Cộng đồng nhân loại dân chủ và văn minh luôn chuộng hòa bình. Tuy nhiên các chế độ độc tài như Vladimir Putin hay Tập Cận Bình luôn chủ trương chiến tranh hầu thỏa mãn tham vọng thống trị của cá nhân lãnh đạo.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần bình luận của Hoàng Minh Phú với tựa đề: “Cần Chiến Tranh Gây Thù Hận Hay Sống Chung Trong Hòa Bình” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Suốt chiều dài lịch sử nhân loại, đã xảy ra nhiều cuộc chiến, nội chiến có, xâm lược có.
Sự kiện dẫn đến chiến tranh thường là do những tính toánvà hành động sai lầm của các nhà lãnh đạo độc tài, kết cuộc nhận lấy những hậu quả không lường.
Những trận chiến đó mất còn ra sao, ai thắng, ai thua, và người dân trong chiến nạn lãnh những hậu quả gì?
Sau đây chúng ta hãy nhìn qua lăng kính lịch sử, để tìm hiểu hai trận chiến lớn tiêu biểu,có tầm vóc quốc tế, do mộng xâm lăngcủa các nhà độc tài, khiến chiến tranh thế giới bùng nổ:
1/Đệ nhất thế chiến: Bắt nguồn tại Châu Âu. Vào ngày 28 tháng 6, 1914 khihoàng tử nước Áo Francis Ferdinand và vợ là Sophie bị ám sát bằng 2 phát súng lục,mở màn cho cuộc chiến. Một sự kiện tưởng chừng đơn giản, nhưng chiến trận lại kéo dài đến bốn năm, từ tháng 7/1914 đến tháng 11/1918. Cuộc chiến này là một trong những sự kiện có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nhân loại, liên quan tới nhiều cường quốc trên thế giới, trở thành cuộc xung đột đẫm máu và hao tốn nhất trong lịch sử chiến tranh. Ngày định mệnh ấy khiến các liên minh được hình thành,buộc nhiều quốc gia trực tiếp bước vào cuộc chiến.
Nước Đức đã khai mào cuộc thế chiến, với kế hoạch mang tên “Schilieffen”,bằng cuộc tấn công ồ ạt, họ tin rằng sau khi đã chiếm được Bỉ, kế đến sẽ đè bẹp quân đội Pháp, sau đó trở lại tấn công Nga. Berlin nghĩ rằng với kế hoạch như vậy, quân đội Đức sẽ giành thắng lợi trong vài tuần.Nhưng không, quân Đức đã thất bại sau 4 năm theo đuổi cuộc chiến, làm hơn 2 triệu người Đức chết và kéo theo sự sụp đổ của đế chế Đức.
Đó là một
trong những cuộc tàn sát kinh hoàng nhất mà thế giới từng chứng kiến, với hơn
16 triệu quân và dân thiệt mạng.
Cuộc chiến tranh này đã làm thay đổi cục diện chính trị thế giới, dẫn đến sự sụp đổ của các đế quốc như: Áo-Hung, Ottoman, Nga, và hình thành các quốc gia mới khác.
Bên cạnh đó, căng thẳng giữa các cường quốc châu Âu
ngày càng tăng, không bên nào tỏ ra yếu thế hay lùi bước.
Thế chiến thứ nhất đã kết thúc, nhưng tình trạng hỗn loạn chính trị và biến động xã hội vẫn tiếp diễn, dẫn đến một cuộc xung đột toàn cầu khác, nghiêm trọng và rộng lớn hơn sau 2 thập niên.
2/ Đệ nhị thế chiến: Lần nầy cuộc chiến cũng do Đức khởi động, quân phát xít Đức tấn công Balan vào tháng 9/1939, sau đó lan rộng khắp châu Âu, khiến Anh, Pháp phải tuyên chiến với Đức, từ đó, chiến tranh bùng nổ khắp nơi.
Phe Phát-Xít gồm: Đức, Thổ, Ý, Nhật, những nước này đã chia nhau vùng phân tranh, đánh chiếm khắp nơi trên thế giới, khiến nhiều nước buộc phải lâm trận. Trong khi đó Hoa Kỳ là một cường quốc lại chưa tham chiến.
Nhưng rất bất ngờ, sau khi quân Đức chiếm được nhiều nước ở Châu Âu và Nhật cũng chiếm được một số nước ở Đông Nam Thái Bình Dương. Với đà thắng đó,Nhật đã mở chiến dịch không kích, tấn công vào hạm đội Mỹ tại Trân Châu Cảng, khiến quân đội Mỹ thiệt hại lớn, từ đó Hoa Kỳ buộc phải lâm chiến ngày 7 tháng 12 năm 1941.
Sau khi bị Nhật tấn công, Mỹ và nhiều nước khác đã liên kết thành phe đồng minh và mở ra 2 mặt trận:
Một là mặt
trận Âu châu, vào mùa hè 1944, Anh và Mỹ tấn công vào cảng Normandy giải phóng
nước Pháp, Đức bị thua.
Hai là mặt trận Á châu, vào tháng 8/1945, chính phủ Mỹ ra lệnh thả 2 quả bom nguyên tử xuống thành phố Nagasaki và Hiroshima của nước Nhật, khiến nhiều người thiệt mạng, chính phủ Nhật đầu hàng.Chiến tranh kết thúc,coi như phe đồng minh thắng độc tài Phát-Xít, nước Đức bị chia đôi;Mỹ thắng Nhật.
Nhưng sau đóMỹ và Nhật đã hòa giải với nhau một cách tốt đẹp, Mỹ giúp Nhật soạn ra Hiến Pháp mới, giới hạn xung đột chiến tranh, viện trợ tài chánh và giúp đỡ kỹ thuật để kinh tế Nhật được vực dậy, sau đó không lâu Nhật trở thành cường quốc kinh tế. Hiện nay,Mỹ và Nhật là 2 đồng minh gắn bó nhau, tuy 2 dân tộc khác màu da, khác ngôn ngữ.
Điều gì
đã đưa đến sự tốt đẹp như vậy?
Đó là nhờ tinh thần thượng võ của bên thắng cuộc, lẫn bên thua cuộc, họ không dùng quá khứ để trù dập đối phương, để đánh bóng chế độ, có chăng chỉ là những hoài niệm để nhắc nhở về sự tang thương của chiến tranh.Cuộc chiến được kết thúc từ đó,nhờ tinh thần cao cả của 2 dân tộc Nhật và Mỹ.
Ðó là những bài học về chiến tranh, giết ngườivà tàn phá. Nhưng sau đó là cách hành xử của người chiến thắng biết tôn trọng giá trị của kẻ thua,nhờ vậy,đã đem lại những thập niên tương đối yên bình vừa qua.
Hôm nay là thế kỷ 21, nhân loại văn minh hơn, nên đã nhận thức về những tang thươngcủa chiến tranh. Nếu thế giới xảy ra một trận chiến khác, để lôi kéo các cường quốc lâm vào thế trận, đó sẽ là một cuộc tàn sát kinh hoàng, khiến nhân loại chết chóc tang thương không kể xiết.
Ngày 24/2 vừa qua Nga đã xua quân xâm chiếm Ukraine, khai mào chiến tranh. Với cuộc chiến giữa Nga và Ukraine hiện naylà một tính toán sai lầmcủa nhà độc tài Putin.Hiệntại quân Nga đang sa lầy vì thế giới tự do đang nỗ lực giúp dân Ukraine chống lại quân xâm lược Nga.
Nếu Putin quyết tâm đánh chiếm Ukraine, thì thế chiến thứ 3 có thể bùng nổ hay không?
Chúng ta có thể tin rằng, điều đó sẽ khôngxảy ra,vì khi thế chiến lan rộng,đất nước Nga sẽ tan hoang và chế độ độc tài của Putin cũng sụp đổ, như Hitler và Hirohito trước đây, Putin chắc biết điều đó.
Khi quân Nga thua trận chiến này, Tàu cộng sẽ e dè, không dám đánh chiếm Đài Loan vì sợ thế giới, nhưng với Việt Nam thì Tàu Cộng không sợ,do chiếc còng 4 không mà CSVN ngu muội chủ trương.
Thế giới cần sống trong hòa bình, nhưng những nhà độc tài như Vladimir Putin hoặc Tập Cận Bình thì không. Họ chủ trương gây hấn, chiến tranh, khơi dậy hận thù, nhân loại điêu linh, hầu thỏa mãn cuồng vọng thống trị của bản thân họ./.
No comments:
Post a Comment