Sau đây, mời quý thính giả theo dõi bản Tin tóm lược với Minh Nguyệt & Vũ Đình.
1/ VN ÁP THUẾ BÁN PHÁ GIÁ LÊN THÉP TỪ TRUNG QUỐC
Bộ công thương Việt Nam vừa công bố áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép nhập cảng từ Hoa Lục, với mức thuế trung bình là hơn 20%. Đây là hành động sau hơn một tuần khi chính quyền Mỹ công bố áp dụng mức thuế 25% lên toàn bộ nhôm, thép nhập vào Mỹ.
Mức thuế tạm thời mới sẽ có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ban hành và có hiệu lực trong 120 ngày. Quyết định này được đưa ra sau khi bộ công thương bắt đầu tiến hành cuộc điều tra đối với thép nhập cảng vào Việt Nam từ Trung Quốc và Ấn Độ kể từ tháng 7 năm ngoái.
Kết quả điều tra xác nhận có hành vi bán phá giá. Tuy nhiên vì tỷ trọng thép Ấn Độ trong số hàng nhập cảng bị điều tra là dưới 3%, được coi là không đáng kể, nên được loại trừ khỏi biện pháp áp thuế chống bán phá giá tạm thời.
Theo số liệu của hải quan Việt Nam, lượng thép nhập cảng của Việt Nam đã tăng vọt lên hơn 12 triệu tấn vào năm 2024.Riêng trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 năm ngoái, Việt Nam đã nhập cảng gần 9 triệu tấn thép cán nóng, bằng 170% sản xuất trong nước.
Tổng giá trị các sản phẩm sắt và thép nhập cảng từ Trung Quốc năm ngoái là gần 12 tỷ Mỹ kim, theo dữ liệu hải quan của Việt Nam.
Quyết định đánh thuế lên thép từ Trung Quốc của Việt Nam diễn ra sau khi chính quyền Hoa Kỳ công bố mức thuế 25% đối với tất cả các mặt hàng thép nhập khẩu vào đầu tháng này, có hiệu lực vào ngày 4/3.
Mỹ hiện là 1 trong 10 thị trường xuất cảng thép lớn nhất của Việt Nam trong năm 2024. Theo thống kê của hải quan Hoa Kỳ, vào năm 2024, Việt Nam xuất cảng khoảng 1 tỷ rưởi thép và nhôm sang Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/7986064.html
2/ CON TRAI NGUYỄN TẤN DŨNG ĐƯỢC GIAO GIẢI QUYẾT CÁC VỤ KHIẾU KIỆN
Ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai cựu thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng, vào hôm qua được phân công làm trưởng ban chỉ huy 902 của thành ủy Sài Gòn.
Việc điều động này diễn ra đúng một tháng sau khi ông Nghị được điều chuyển về làm phó bí thư thường trực thành ủy Sài Gòn.Ban chỉ huy 902 có tên đầy đủ là ban kiểm tra, giám sát, đôn đốc giải quyết các vụ việc tồn đọng, vướng mắc và khiếu kiện đông người của thành phố.
Ông Nghị lên làm trưởng ban 902 thay cho ông Nguyễn Hồ Hải
vốn đã được điều động sang tỉnh Cà Mau làm bí thư tỉnh ủy.
Năm nay là năm chuẩn bị cho đại hội đảng toàn quốc lần thứ 14, vốn dự trù sẽ
diễn ra vào đầu năm 2026. Ông Ngô Minh Châu, phó chủ tịch thành phố, vào tháng
3 năm ngoái cho biếtnhà cầm quyền Sài Gòn đặt mục tiêu giải quyết hết các vụ
khiếu kiện tồn đọng trong năm nay.
Ông Nghị 49 tuổi là một trong những ủy viên trung ương đảng trẻ tuổi nhất. Ông
được cho vào trung ương đảng tại đại hội đảng 12 vào năm 2016 khi mới 40 tuổi.
Ông Nghị có bằng tiến sĩ tại Mỹ, trở về nước nắm ghế hiệu phó đại học kiến trúc
tại Sài Gòn. Ông nắm ghế thứ trưởng xây dựng trước khi được bổ làm bí thư tỉnh
ủy Kiên Giang và sau đó là bộ trưởng xây dựng.
https://www.voatiengviet.com/a/nguyen-thanh-nghi-duoc-giao-giai-quyet-khieu-kien-dong-nguoi-o-sai-gon/7986035.html
3/ NHẬT BẢN VÀ PHI LUẬT TÂN TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC QUỐC PHÒNG
Vào hôm qua 24/2, Nhật Bản và Phi Luật Tân đã đồng ý tăng cường hơn nữa các hợp tác về quốc phòng và bảo vệ các thông tin được chia xẻ trước mối đe dọa chung là Trung Cộng.
Trong cuộc gặp với Bộ trưởng quốc phòng Nhật Gen Nakatani, Bộ trưởng quốc phòng Phi Luật Tân Gilberto Teodoro đã bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ quốc phòng với Tokyo, để chống lại những nỗ lực đơn phương của Trung Cộng và các nước khác, nhằm thay đổi trật tự quốc tế.
Ông Nakatani cho biết hai bên đồng ýtăng cường hợp tác với các cuộc huấn luyện quốc phòng chung và đa quốc gia, với việc chia xẻ thông tin, cũng như tổ chức và thảo luận về cơ chế bảo vệ thông tin quân sự.
Trong thỏa thuận hợp tác quốc phòng Nhật Bản vàPhi Luật Tâncũng đề cập đến việc mở rộng hợp tác song phương, đặc biệt là trong khuôn khổ thỏa thuận tiếp cận quân sự hỗ tương.Hai nước cũng thúc đẩy hợp tác về thiết bị quân sự. Tokyo sẽ gửi cho Manila hệ thống kiểm soát và cảnh báo, cũng như một đội ngũ chuyên gia.
Nếu Tokyo từ lâu đã có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh tại một số hòn đảo ở biển Hoa Đông, thì Manila những năm gần đây phải đương đầu với nhiều cuộc khiêu khích và gây hấn bạo lực tại Biển Đông. Vào tuần trước, tuần duyên Phi Luật Tân đã lên án một trực thăng Trung Cộng đã bay đến gần một máy bay giám sát của Manila trong khu vực bãi cạn Scarborough mà hai nước tranh chấp chủ quyền.
Vào năm 2024, thượng viện Phi Luật Tân đã thông qua một thỏa thuận với Nhật Bản, cho phép Tokyo triển khai quân đội đến nước này.
4/ DÂN BẮC HÀN BỊ CƯỠNG BỨC LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ TRUNG CỘNG
Tổ chức Quỹ Công lý Môi trường của nước Anh, trong một báo cáo công bố vào hôm qua 24/2, đã tố cáo tình trạng lao động cưỡng bức đối với những người Bắc Hàn trên các tàu đánh cá Trung Cộng. Nhiều người trong số này bị cưỡng bức phảilàm việc trong 10 năm.
Đây là kết luận của cuộc điều tra về điều kiện làm việc của công nhân Bắc Hàn trên các tàu cá Trung Cộng do tổ chức nói trên thực hiện qua thu thập lời chứng từ nhiều ngư dân như Indonesia và Phi Luật Tân cũng làm việc trên các tàu này.
Những người này khẳng định các công nhân Bắc Hàn có vẻ căng thẳng do phải làm việc nhiều năm trên tàu. Ngoài việc bị cưỡng bức làm việc, các công nhân Bắc Hàn còn bị chửi mắng và hành hung thể xác.
Cần biết là Bắc Hàn, quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, từ lâu đã cho phép công dân nước này được làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là tại các nước láng giềng như Trung Cộng và Nga. Tuy nhiên bạo quyền Bắc Hàn giữ lại 90% lương của người lao động ở nước ngoài, theo như một báo cáo của bộ ngoại giao Mỹ vào năm ngoái.
Nhằm tránh việc Bắc Hànxử dụng nguồn thu trên để tài trợ cho chương trình phát triển hạt nhân và phi đạn đạn đạo, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào năm 2017, đã thông qua một nghị quyết yêu cầu trục xuất tất cả các công nhân Bắc Hàn ở nước ngoài.
Nhưng giới chuyên gia đã cáo buộc Trung Cộng và Nga đã vi phạm nghị quyết. Bộ ngoại giao Mỹ trong báo cáo công bố năm 2024 ước tính là có khoảng từ 20 đến 100 ngàn người Bắc Hàn còn làm việc tại Trung Cộng, chủ yếu trong các nhà hàng và nhà xưởng.
No comments:
Post a Comment