Saturday, April 16, 2022

Vua Lý Thái Tổ

Danh Nhân Nước Việt

Kính thưa quý thính giả,

Lịch sử Việt Nam ghi lại, một võ quan trở thành vị vua sáng lập nhà Lý, ngài đã nhiều lần thân chinh đánh dẹp phản loạn ở biên cương và ngài cũng là người đã quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long.

Trong tiết mục “Danh nhân nước Việt” tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Vua Lý Thái Tổ” của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để chấm dứt chương trình phát thanh tối hôm nay.

Lý Công Uẩn sinh ngày 6/6/974 tạihuyện Cổ Pháp, Bắc Giang. Khi được 3 tuổi, mẹ ngài đem cho sư Lý Khánh Văn đặt tên và nuôi dưỡng. Đến lúc 7tuổi, sư Lý Khánh Văn gửi Lý Công Uẩn cho thiền sư Vạn Hạnh dạy dỗ.

Lý Công Uẩn lớn lên trong thời vua Lê Đại Hành, theo giúp hoàng tử Lê Long Việt.

Năm 1005, vua Lê Đại Hành mất, các con tranh giành ngôi báu.

Năm 1006, Lê Long Việt lên ngôi xưng là Lê Trung Tôngnhưng chỉ được 3 ngày thì bị em là Lê Long Đĩnh giết hại.

Lý Công Uẩn được tiếp tục trọng dụng,làm Tứ sương quân Phó chỉ huy sứ, sau đó thăng lên chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ, đượcLê Long Đĩnh gả con gái và phong làm Điện tiền Cận vệ. Sau đó được thăng lên chức Điện tiền Chỉ huy sứ.

Theo Việt sử lược và Đại Việt sử ký toàn thư, tháng 10 năm 1009, vua Lê Long Đĩnh mất, các con trai còn nhỏ, Thái hậu nhà Tiền Lê mời Lý Công Uẩn lên ngôi vua với sự ủng hộ của tướng Đào Cam Mộc,thiền sư Vạn Hạnh và các quan viên trong triều đình.

Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Thuận Thiên, phong cho cha là Hiển Khánh Vương, mẹ là Minh Đức Thái hậu, anh là Vũ Uy Vương, em là Dực Thánh Vương và lập Lý Phật Mã làm Thái tử.

Nhận thấy đất Hoa Lư, cố đô của Đại Cồ Việt chật hẹp, đất thấp, không thể là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước,lại thấy đồng bằng sông Hồng là nơi hội đủ các điều kiện này nên ngài quyết định dời đô về Đại La. Khi đến Đại La, ngài thấy rồng vàng bay lên trời, nên đổi tên Đại La thành Thăng Long và cải đổi Hoa Lư thànhTrường An Phủ,Cổ Pháp thành Thiên Đức Phủ.

Ngài sửa sang triều chính, chia nước ra làm 24 lộ, cải đổi 6 loạithuếvà thực hiện chính sách "thân dân" nênngười dân được miễn thuếnhiều năm.Ngoài ra, ngài còn quan tâm đến việc giáo dục, mở ra Quốc Tử Giám.

Ngài băng hà tại điện Long Anngày 31 tháng 3 năm 1028. Trị vì được 19 năm, hưởng dương55 tuổi.

Vua Lý Thái Tông kế vị, táng ngàiở Thọ Lăng, Thiên Đức phủ, truy tôn miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu là Thần Vũ Hoàng Đế.

*****

Quyết định rời bỏ hẳn một kinh đô từ vùng núi non hiểm trở ra vùng đồng bằng cho thấy bản lãnh và tầm nhìn của vị hoàng đế khai sáng ra triều Lý.Ngàikhẳng định chiến lược bảo vệ đất nước là nhiệm vụ hàng đầu vàngười dân được sống tự do,sinh hoạt theo phong tục tập quán mà không bị một thế lực ngoại bang nào chi phối.

Trong buổi đầu xây dựng phát triển đất nước, triều đại nhà Lý đã mở ra một giai đoạn mới cho dân tộc. Nhiều sử gianhận định:“ Đời Lý Thái Tổ đất nước cường thịnh, Chiêm Thành và Chân Lạp đều chịu triều cống.Nhà Tống bên Tàu cũng không dám gây chiến, dân chúng an cư lạc nghiệp. Vua và triều đình được người dân thương mến.Có thể gọi thời Lý Thái Tổ là thời cực thịnh trong lịch sử nước Việt.

Là vị vua đầu tiên khai sáng triều Lý,Lý Thái Tổ đã làm tròn trách nhiệm đối với đất nước, triều đại nhà Lý vững chắc và thịnh vượng hơn 200 năm.

Người Việt luôn tự hào và hãnh diện khicó những vị vua tài ba, đức độ, một lòng vì dân vì nước, gìn giữ cõi bờ, không để một tấc đất rơi vào tay giặc ngoại xâm.Thế hệ chúng ta mang danh là thế hệ kế thừa, nhưng cảm thấy uất ức và hổ thẹn với ngài và các bậc tiền nhân, khi quê hương bị tập đoàn Cộng Sản cầm quyền dâng đất và nhượng biển cho kẻ thù phương Bắc. Tai hại nhất là họ phá hoại nền tảng đạo đức và văn hóa lâu đời của dân tộc. Đạo đức suy đồi, người dân sống trong cảnh lầm than và không được nói những gì mình muốn, thậm chí không được chống ngoại xâm phương Bắc.

Những người yêu nước lên tiếng kêu gọi biểu tình chống Tàu Cộng xâm lượcđều bị bạo quyền bắt giam và hành hạ.Cộng sản VN ngày càng “hèn với giặc, ác với dân”, càng nhẫn tâm hơn trong việc đàn áp những người yêu nước. Một tập đoàn lãnh đạo luôn khom lưng cúi đầu trước ngoại xâm mà không cảm thấy xấu hổ với các bậc tiền nhân, thì hiểm họa mất nước vào tay Tàu Cộng là chuyện không thể tránh khỏi.

Muốn thoát khỏi hiểm họa mất nướcvà Việt Namsẽ không trở thành quận huyện của Tàu Cộngphương Bắc,chỉ có một cách duy nhất là đồng bào trong và ngoài nước noi gương đức Lý Thái Tổ và các bậc Tiền nhân vùng lên, đồng tâm hiệp lực đấu tranh giải trừ chếđộ Cộng sản đang hiện hữu.

 

 

 

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment