Saturday, August 1, 2020

Vua Thành Thái

Danh Nhân Nước Việt

Kính thưa quý thính giả, một ông vua thông minh, hiếu học, cầu tiến, có tinh thần yêu nước, là vị vua thứ 10 trong 13 đời vua triều Nguyễn. Ông gần gũi với dân chúng, thường xuyên di hành thăm dân tình nên dân gian có câu ca dao nói về ông:

Kim Long có gái mỹ miều,

Trẫm thương, Trẫm nhớ, Trẫm liều, Trẫm đi.

Qua chuyên mục Danh Nhân Nước Việt tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Vua Thành Thái  của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.

Việt Thái

Vua Thành Thái tên là Nguyễn Phúc Bửu Lân, sinh ngày 14/3/1879 tại Huế, là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Phan Thị Điều. Ông là cháu nội của Thoại Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Y.

Năm ông 4 tuổi, vua cha Dục Đức bị phế và chết trong tù. Đến nǎm 9 tuổi, vì ông ngoại là Phan Đình Bình (Thượng thư bộ Hộ) mắng vua Đồng Khánh nịnh bợ, thân Pháp, chiêu dụ vua Hàm Nghi đầu hàng nên ông ngoại ông bị vua Đồng Khánh bắt giam cho đến chết. Bửu Lân phải cùng bà mẹ Từ Minh, lên kinh đô, chịu sự quản thúc, sống trong cảnh thiếu thốn.

Ngày 28/1/1889, vua Đồng Khánh lâm bệnh băng hà. Khi đó con vua Đồng Khánh là Bửu Đảo mới 3 tuổi không nối ngôi được, nên Bửu Lân được đăng cơ lấy hiệu là Thành Thái đúng ngày mùng 2 Tết Kỷ Sửu.

Theo sách Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn, Thành Thái là vị vua ham học hỏi. Ngoài việc học cả chữ Nho, chữ Pháp, ông còn cắt tóc ngắn, mặc âu phục, học lái xe hơi, làm quen với vǎn minh phương Tây.

Ông nghiên cứu các loại vũ khí, giao cho họa sĩ Lê Vǎn Miến (người tốt nghiệp trường mỹ thuật Paris) vẽ hình mẫu các khẩu súng Pháp, các loại vũ khí hiện đại. Nhiều lần bị phát hiện, ông phải giả điên, xé hết các bản vẽ.

Ông khinh ghét bọn quan lại xu nịnh và cũng rất căm ghét thực dân xâm lược. Khi khâm sứ Leveque đi công cán ở Hà Nội, Thượng thư Trương Như Cương muốn lập công nên tổ chức cho triều đình đưa tiễn. Ông giả bộ đau chân để từ chối việc này.

Trong dịp di phục Bắc tuần năm 1902, tận mắt chứng kiến nhân dân bị thực dân Pháp chà đạp, bóc lột dân chúng, nên ông làm bài thơ bộc lộ ý muốn theo các bậc tiền nhân đánh đuổi kẻ thù xâm lược.

Giai đoạn đầu mới lên ngôi, lúc rảnh rỗi, ông thường di phục xuất tuần để tận mắt chứng kiến cuộc sống của dân chúng. Ông tìm các cô gái trẻ có lòng với đất nước, tổ chức thành đội quân tóc dài. Việc tuyển mộ và huấn luyện được tổ chức bí mật. Ông tự bỏ tiền lo chi phí ăn ở cho đội nữ binh, cho nữ binh mặc võ phục và bắt phải luyện tập võ nghệ mỗi ngày. Ngoài các cô gái ở Kim Long, ông còn tuyển các cô gái làng An Ninh. Một số tài liệu ghi lại rằng, ông đã kết nạp được 200 người chia thành 4 đội để chuẩn bị thời cơ nổi dậy chống Pháp. Trong khi đội nữ binh đang phát triển thì Cơ Mật Viện báo tin cho Khâm sứ Pháp.

Lấy cớ ông không chịu phê chuẩn tấu chương của Pháp khi đòi thăng quan cho một số tay sai, Khâm sứ Leveque đã tước quyền ông, giao triều đình cho Hội đồng Thượng thư với lý do là ông mắc bệnh tâm thần và buộc ông thoái vị.

Sau đó, ông bị Pháp đưa đi an trí tại Vũng Tàu. Đến năm 1916, Pháp đày ông và con trai là vua Duy Tân qua đảo Réunion (Châu Phi). Năm 1947, ông được trở về sống ở Sài Gòn cho đến khi mất vào ngày 20/3/1954, hưởng thọ 75 tuổi. Ông được an táng tại khuôn viên thành An Lăng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.

*****

Mặc dù lên ngôi khi mới 10 tuổi trong bối cảnh đặc biệt của triều Nguyễn là không có “di chiếu” và “ngọc tỷ truyền quốc”, nhưng vua Thành Thái được giới sĩ phu đánh giá là người có óc cầu tiến, yêu nước và chống thực dân Pháp. Ông không “bài ngoại” nên ngoài việc học chữ Nho, chẳng những ông học thêm tiếng Pháp mà còn khuyến khích quần thần đọc sách báo Pháp. Đích thân ông tìm hiểu và nghiên cứu các thiết bị kỹ thuật tân tiến của Tây phương như tàu thuyền và vũ khí, với ước vọng đưa đất nước tiến lên theo nền văn minh của nhân loại.

Ông thích văn hóa Tây phương nhưng cũng không quên lo việc học cho người dân. Ông đích thân đốc thúc, hoàn thành việc biên soạn và in ấn bộ sách Thực lực Chính biên đệ tứ kỷ viết về vua Tự Đức. Ngoài ra, ông cũng cho tu sửa và mở rộng Ấn Thư Cục để chứa các tài liệu, biên soạn và in sách Lịch triều thực lục, Lịch triều thánh chế thi văn.

Dưới triều vua Thành Thái tuy vẫn còn có những cuộc vận động chống Pháp, nhưng nhìn chung tình hình Việt Nam đã đi vào ổn định, có nhiều công trình mới được xây dựng. Nhất là ở kinh đô Huế, các bệnh viện, trường Quốc họcchợ Đông Bacầu Trường Tiền… đều được xây dựng vào thời kỳ này. Năm 1896, chính ông đã gợi ý việc thành lập trường Quốc học Huế với Thượng thư Ngô Đình Khả, nên nhà cầm quyền Pháp buộc phải chấp thuận cho tiến hành công trình xây cất.

Người Pháp bị ông chống đối nên họ có thành kiến với ông. Có tài liệu viết rằng, ông đã đồng tình giúp đỡ tạo điều kiện cho Kỳ Ngoại Hầu Cường Để xuất dương theo cụ Phan Bội Châu sang Nhật. Và do ông bộc lộ tinh thần dân tộc cao độ nên ông bị người Pháp tìm cách ngăn trở, triệt hạ các chủ trương “ích nước lợi dân” và sau cùng ông phải bị lưu đày tại đảo Reunion, Phi châu.

Mặc dù cuộc đời ông bị nhiều uẩn ức, nhưng ông là vị vua được “lòng dân” khác hẳn với Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu tập đoàn cộng sản VN, luôn bị người dân chống đối qua việc dâng hiến đất đai và biển đảo cho Tàu cộng phương Bắc.

Hiện dân tộc Việt đang đứng trước bờ sinh tử tồn vong, bọn Tàu cộng đã và đang tràn ngập khắp mọi miền của đất nước. Con dân nước Việt sẽ không còn cách nào khác hơn là cùng vùng lên, phất cao ngọn cờ tự chủ, tranh đấu giải thể chế độ CSVN. Được như thế, VN mới có cơ hội thoát khỏi thời kỳ Bắc thuộc mới.

No comments:

Post a Comment