Tuesday, August 4, 2020

Người miền Nam: Từ người làm chủ, biến thành làm thuê ngay trên mảnh đất của mình

Bình Luận

Kính thưa quý thính giả, Đảng CSVN chủ trương kỳ thị người dân miền Nam Việt Nam và chính TBT/CTN Nguyễn Phú Trọng đã minh thị xác định rằng người lãnh đạo đảng phải “là người miền Bắc và có trình độ lý luận”. 

Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Thuận Đạo với tựa đề: Người miền Nam: Từ người làm chủ, biến thành làm thuê ngay trên mảnh đất của mình” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.

Hàng loạt thông tin gần đây trên báo chí cho thấy một tình cảnh khá tồi tệ cho miền Nam Việt Nam, nào là thành Hồ không được đầu tư đủ để phát triển hạ tầng làm đường sá kẹt cứng, ngập lụt, chỉ có một sân bay bị quá tải cả trên không lẫn dưới mặt đất, bến cảng thì chật chội, không kết nối, đường vành đai 2 thì chưa kết nối, đường cao tốc chỉ có 2, chi phí vận chuyển một container từ thành Hồ đi Hà Nội đắt gấp hai lần đi Mỹ, các tỉnh thành phố phía Nam thì có cơ sở hạ tầng lạc hậu, xập xệ, v.v…

Trong khi đó, nhìn ra Hà Nội và các tỉnh phía Bắc thì hạ tầng phát triển tốt, xung quanh Hà Nội có 14 đường cao tốc, hạ tầng Hà Nội cũng phát triển với 3 đường vành đai đã hoàn thiện, trong đó có một đường vành đai trên cao. Có bao giờ mọi người tự hỏi rằng tại sao?

Sau 1975, họ nhận ra mình bị lợi dụng trắng trợn như thế nào, đầu tiên họ tham gia vào bộ máy chính quyền, nhưng dần dần họ bị loại ra khỏi bộ máy bằng những người từ miền Bắc vào với lý lịch trong sạch theo chủ nghĩa lý lịch (một hình thức tinh vi để dần dần thay thế người miền Nam, được áp dụng triệt để và xuyên suốt) hoặc người do nhà nước đào tạo, đó là các ông/ bà Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, v.v…

Người miền Nam không nhận ra là mình đang bị lừa, vì thấy thành phần quốc hội, nhà nước, chính phủ có người miền Nam.

Bi kịch cho người miền Nam bắt đầu từ đây.

Thật ra các vị trí lãnh đạo cao cấp như Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội hoặc Phó Thủ tướng chỉ là “bù nhìn” trong hệ thống mà đảng CSVN toàn quyền định đoạt. Nếu quý vị có cơ hội tìm hiểu sâu hơn thì với nguyên tắc đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối và nguyên tắc tập trung dân chủ thì các cá nhân đứng đầu chẳng có một quyền hạn gì.

Quyền hạn thật sự nằm ở bên đảng, ở các cơ quan giúp việc, như văn phòng trung ương đảng, các ban của đảng, văn phòng chủ tịch nước, văn phòng quốc hội. Những chuyên viên cao cấp, các trợ lý thật ra mới là những người điều hành, chấp bút cho lãnh đạo. Họ tham mưu và chuẩn bị các văn bản, nếu họ bảo là trái quy định thì không lãnh đạo nào dám ký cả.

Với một câu nói bất hủ của ông Nguyễn Phú Trọng trong tiêu chí lựa chọn người đứng đầu đảng CSVN cho đại hội 12 phải là “người miền Bắc, có lý luận” đã đúc kết đầy đủ chính sách vùng miền và quyền quyết định.

Ở các cơ quan miền Bắc người ta thường dè bỉu người miền Nam, luôn có thành kiến xem người miền Nam là lười biếng, không biết ứng xử khéo léo, họ thường dùng từ “bọn miền Nam” để nói về người miền Nam. Với chủ nghĩa lý lịch, việc tiếp cận cơ hội học hành, nâng cao trình độ, du học, thì người miền Bắc chiếm tỷ trọng hơn 85%. Từ đó, họ có đủ điều kiện để được nhận vào làm việc và được bổ nhiệm ở vị trí cao trong bộ máy chính quyền.

Các bộ ngành trung ương là nơi tập trung quyền lực, khi xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thì họ làm sao để quyền hành chuyển vào tay của họ, để họ có quyền “ban phát”, mà ban phát là có tỷ lệ phần trăm “biết điều”. Các đại biểu quốc hội (chỉ phân bổ theo vùng miền, không căn cứ vào trình độ, đặc biệt là không có khả năng phản biện) làm sao có đủ trình độ và hiểu biết để mà biểu quyết các văn bản quy phạm pháp luật này.

Chắc mọi người cũng không lạ gì tiến độ giải ngân của đường sắt nội đô thành Hồ cứ ì ạch mãi, đó là điển hình của thủ tục xin cho, thẩm định, phê duyệt của các cơ quan trung ương mà người đứng đầu dự án này đã không “đủ trình” để biết cách “làm ăn”, “chung chi” với các cơ quan, đặc biệt là tại các bộ ban ngành trung ương. Có người nói rằng, nếu kinh phí đầu tư cho tòa nhà quốc hội hiện tại mà không bị “ăn xén” thì xây được hai tòa nhà như vậy. Qua đó đủ biết là “tỷ lệ” ăn chia đó cao như thế nào.

Từ các dữ liệu trên, việc đề xuất của thành Hồ dù có đúng cho tương lai tươi sáng của ngân sách trung ương và thành phố, chắc chắn là với bộ máy hiện tại không ai sẽ ủng hộ, không cán bộ công chức hiện tại nào trong bộ máy nhà nước lại để nguồn lợi cá nhân mình cho vài chục năm tới. Cái gì ăn được ngay là ăn lập tức, không chờ.

Vì vậy với đóng góp của các tỉnh thành phía Nam thì người thụ hưởng là các tỉnh thành phía Bắc với đa số người trong bộ máy là người miền Bắc, nhất là người “có lý luận”. Và chẳng ngạc nhiên khi hạ tầng miền Nam ngày càng lạc hậu, nền kinh tế miền Nam ngày càng suy kiệt, người miền Nam trở thành người làm thuê ngay chính trên quê hương của mình để đóng góp cho sự phát triển thịnh vượng của miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội.

Người dân miền Nam hãy cố gắng tiếp tục chịu đựng và hy sinh để nuôi bộ máy của đảng, nhà nước tại miền Bắc, “trái tim” của cả nước, đừng bao giờ kêu ca về tình trạng tồi tệ mà hãy tự nhận biết mình nằm ở đâu trong cỗ máy vận hành hiện tại của đất nước!

No comments:

Post a Comment