Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Mỹ Linh & Bá Cơ trình bày sau đây.
1) BẠO QUYỀN QUẢNG NGÃI ĐÀN ÁP CUỘC XUỐNG ĐƯỜNG Ở XÃ BÌNH THUẬN
Bất chấp sự đàn áp của
lực lượng công an tỉnh Quảng Ngãi, hàng trăm người của xã Bình Thuận, huyện
Bình Sơn, vào tối thứ Sáu 17/12 đã tràn ra quốc lộ 1A, ngăn cản giao thông để
yêu cầu bạo quyền phải trả tự do cho những người bị bắt giam vì phản đối dự án
bến cảng của công ty Hòa Phát.
Hàng chục người dân
đã bị công an thẳng tay đánh đập đến trọng thương trong vụ xuống đường nói
trên, tuy nhiên đến cuối cùng một số người bị bắt cũng đưọc trả tự do trong tiếng
reo hò của người dân Bình Thuận.
Nguyên nhân dẫn đến
sự phản đối là vì công ty Hòa Phát không làm đúng với cam kết hỗ trợ cho người
dân mất đất trong dự án xây dựng cảng container, nhưng vẫn tiến hành thi công. Trong
đơn tố cáo gửi đến nhà nước và quốc hội VN vào hôm 20/12, người dân Bình Thuận
cho biết là công ty Hòa Phát đã xử dụng các thủ đoạn đe dọa, lường gạt và hối lộ
quan chức để trấn áp người dân.
Cần biết là vào
tháng 6 năm 2019, công ty Hòa Phát được phê duyệt dự án bến cảng Hòa Phát Dung
Quất, với mức đầu gần 180 triệu Mỹ kim ở xã Bình Thuận, nơi cư dân sinh sống bằng
nghề đánh cá suốt bao đời qua. Trong khi chưa bồi thường và di dời cư dân, công
ty cũng xây hàng rào chắn đường ra biển khiến người dân mất kế sinh nhai.
2) HAI
TNLT CẤN THỊ THÊU VÀ TRỊNH BÁ TƯ BỊ XÉT XỬ PHÚC THẨM VÀO HÔM NAY
Bà Cấn Thị Thêu và
người con trai Trịnh Bá Tư sẽ ra hầu tòa phúc thẩm vào hôm nay sau khi đệ đơn
kháng cáo bản án 8 năm tù mà tòa sơ thẩm tỉnh Hòa Bình đưa ra vào tháng 5 vừa
qua.
Tuy nhiên bà Trịnh
Thị Thảo, con gái bà Thêu, cho biết là gia đình không hề nhận được giấy thông
báo về phiên tòa phúc thẩm nói trên trong khi gia đình bị công an bao vây rất
nghiêm ngặt.
Ngay sau khi biết
tin trên, tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) đã ra thông cáo báo chí, nội dung
yêu cầu bạo quyền Hà Nội phải trả tự do ngay lập tức cho hai mẹ con bà Thêu.
Thông cáo nhấn mạnh là việc đấu tranh giữa đất, cũng như bày tỏ quyền tự do
ngôn luận và thông tin của hai dân oan nên được khích lệ thay vì kết tội. Thông
cáo nhắc nhở là chính lãnh tụ HCM từng đưa ra khẩu hiệu "chia đất cho nông
dân", chứ không phải tự do cướp đất như hiện tại.
Trước lời kêu gọi của
tổ chức Giám sát Nhân quyền, bà Trịnh Thị Thảo không mấy hy vọng vì bản chất của
chế độ CSVN là độc tài toàn trị.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/land-acs-appeal-trial-12232021074541.html
3) TỆ
NẠN CÔNG AN VN VÒI TIỀN DOANH NGHIỆP BỊ BÁO CHÍ QUỐC TẾ VẠCH TRẦN
Trong một phóng sự mới
nhất, đài truyền hình Al Jazeera đã vạch trần tệ nạn công an "vòi tiền"
các doanh nghiệp, đồng thời nhấn mạnh đây là một trong các phí tổn phải chi ra
nếu muốn làm ăn tại VN.
Phóng sự cho biết là
việc "nuôi dưỡng công an", hay còn gọi là "đóng hụi chết",
là điều bắt buộc nếu các doanh nghiệp không muốn bị sách nhiễu. Al Jazeera nêu
lên một số trường hợp điển hình về việc "đóng hụi chết hằng tháng cho công
an" của một quán cà phê ở phố cổ Hà Nội và một quán lẩu ở thành phố Hòa
Bình.
Đài truyền hình Al
Jazeera cũng nhắc nhở thính giả là VN bị xếp hạng 104 trong danh sách 180 quốc
gia về mức độ tham nhũng của tổ chức Minh bạch Quốc tế. Theo báo cáo của tổ chức
này, ngành công an VN đứng đầu về mức độ tham nhũng.
Đài al Jazeera cho
biết thêm là họ đã liên lạc với nhiều quan chức công an để phỏng vấn về tệ nạn
nói trên nhưng đều bị từ chối trả lời. Tuy nhiên một cựu sĩ quan công an cho biết
là tệ nạn này đã có từ lâu, và các công an cấp thấp phải trích ra một tỷ lệ để
nạp cho cấp trên.
5) HIỆU TRƯỞNG ĐẠI HỌC ĐÔNG ĐÔ THỪA NHẬN BÁN
HÀNG TRĂM BẰNG CẤP GIẢ
Trong phiên tòa sơ
thẩm vào hôm thứ Năm 23/12, ông Dương Văn Hòa, hiệu trưởng đại học Đông Đô, thừa
nhận là bất cứ ai không theo học trên lớp nhưng đóng đủ tiền thì vẫn được cấp
các văn bẳng Anh ngữ của đại học này.
Cần biết là ông Hòa
cùng 10 quan chức cầm đầu đại học Đông Đô đã bị áp giải ra hầu tòa án Hà Nội
vào hôm qua. Hơn 200 người cũng bị triệu tập ra làm nhân chứng, đa số là những
người đã mua văn bằng của đại học Đông Đô. Tuy nhiên rất nhiều nhân chứng đã vắng
mặt với nhiều lý do.
Trả lời chất vấn của
các quan tòa, ông Dương Văn Hòa khai thêm là chủ trương bán bằng giả là đến từ
ông Trần Khắc Hùng, chủ tịch hội đồng quản trị, nhưng ông này đã đào thoát ra hải
ngoại. Hiệu phó Trần Kim Oanh cũngđưa ra lời khai tương tự. Theo thừa nhận của
hai người, tổng cộng đã có 431 văn bằng cử nhân Anh ngữ đã được bán ra, thấp
hơn con số lên đến cả ngàn văn bằng mà bộ công an và báo chí lề đảng công bố
sau khi phá vỡ đường dây mua bán này vào năm ngoái.
6) BẠO
QUYỀN HỒNG KÔNG THÁO GỠ PHO TƯỢNG GHI NHỚ VỤ ÁN THIÊN AN MÔN
Bạo quyền Hồng Kông
đã gỡ bỏ pho tượng ghi nhớ vụ thảm sát ở quảng trường Thiên An Môn vào hôm thứ
Tư 22/12.
Pho tượng nổi tiếng
này được dựng lên tại đại học Hồng Kông, miêu tả cảnh xác chết chồng chất của
giới sinh viên học sinh ở Bắc Kinh bị xe tăng nghiền nát khi xuống đường đòi
dân chủ vào tháng 6 năm 1989. Đây là một trong số các tượng đài hiếm hoi còn
sót lại ở các nơi công cộng của Hồng Kông sau khi Trung Cộng ra lệnh dẹp bỏ.
Theo ước tính của quốc
tế, ít nhất vài ngàn người đã thiệt mạng trong cuộc đàn áp thảm khốc nói trên,
nhưng Trung Cộng khẳng định là chỉ có 200 thường dân và vài chục binh sĩ thiệt
mạng ở Thiên An Môn. Việc gỡ bỏ pho tượng nói trên cho thấy nền dân chủ ở Hồng
Kông ngày càng bị siết chặt, với nhiều nhà đấu tranh bị bỏ tù vì từng tham dự
các buổi lễ tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn, trong đó có tỷ phú truyền
thông Jimmy Lai.
No comments:
Post a Comment