Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Vân Khanh & Miên Dương trình bày sau đây.
1) MỸ TUYÊN BỐ VN LÀ QUỐC GIA THEO CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI ĐẢNG TRỊ
Trong báo cáo 2021 về
tình hình nhân quyền trên thế giới, bộ ngoại giao Mỹ cho biết VN vẫn là một quốc
gia có chế độ độc tài đảng trị và quốc hội xứ này chỉ gồm các đảng viên cộng sản.
Chính vì thế, báo
cáo cho rằng VN khó có thể thay đổi chế độ một cách ôn hòa bằng các cuộc tuyển
cử tự do và công bằng vì đảng CSVN siết chặt quyền tự do chính trị, dung túng tệ
nạn tham nhũng và buôn người, không cho phép lập các nghiệp đoàn tư nhân.
Báo cáo nêu lên hai
vụ cụ thể là ông Lê Trọng Hùng và ông Trần Quốc Khánh bị bắt giam khi nạp đơn ứng
cử vào quốc hội với tư cách độc lập vào đầu năm ngoái. Cả hai bị kết án 5 và 6
năm tù với cáo buộc "tuyên truyền chống phá nhà nước".
Báo cáo cũng trưng dẫn
các bằng chứng khả tín về các vụ giết người của bạo quyền VN, việc tra tấn người
dân một cách tàn bạo của guồng máy an ninh và bắt giam tùy tiện những người bày
tỏ ý kiến khác biệt với chế độ.
2) CỰU
TNLT CHU MẠNH SƠN ĐƯỢC BẢO LÃNH ĐỂ RA KHỎI NHÀ TÙ THÁI LAN
Hai người Việt đang
tỵ nạn chính trị tại Thái Lan, cựu tù nhân lương tâm Chu Mạnh Sơn và ông Nguyễn
Văn Thêm, vừa được luật sư đứng ra bảo lãnh để thoát khỏi trung tâm giam giữ của
sở di trú Thái Lan vào tối ngày 12/4.
Hai người nói trên
đã bị cảnh sát Thái Lan bắt giam vào ngày 8/4 khi đến trụ sở để làm thủ tục di
trú trước khi sang Canada để định cư. Họ bị bắt giữ với cáo buộc nhập cảnh bất
hợp pháp vào Thái Lan và có nguy cơ bị trục xuất về VN.
Các luật sư đã liên
lạc với Cao ủy Tỵ nạn LHQ để đứng ra bảo lãnh cho ông Sơn và ông Thêm, nhưng phải
đóng một số tiền thế chân trong khi chờ phán quyết của tòa án. Tuy nhiên bà
Nguyễn Thị Luyến, vợ ông Thêm, cùng với hai người con vẫn bị kẹt trong trại
giam vì bị nhiễm dịch Vũ Hán.
3)
UKRAINE BÁC BỎ NGUỒN TIN BINH SĨ MARIUPOL ĐẦU HÀNG QUÂN NGA
Chính phủ Ukraine đã
mạnh mẽ bác bỏ tuyên bố của bộ quốc phòng Nga là hơn một ngàn binh sĩ Ukraine
đã buông vũ khí đầu hàng quân Nga sau 41 ngày bị vây hãm tại thành phố
Mariupol, một hải cảng chiến lược ở miền nam.
Theo loan báo của
Nga, 1026 binh sĩ thuộc lữ đoàn 36 thủy quân lục chiến Ukraine đã đầu hàng quân
Nga và lực lượng ly khai Donetsk sau 41 ngày giao tranh khốc liệt. Thông báo
cho biết là trong số đó có 24 nữ chiến binh Ukraine và ít nhất 150 người được
đưa đến bệnh viện để điều trị các vết thương.
Tuy nhiên phía
Ukraine cho biết là quân đội của họ vẫn kiên cường chiến đấu ở Mariupol và lữ
đoàn 36 thủy quân lục chiến đã bắt tay được với tiểu đoàn Azov, một lực lượng
tinh nhuệ đã từng tái chiếm được thành phố này từ tay quân Nga vào năm 2014.
Quân đội Ukraine cho biết là lực lượng chiến đấu ở Mariupol đã nhận được quân
viện và sẽ tiếp tục kháng cự các đợt tấn công dồn dập của quân Nga.
4) BỐN
TỔNG THỐNG ÂU CHÂU ĐI ĐƯỜNG BỘ ĐẾN THỦ ĐÔ KIEV
Các tổng thống của 4
nước Ba Lan, Lithuania, Latvia và Estonia vào hôm qua đã đặt chân đến thủ đô
Kiev để thể hiện quyết tâm ủng hộ Ukraine trước cuộc xâm lăng của quân Nga.
Bốn tổng thổng nói
trên đã xử dụng đường xe lửa để đến Kiev nhằm gặp gỡ Tổng thống Volodymyr
Zelenski để thảo luận thêm các biện pháp trợ gíúp Ukraine về quân sự và kinh tế
trong bối cảnh quân Nga đang tập trung lực lượng để xâm chiếm miền đông
Ukraine.
Chuyến viếng thăm diễn
ra chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng Anh Boris Johnson bất ngờ có mặt tại Kiev để
bày tỏ sự ủng hộ Ukraine và cam kết gia tăng quân viện cho nước này.
https://dantri.com.vn/the-gioi/bon-tong-thong-chau-au-cung-di-tau-hoa-den-kiev-20220413153131500.htm
5) NHẬT
BÁC BỎ NGUỒN TIN HỢP TÁC VỚI AUKUS ĐỂ CHẾ TẠO PHI ĐẠN SIÊU TỐC
Chánh văn phòng nội
các Nhật, ông Hirokazu Matsuno, vào hôm thứ Tư 13/4 đã lên tiếng bác bỏ nguồn
tin nói rằng nước Nhật sẽ tham gia việc chế tạo phi đạn siêu tốc theo lời mời của
khối Aukus.
Vào hôm thứ Ba 12/4,
một tờ báo Nhật loan tin là 3 nước Mỹ - Anh – Úc đã mời nước Nhật tham gia vào
liên minh Aukus để đóng góp vào việc chế tạo phi đạn siêu tốc vì nước Nhật có nền
kỹ thuật điện tử rất cao.
Phát biểu trong cuộc
họp báo vào hôm qua, ông Matsuno cho biết là chính phủ Nhật đang cân nhắc đến lời
mời gia nhập khối Aukus nhưng việc hợp tác sản xuất phi đạn là vô căn cứ.
Liên minh Aukus được
thành lập vào ngày 16/9 năm ngoái, gồm 3 nước Mỹ - Anh – Úc, nhằm đối phó với sự
bành trướng quân sự của Nga và Trung Cộng. Vào tuần trước, khối này quyết định
đẩy mạnh dự án chế tạo phi đạn có vận tốc gấp 10 lần vận tốc âm thanh để đối đầu
với các phi đạn siêu tốc của Nga và Trung Cộng.
No comments:
Post a Comment