Friday, December 10, 2021

MẶT TRẬN NHÂN QUYỀN

Quan Điểm

Hàng năm, cứ đến tuần lễ thứ hai của tháng 12, dân chúng thế giới đều liên tưởng đến mốc thời gian đánh dấu một bước tiến quan trọng của nền văn minh nhân loại. Đó là ngày 10 tháng 12 năm 1948, ngày quyền con người được chính thức nhìn nhận và bảo vệ trên khắp mặt địa cầu.

Thế nhưng, đã gần 3 phần 4 thế kỷ kể từ năm 1948, tại quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta, các quyền căn bản của con người được quốc tế nhìn nhận và bảo vệ, vẫn bị nhà cầm quyền CSVN tước đoạt một cách man rợ!

Để nhìn rõ được sự kiện này, mời quý thính giả theo dõi bài Quan Điểm của Lực Lượng Cứu Quốc với tựa đề “MẶT TRẬN NHÂN QUYỀN” do Hải Nguyên trinh bày sau đây ...

Thưa quý thính giả,

Hôm nay là ngày 10 tháng 12. Ngày này 73 năm trước, tức là ngày 10 tháng 12 năm 1948, Liên Hiệp Quốc công bố bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền. Bản Tuyên ngôn này là nền tảng cho Bộ luật Nhân quyền Quốc tế, bao gồm hai công ước căn bản về quyền con người. Đó là Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Hai công ước này được Liên Hợp Quốc thông qua năm 1966. Hai năm sau ngày công bố Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, vào ngày 4 tháng 12 năm 1950, trong phiên họp Đại Hội Đồng lần thứ 317, Liên Hợp Quốc ban hành nghị quyết chính thức công nhận ngày 10 tháng 12 hằng năm là "Ngày Nhân Quyền" - Human Rights Day. 

Ngày nay, “Ngày Nhân Quyền” đã trở thành một trong những biểu tượng quan trọng nhất đánh dấu sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Tại hầu hết các nước trên quả địa cầu đều có những sinh hoạt để đề cao và tôn vinh ý nghĩa của nhật kỳ đặc biệt này. Và ngày này cũng được chọn để trao các giải thưởng liên quan đến nhân quyền và hòa bình ở nhiều nước, từ Âu sang Á, như giải Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ở New York, Mỹ, giải Nobel Hòa Bình ở Oslo, Na Uy, giải Nhân Quyền và Tự do Tư tưởng Sakharovcủa Liên Âuở Bỉ, giải Nhân Quyền Hàn Quốc tại thủ đô Hán Thành. Liên quan đến Việt Nam có giải Khôi Nguyên Nhân Quyền của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tại Nam California, Hoa Kỳ.

Tiếc thay, tại một số quốc gia, quyền con người chẳng những không được tôn trọng và bảo vệ mà còn bị xem là “trọng tội” và những người thực thi các quyền này đều bị trừng phạt, trả thùmột cách man rợ.

Một trong số các quốc gia này là Việt Nam dưới sự thống trị của đảng CSVN!

Thật vậy, sau khi dùng vũ lực cưỡng chiếm toàn bộ đất nước vào tháng 4 năm 1975, để giải quyết tình trạng tụt hậu mọi mặt, đảng CSVN đã ký kết Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóangày 24 tháng 9 năm 1982. Mặc dù đã cam kết tôn trọng, nhưng với bản chất dối gạt cố hữu, tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN không những không tôn trọng mà còn thẳng tay đàn áp, trừng trị những người thực thi các quyền căn bản này vì cho rằng những người này chống lại sự thống trị độc tôn và vĩnh viễn của đảng.

Sự vi phạm nghiêm trọng này đã được các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế lên án mạnh mẽ. Từ tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International), đến Nhà Tự Do (Freedom House), tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) đều đánh giá Việt Nam là một trong các quốc gia vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất. Còn tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Without Borders) xếp Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước cuối bảng xếp hạng về tự do báo chí trong số182 quốc gia liên tiếp nhiều năm.

Với thành tích “bất hảo” như vậy, đáng lẽ Việt Nam phải bị các nước dân chủ, đặc biệt là các quốc gia thuộc khối Tây phương trừng phạt. Thế nhưng, vì quyền lợi kinh tế cũng như địa-chính trị, các nước này hoặc làm ngơ, hoặc chỉ chỉ trích lấy lệ.

Chẳng hạn như Hội nghị Thượng đỉnh về Dân Chủ (Summit for Democracy) do đích thân Tổng thống Mỹ chủ trì vừa diễn ra Hoa Thịnh Đốn trong 2 ngày vừa qua. Ba chủ trương của Hội nghị này là chống độc tài, ngăn chận tham nhũng, và cổ súy nhân quyền. Việt Nam dưới chế độ tài CS đều hoàn toàn đi ngược lại cả ba chủ trương. Nhưng Mỹ đã không có biện pháp trừng phạt cụ thể và thích đáng nào với Việt Nam vì Hoa Thịnh Đốn đang cần Hà Nội trong thế trận ngăn chặn đà bành trướng của Trung Cộng.

Dù vậy, “Nhân Quyền” vẫn là một mặt trận quan trọng trong công cuộc đấu tranh đòi dân chủ cho Việt Nam. Nếu chính phủ Mỹ và các quốc gia Tây phương có thể làm ngơ trước các vi phạm nhân quyền nghiêm trong của Hà Nội thì vẫn có những chính khách, những tổ chức xã hội dân sự có ảnh hưởng đối với dư luận quần chúng Mỹ và thế giới luôn luôn theo dõi và cảnh báo các vi phạm của CSVN. Sự cảnh báo này đã làm CSVN lúng túng, phải tìm mọi cách để chống chế. Đồng thời các cảnh báo này cũng góp phần vô hiệu hóa các nỗ lực gây thanh thế của CSVN trên các diễn đàn quốc tế, như việc xin tham gia Ủy ban Nhân Quyền của Liên hiệp Quốc.

Vì vậytất cả chúng ta cần nỗ lực đẩy mạnh “Mặt Trận Nhân Quyền” để góp phần mau chóng giải thể chế độ độc tài đảng trị CS trên quê hương./.

No comments:

Post a Comment