, chúng ta có thể đồng hoá khái niệm "người dân" với khái niệm "xã hội dân sự". Sự khác biệt quan trọng giữa "người dân" là những cá thể vô tổ chức, và "xã hội dân sự" là sự quy tụ những cá thể dưới nhiều dạng thức khác nhau, có ảnh hưởng mạnh mẽ trên chính quyền. Từ đó chúng ta kết luận, trong một chế độ dân chủ chính quyền luôn cần sự đồng thuận của xã hội dân sự. Nhưng dưới một thể chế độc tài, thì yếu tố này cho là không không cần thiết.
Khi quan sát một vài hiện tượng chính trị xảy ra trên thế giới trong tháng 10 và 11/ 2012, chúng ta thấy sự tương phản giữa cuộc bầu cử tổng thống công khai và dân chủ tại Hoa Kỳ bên này, và bên kia là đại hội đảng CSTQ, được bầu theo kiểu thâm cung bí sử hầu chuyển nhượng quyền lực sang một thế hệ lãnh đạo độc tài mới, lên kế nhiệm Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Họ Ôn nay đã rời khỏi chức vụ, sau khi đại gia đình của ông ta vơ vét một tài sản khổng lồ lên đến 2.7 tỷ Mỹ kim.
Tại các quốc gia nhỏ hơn như Việt Nam và Phi Luật Tân cũng có những hiện tượng tương phản.
Vào ngày 14/11/2012, báo ViệtNam Net loan tải lời tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sau khi ông ta bị quốc hội bù nhìn chất vấn về những khuyết điểm mà chính ông đã công nhận trong Hội Nghị Trung Ương 6 của đảng CSVN.
Ông Dũng tuyên bố:
"Đảng lãnh đạo trực tiếp tôi, hiểu rõ về tôi. Đảng ta là đảng cầm quyền lãnh đạo nhà nước và toàn xã hội. Đảng đã phân công tôi tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng chính phủ, quốc hội bỏ phiếu bầu tôi làm Thủ tướng chính phủ, thì tôi sẵn sàng chấp nhận và hoàn thành nghiêm túc mọi quyết định của đảng, của quốc hội. Tóm lại, có thể nói gần suốt cuộc đời tôi theo đảng, cách mạng, dưới sự hoạt động trực tiếp của đảng, tôi không chạy, tôi cũng không xin, tôi không thoái thác nhiệm vụ gì mà đảng và nhà nước phân công. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc như đã làm trong suốt 51 năm qua."
Theo tinh thần của lời tuyên bố trên, ông Dũng bất cần nhân dân và xã hội dân sự Việt Nam có đồng thuận cho ông làm thủ tướng hay không! Ông chỉ cần đảng và chỉ phục vụ cho đảng mà thôi! Ông Dũng cũng giống mọi lãnh tụ CS khác trên thế giới rất chuyên nghiệp trong việc dùng bạo lực, dối trá và xảo ngữ để cai trị dân chúng.
Tại Phi Luật Tân, vào tháng 10/2012, Tổng thống Benigno Aquino và nhóm kháng chiến: là Mặt Trận Giải Phóng Hồi Giáo Moro (Moro Islamic- Liberation Front), qua lãnh tụ của họ là Murad Ebrahim đã ký một thoả hiệp sơ bộ tại Mã Lai. Họ muốn thiết lập một vùng tự trị Hồi Giáo tại đảo Mindanao vào năm 2016. Đây là một hòn đảo lớn nằm về phía Nam quần đảo Philippines. Dĩ nhiên từ đây đến năm 2016 còn nhiều chông gai, nhưng hai bên đã bắt đầu thương thuyết và nhân nhượng để đi đến mục tiêu chung.
Sự khác biệt giữa các chế độ dân chủ như Hoa Kỳ và Philippines, một bên thì cần sự đồng thuận của người dân, trong khi bên kia là các chế độ độc tài như TQ và Việt Nam hoàn toàn không cần sự đồng thuận của người dân.
Một chính quyền muốn có sự đồng thuận của người dân phải là một chính quyền chấp nhận những quy luật dân chủ chân chính, như chế độ chính trị đa đảng, luật bầu cử công khai và công bằng, đa số không vì sức mạnh của mình mà tiêu diệt thiểu số.
Vì là một môi trường cạnh tranh cởi mở và công bằng, nên các chế độ dân chủ ở mức độ phiến diện phơi bày những đường nét bất ổn. Chẳng hạn, công nhân có quyền biểu tình đòi tăng lương hay tranh đấu cho các phúc lợi khác, đôi khi đưa đến bạo động trên đường phố. Những cuộc biểu tình tại Nam Hàn thường rất bạo động, đưa đến những phản ứng không kém bạo động từ các lực lượng an ninh. Chính quyền phải huy động các lực lượng vũ trang để bảo vệ trật tự công cộng. Trong trường hợp Phillipines là một quốc gia mà đa số theo công giáo, những sắc tộc thiểu số theo Hồi Giáo không được ưu đãi. Vì thế họ bất mãn và dấy lên các phong trào kháng chiến vũ trang để thành lập những tiểu quốc Hồi Giáo độc lập.
Tuy nhiên chính quyền các quốc gia dân chủ luôn ý thức rằng, muốn có sự ổn định lâu dài chỉ có con đường thương truyết để tìm sự đồng thuận, thì mới giải quyết được vấn đề rốt ráo. Quan trọng hơn nữa là chính các phe nhóm thiểu số cũng ý thức điều này. Có thể khẳng định, mặc dù cuộc thương thuyết để đi đến một vùng tự trị cho nhóm Hồi Giáo tại Philippines còn nhiều chông gai, nhưng một khi thành công thì quốc gia này sẽ ổn định lâu dài, hơn là TQ và Việt nam.
Tổng thống Benigno Aquino và các cộng sự viên của ông ý thức rằng, các nhóm thiểu số Hồi Giáo là một thành phần cấu tạo của nhân dân và xã hội dân sự Philippines. Sự đồng thuận của họ là điều kiện tiên quyết cho việc ổn định chính trị lâu dài. Chính vì thế mà ông đã kiên trì thương thuyết.
Cộng Sản Trung Quốc chưa bao giờ thực sự thương thuyết với các nhóm sắc tộc thiểu số Hồi Giáo tại Tân Cương, dân tộc Mãn Châu tại vùng Đông Bắc, dân tộc Tây Tạng tại Tây Nam, và dân tộc Mông Cổ tại Nội Mông. Họ đã cai trị các dân tộc này bằng bạo lực và dối trá. Tuy ở mức độ phiến diện Trung Quốc phẳng lặng như tờ, nhưng sự phẳng lặng này hàm chứa các lượn sóng ngầm mãnh liệt, có tiềm năng bùng nổ và chia cắt Trung Quốc thành từng mảnh vụn.
Liên Bang Xô Viết trước thập niên 90 bề mặt cũng vô cùng ổn định, cho đến khi tan vỡ vì thiếu sự đồng thuận của các dân tộc bị trị. Trong khi Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ với 50 tiểu bang đa dạng và đa sắc tộc, mặc dù gặp nhiều sóng gió nhưng đất nước này luôn bền vững, bởi họ luôn lấy sự đồng thuận làm rường cột cho hiến pháp.
Đảng CSVN, điển hình là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, qua điều 4 hiến pháp, đã cai trị đất nước bất chấp sự đồng thuận của nhân dân và xã hội dân sự. Ngoài những cuộc biểu tình giới hạn chống Trung Quốc, các dân oan khiếu kiện, thì tình hình chính trị tại Việt Nam có vẻ phẳng lặng. Nhưng nhìn vào sự bất mãn và phẩn nộ của tòan dân đối với chính quyền ngày càng dâng cao trên khắp mọi miền đất nước, điều này cho thấy chẳng chóng thì chày ngày tàn của chế độ phi nhân này đương nhiên sẽ đến trong nay mai!
Đà Giang
No comments:
Post a Comment