Cuộc chiến Ukraine đã đánh thức lương tâm nhân loại, trừ CSVN, vì CSVN là một tập thể vô lại và vô lương tâm nhất lịch sử loài người.
Trần Trung Đạo
Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga đã làm
thay đổi vị trí chiến lược của nhiều quốc gia trên chính trường thế giới cũng
như buộc nhiều quốc gia phải thay đổi đường lối đối ngoại để thích nghi với xu
hướng thời đại.
Xu hướng của thời đại ngày nay là phát triển dân
chủ và hòa bình chống lại các cơ chế độc tài chuyên chính với tham vọng bành
trướng.
Ngày 17, tháng 3, 1948, phát biểu trước lưỡng viện
quốc hội Mỹ, TT Harry Truman giải thích lý do phải “bao vây Liên Xô”. Theo tổng
thống thứ 33 của Mỹ, “nguyên nhân chính là do một quốc gia đã không chỉ từ chối
hợp tác để thiết lập một nền hòa bình công bằng và danh dự mà thậm chí tệ hại
hơn, đã tích cực tìm cách ngăn chặn điều đó.”
Mặc dù quốc hội Mỹ lần thứ 80 do đảng Cộng Hòa
chiếm đa số nhưng họ cũng đã ủng hộ TT Truman (Dân Chủ).
Chính sách đối ngoại của một quốc gia chỉ đạo cho
các mục tiêu chung của quốc gia đó trong quan hệ với các quốc gia khác bằng
phương tiện ngoại giao.
Tại Việt Nam, Phạm Minh Chính thủ tướng CSVN, một
thời gian ngắn trước khi Nga xâm lăng Ukraine đã phát biểu về chính sách đối
ngoại của CSVN như sau: “Chúng ta không “chọn bên” mà chọn lẽ phải, xu hướng
thời đại là hòa bình, hợp tác và phát triển.”
Sau khi Nga xâm lăng Ukraine cuối tháng 2, 2022,
CSVN vẫn giữ quan điểm “chọn lẽ phải” này.
“Lẽ phải” của ông Phạm Minh Chính phải chăng là bốn
triệu người Ukraine chỉ trong vòng hai tháng đã bị Nga đẩy ra khỏi căn nhà
riêng của họ để sống chen chúc và thiếu thốn trong các trại tị nạn ở Ba Lan,
Romania, Hungary và các quốc gia lân cận?
“Lẽ phải” của ông Phạm Minh Chính phải chăng là
hàng trăm ngàn ngôi nhà Ukraine bị thiêu rụi, nhiều thành phố Ukraine bị san
bằng, nhiều ngàn người Ukraine bị bom đạn Nga giết và chôn chung trong các ngôi
mộ tập thể, nhiều em bé Ukraine chưa sinh đã chết khi còn trong bụng mẹ?
Dù với tiêu chuẩn đạo đức nào, hành động của Nga
đối với Ukraine là hành động xâm lược trắng trợn và bản thân Putin theo tinh
thần của Geneva Convention và nội dung “8 vi phạm” được LHQ nêu ra là một tội
phạm chiến tranh.
Nhưng CSVN đã gạt qua bên mọi phản ứng từ phía
người dân, mọi giá trị, tiêu chí đạo đức căn bản, mọi công pháp quốc tế và viễn
ảnh một Việt Nam bị cô lập theo Nga chỉ để lấy lòng quan thầy Trung Cộng (TC).
CSVN rập khuôn theo cách bỏ phiếu của TC còn trơ trẽn
hơn so với cách Tajikistan, Uzbekistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan đối xử với Nga.
Để biện minh cho chính sách đối ngoại rập khuôn TC,
các lãnh đạo CSVN biện hộ rằng cách bỏ phiếu của họ là biểu hiện thái độ trung
lập trong xung đột Nga-Ukraine.
Cách hành xử của các lãnh đạo đảng CSVN cho thấy họ
đang nghiêm chỉnh thỏa mãn các yêu sách đó của TC bằng tài nguyên và xương máu
của nhiều đời dân tộc Việt.
Tại sao cần phải “ba không” hay “bốn không”?
Hội nghị quốc tế nào, cường quốc nào chính thức tuyên
bố chấp nhận nguyên tắc “bốn không” của CSVN?
Không một quốc gia nào trong số các quốc gia tranh
chấp chủ quyền các đảo trên Biển Đông đưa ra những nguyên tắc đối ngoại một
chiều và bị động như CSVN.
Với kỹ thuật chiến tranh hiện có, TC thừa khả năng
“trừng phạt CSVN” bằng hải lực và không lực từ Hải Nam, Hoàng Sa, các căn cứ
quân sự trên đảo Chữ Thập, Xu Bi, Vành Khăn, từ hạm đội Nam Hải mà không cần
phải đổ nửa triệu quân như 1979.
Nếu tình huống đó xảy ra, ai sẽ cứu Việt Nam? Trả
lời theo lối bình dân là “chẳng có ma nào cứu”.
Lãnh đạo CSVN thường “nổ” cái gì cũng nhất. Đúng,
một người không thể đứng thứ hai nếu chỉ chạy đua với chính mình, thi đua với
chính mình, cạnh tranh với chính mình.
Về kinh tế, những quốc gia cựu CS thoát ra được và
tự do phát triển, kể cả Mông Cổ, đều bỏ xa CSVN. GPD tính theo đầu người của
Mông Cổ tăng gấp 10 lần kể từ cuộc bầu cử tự do chính thức 1993.
Nhưng những gì người dân Mông Cổ và các nước cựu CS
có được không chỉ là lợi tức kinh tế, tài chánh mà là quyền được bầu cử, ứng
cử, tự do phát biểu, tự do đi lại, tự do tôn giáo, quyền biểu tình, quyền phê
bình lãnh đạo mà không bị ai bắt bỏ tù và rất nhiều quyền khác mà người dân
Việt Nam không có.
Giữa các cuộc chiến tranh, ngoài việc lo cải tiến
và hiện đại hóa bộ máy quốc phòng, các nhà tư tưởng của mỗi quốc gia luôn cố
gắng nghĩ ra một con đường đất nước sẽ phải đi qua, các thế hệ trẻ tập trung
dùi mài kinh sử của nước mình và của thế giới để qua đó phác họa những chính
sách dài hạn ngắn hạn thích nghi cho đất nước.
Những lời phát biểu của Phạm Minh Chính cho thấy sau 47 năm, Việt Nam
vẫn còn là một nước với những tư tưởng lỗi thời, già nua và lạc hậu đã được
nhân loại xếp vào ngăn tủ. Bộ Lenin toàn tập cũ, bìa cứng, in năm 1974 được bán
ở Mỹ với giá rất cao vì đó là sách xưa dành cho các nhà sưu tập, thế nhưng tại
Việt Nam, chủ nghĩa Mác-Lê trên danh nghĩa vẫn còn là cây kim chỉ nam cho đất
nước đi lùi.
No comments:
Post a Comment