Kính thưa quý thính giả, lịch sử Việt ghi nhận một nhà tu hành được xem là ông Tổ của nghành y dược Việt Nam. Do kiến thức uyên bác về y dược và theo yêu cầu của nhà Minh, ông bị triều Trần cống sang Tàu. Cho đến khi qua đời, ông vẫn chưa đạt thành tâm nguyện lớn là được trở về đất Việt. Trong tiết mục “Danh nhân nước Việt” tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Tuệ Tĩnh thiền sư” của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh để chấm dứt chương trình phát thanh tối hôm nay.
Đời nhà Lý có Thiền sư Vạn Hạnh nổi tiếng, được xem là một quốc sư mẫn tuệ, một chiến lược gia tài ba, một nhà ngoại giao tuyệt vời.Ngài là một khai quốc công thần của triều đại nhà Lý, với một tâm nguyện lớn của bậc cao tăng Phật giáo là dùng hết công sức đểxây dựng một triều đại thanh bình thịnh trị,để củng cố nền độc lập lâu dài cho dân Đại Việt.
Để tưởng nhớ công đức củangườiđã khai sáng triều đại nhà Lý - một trong những triều đại nổi bật nhất
trong sử Việt -vua Lý Nhân Tông đã viết bài kệ Truy tán Vạn Hạnh Thiền Sư
“Vạn Hạnh dung
tam tế,
Chân phù cổ
sấm cơ.
Hương quan
danh Cổ Pháp,
Trụ tích trấn
vương kỳ.”
Dịch là:
Vạn Hạnh thông ba cõi,
Thật hợp lời sấm xưa.
Quê hương tên Cổ Pháp,
Chống gậy trấn kinh vua.
Trước khi viên tịch, Thiền sư Vạn
Hạnh gọi các đồtôn lại dặn dò, đọc một bài
kệnhư sau:
"Thân như bóng chớp, có rồi không,
Cây cối xanh tươi, thu não nùng.
Mặc cuộc thịnh suy, đừng sợ hãi,
Thịnh suy, ngọn cỏ giọt sương đông."
Bốn câu thơ này đã được ghi vào văn học sử.
Hơn 350 năm sau, vào thời nhà Trần cũng xuất hiện một vị Thiền
sư tên Tuệ Tĩnh, thay vì xây dựng một triều đại thanh bình thịnh trị, thì vị
Thiền sư này đặt nền móng cho nghành y dược, cứu nhân độ thế, đến nổi vua nhà
Minh phải phong cho người là Đại y Thiền sư.
Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần,
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình.
Đó là 2 câu gồm 14 chữ, tóm tắt phương pháp dưỡng sinh của đại danh y Tuệ Tĩnh.
Thuở nhỏ Tuệ Tĩnh tên là Nguyễn Bá Tĩnh, biệt hiệu là Tráng Tử Vô Dật, sinh
năm1330 tạilàng Nghĩa Phú, tổng Văn Thái, huyện Cẩm Giàng, phủ
Thượng Hồng (nay là tỉnh Hải Dương). Ông mồ côi cha mẹ từ lúc 6 tuổi và được
các vị sư chùa Hải Triều và chùa Giao Thủy nuôi ăn học.
Năm 22 tuổi, ông đỗ Thái học sinh dưới triều vua Trần Dụ Tông, nhưng
không ra làm quan,ở lạichùa tu học,
lấy pháp danh là Tuệ Tĩnh.
Trong thời gian học đạo, ông chuyên tâm nghiên cứu y học cổ truyền, vừa làm thầy thuốc chữa bệnh cứu người. Ông là người đã đặt nền móng trong việc
tạo lập và phát triển nền y học cổ truyền.Do đó, về sau ông được xem là ông Tổ ngành y dược Việt Nam.
Năm 55 tuổi, với kiến thức uyên bác về y dược của mình, ông bị
triều đình nhà Trần cống sang nhà Minh bên Tàu. Sang Tàu,
ông được giao nhiệm vụ nghiên cứu về y học và với tài năng xuất chúng, ông được vua nhà Minh phong là Đại y Thiền sư.
Trước khi sang Tàu, thời gian còn ở trong nước, ông chú trọng việc trồng cây thuốc, chữa bệnh và giảng dạy y dược cho các tăng đồ. Ông đã tổng
hợp những kiến thức y dược của mình để viết nên bộ sách Nam dược thần hiệu chia làm
10 khoa. Hồng Nghĩa giác tư y
thư (2 quyển) biên
soạn bằng quốc âm, trong đó có bản thảo 500 vị thuốc Nam, viết bằng thơ Nôm
Đường luật, và bài Phú thuốc Namcó 630 vị thuốc cũng bằng chữ Nôm. Những bộ sách
ông viết có ý nghĩa về lịch sử y
học và văn học Việt Nam.
Ông qua đời tại Giang
Nam, Trung Hoa, hưởng thọ 70 tuổi.Tại trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương có tượng Tuệ Tĩnh Thiền Sư. Công lao của ông được xem là trọng đại nhất trong lịch sử y học Việt Nam. Vì vậy, dân chúng nhiều nơithờ ông:
-Ở xã Cẩm Văn,
Cẩm Vũ.
-Tại chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay là chùa Giám, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm
Giàng,
-Đền Thánh thuốc Nam ởthôn Nghĩa Phú, xã
Cẩm Vũ.
-Ở đền Bia ở thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn.
-Tại miếu Nghè ở chùa Giám, xã Tân Sơn, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải
Hưng.
Ngoài ra, ông còn được phong là Thành hoàng ở xã Yên Lư, huyện Thủy
Nguyên, ngoại thành Hải Phòng. (có sắc phong là Thượng
đẳng phúc thần năm 1572, theo thần phả do các đại học sĩ Viện Cơ Mật triều Lê soạn).
Câu đối ở nơi thờ ông tại đền Bia viết như sau:
Mở rộng phương Tiên, công tế
thế cao bằng Thái lĩnh
Sống nhờ cửa Phật, ơn cứu người
rộng tựa Cẩm giang
Tuệ Tĩnh Thiền Sư xót thương cho số phận mình và luôn mong
được quay lại quê hương, thoát khỏi cảnh đất khách quê ngườikhi bậtkhóc trong lễ
nhậm chức tại triều đình nhà Minh và cho đến ngày nay, trên bia mộ của ngườiở Giang Nam vẫn còn dòng chữ "Ai về nước Nam cho tôi về với".
Năm 1960, tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đi
sang Trung Hoa, vô tình thấy mộ Tuệ Tĩnh Thiền Sư. Cảm động với lời nhắn gửi của người, tiến sĩ Nguyễn
Danh Nho đã sao chép lại rồi tạc đá mang về Hải Dương.
*****
Tuệ Tĩnh Thiền Sư đã không ngừng lại ở vị trí một thầy thuốc
chữa bệnh, Ngài còn tự
mình soạn thảo và truyền
bá phương cách vệ sinh phòng bệnh, tổ chức các phòng chữa bệnh trong chùa và làng xóm.
Có tài liệu cho biết, trong 30 năm hành y, Ngài đã xây dựng 24 ngôi chùa và biến một
số phòng trong chùa thành y xá chữa bệnh cho người dân trong vùng. Với tấm lòng vị tha bác ái và công lao cứu nhân độ thế, Ngài
rất xứng đáng được người đời sau ca tụnglà Danh Nhân Nước Việt.
No comments:
Post a Comment