Sunday, August 23, 2020

1945: cơ hội lịch sử

Nói Với Người Cộng Sản

 Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục “Nói với người cộng sản”. Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. “Nói với người cộng sản” do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Tâm Anh

Tiến Văn

Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội,

Cách đây tròn 75 năm, trên cả nước Việt Nam đều chứng kiến những thời khắc lịch sử sôi động, hào hùng nhưng đầy bất trắc và lo âu, bởi đây là thời điểm Việt Nam chúng ta đang đứng trước một cơ hội lịch sử có thể lấy lại được quyền tự quyết độc lập sau gần 100 năm sống dưới chế độ do người Pháp cai trị. Tháng 08 năm 1945, phát xít Đức, phát xít Nhật đều lần lượt bị lực lượng đồng minh đứng đầu là Hoa Kì và Liên Xô đánh đổ. Đây cũng là sự phối hợp lần đầu tiên và duy nhất giữa hai phe cộng sản và tư bản để cùng đánh tan kẻ thù chung là trục phát-xít ác độc đang có manh tâm thống trị thế giới.

Thế chiến thứ II cũng đã làm đảo lộn quyền lực ở nhiều nơi trong đó có Việt Nam chúng ta khi phát xít Nhật bành trướng xuống vùng Đông Nam Á và lật đổ quyền lực của người Pháp.

Trước cơ hội lịch sử đó, đa số người Việt Nam đều mong muốn giành lại chủ quyền từ tay người Pháp và Nhật.

Mong ước giành lại độc lập, chủ quyền cho người Việt Nam từ tay người Pháp đã được ấp ủ và cố gắng thực hiện từ rất lâu trước khi đảng cộng sản Việt Nam ra đời.

Các phong trào Cần Vương, Đông Du, các tổ chức, đảng phái Đông Kinh Nghĩa Thục, Quốc Dân Đảng, Duy Tân,… là những minh chứng cho thấy lòng yêu nước nồng nàn của người Việt Nam chúng ta. Trong xu thế đấu tranh giành độc lập đó, cũng nảy sinh các tư tưởng, tổ chức đi theo phong trào cộng sản quốc tế. Nhưng phong trào cộng sản quốc tế không thuần nhất, cũng đã bị chia rẽ, phân ra thành nhiều luồng tư tưởng quan điểm khác nhau. Vào thời điểm năm 1945 có hai xu hướng cộng sản chính là:  Đệ Tam Quốc Tế của Lenin, Stalin; và Đệ Tứ Quốc Tế của Trotsky – là một đồng sự của Lenin nhưng là đối thủ của Stalin.

Nói một cách ngắn gọn, những người đi theo Đệ Tam Quốc Tế là những người chấp nhận tư tưởng sắt máu, muốn dùng mọi bạo lực, thủ đoạn để lật đổ chủ nghĩa tư bản hòng thiết lập chế độ độc tài cộng sản.

Trong khi đó Đệ Tứ Quốc Tế có chủ trương ôn hòa hơn, có tư tưởng quan tâm tới tầng lớp cần lao, thợ thuyền, vô sản nhưng chống lại cách cai trị độc tài, sắt máu của Stalin. Ở Việt Nam chúng ta, người đi theo và cổ xướng điển hình cho Đệ Tứ Quốc Tế là Tạ Thu Thâu, một trí thức tài ba và vô cùng yêu nước.

Như chúng ta biết rõ, Hồ Chí Minh là người ít học nhưng gian xảo đã chọn đi theo Đệ Tam Quốc Tế.

Như chúng ta đã trao đổi nhiều lần, trước khi Nhật tuyên bố chính thức đầu hàng quân đồng minh, Nhật đã trao lại độc lập cho Việt Nam chúng ta bằng việc để cho vua Bảo Đại tuyên cáo độc lập và lập ra chính phủ độc lập đầu tiên toàn người Việt dưới sự điều khiển của Thủ tướng Trần Trọng Kim.

Nhưng sau đó, tổ chức cộng sản của Hồ và Giáp đã dùng nhiều thủ đoạn để cướp lại chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim. Điều này một lần nữa nhắc lại cho chúng ta rằng, Hồ và những người cộng sản theo Đệ Tam Quốc Tế đã cướp quyền từ người Việt Nam chúng ta chứ không phải “đánh Pháp, đuổi Nhật” như hệ thống tuyên truyền của cộng sản Việt Nam vẫn rêu rao.

Về Đệ Tứ Quốc Tế tại Việt Nam, lãnh đạo Tạ Thu Thâu đã bị Pháp bắt giữ năm 1940 sau khi Thế chiến II nổ ra và bị đày đi Côn-Đảo. Tháng 3 năm 1945, Tạ Thu Thâu ra tù và ngay lập tức hoạt động động trở lại để cổ xúy cho độc lập với phương châm hợp tác, đoàn kết thực thụ với mọi xu hướng, đảng phái yêu nước khác nhưng chống lại quan điểm Đệ Tam Quốc Tế của Hồ. Tạ Thu Thâu, là người gốc miền Nam tại Long Xuyên, đã có mặt tại miền Bắc và Hà Nội ngay trong những tháng ngày sắp kết thúc Thế chiến II. Tuy nhiên, cá nhân Tạ Thu Thâu và các hoạt động yêu nước của tổ chức của ông rất có ảnh hưởng và tiếng vang lại là một đối kháng, trở ngại cho mục tiêu giành quyền lực độc tôn của Hồ và Đảng Cộng sản Đông Dương (tiền thân của đảng cộng sản Việt Nam ngày nay).

Tháng 8 năm 1945 Tạ Thu Thâu từ Bắc trở về Nam để tiếp tục hoạt động, ông đã bị cộng sản của Hồ bắt giữ tại Quảng Ngãi và bị hành quyết vào khoảng tháng 9 năm 1945 khi ông mới có 39 tuổi. Thế là Việt Nam chúng ta đã mất đi một người con yêu nước còn tràn đầy sức lực, các phong trào chánh trị của Việt Nam mất đi một lãnh tụ cộng sản theo xu thế ôn hòa.

Việc thủ tiêu Tạ Thu Thu đã được chính Hồ xác nhận với báo giới tại Paris vào năm 1946.

Thưa anh chị em và quí vị, cho tới nay chúng ta hoàn toàn không còn ngạc nhiên về bản chất ác độc, tàn bạo của Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam bởi vì Hồ đã từng là một nhân viên, là một kẻ lãnh lương để làm việc theo chỉ lệnh của Đệ Tam Quốc Tế.

Ngày nay chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới đã sụp đổ. Đệ Tam hay Đệ Tứ Quốc Tế, trên bình diện chính trị, đều không còn tồn tại, nhưng cái bản chất độc đoán, hung ác, phi nhân của đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn nguyên như thời Hồ còn sống.

Sự hung ác này mới xảy ra vào đầu năm nay. Đó là cuộc tập kích khủng bố, bắt bớ nhiều người và giết hại dã man đảng viên cộng sản Lê Đình Kình 84 tuổi, chỉ vì cụ Kình quyết tâm chống tham nhũng, quyêt tâm bảo vệ đất đai cho dân làng Đồng Tâm.

Trong những ngày tháng 08 lịch sử này, chúng ta cần ôn lại chút ít lịch sử để hiểu rõ hơn ngọn nguồn của những tội ác mà Trọng và đồng bọn đang thực hiện ngày hôm nay.

Tâm Anh cùng Tiến Văn xin tạm biệt và hẹn gặp lại quí vị cùng anh chị em trong chuyên mục tuần tới.

23/08/2020

No comments:

Post a Comment