Sau đây mời quí thính giả theo dõi bản tin tóm lược với Khánh Ngọc & Nguyên Khải
1) LUẬT SƯ VÕ AN ĐÔN TUYÊN BỐ NHẬN KHỞI KIỆN THỦY ĐIỆN XẢ LŨ GÂY CHẾT NGƯỜI
Luật sư Võ An Đôn tuyên bố hôm 10/12 trên trang facebook cá
nhân rằng ông sẽ “nhận khởi kiện” từ bất cứ cá nhân, tổ chức nào đối với thủy
điện Sông Hinh và thủy điện Sông Ba Hạ vì đã “xả lũ gây ra trận lụt lịch sử ở
tỉnh Phú Yên”.
Ngày 30/11, thủy điện Sông Hinh và thủy điện Sông Ba Hạ đã
thực hiện việc xả lũ mà không thông báo cho người dân. Việc xả lũ bất ngờ khiến
9 người chết, trong đó có một bé trai 6 tuổi và em ruột là bé gái 4 tuổi;
hơn 30.000 ngôi nhà bị ngập, hàng ngàn mẫu hoa màu bị mất trắng, hàng vạn
gia súc gia cầm, lương thực, tài sản của người dân bị nước cuốn trôi. Tuy hậu
quả xảy ra nặng nề về nhân mạng và tài sản của dân chúng nhưng không một tổ
chức, cá nhân nào đứng ra khởi kiện, yêu cầu các đập thủy điện bồi thường thiệt
hại “là một điều thiếu sót”- theo luật sư Đôn.
Luật sư Võ An Đôn sinh năm 1977, nổi tiếng vì bảo vệ công lý
cho nạn nhân Ngô Thanh Kiều, người đã bị công an dùng nhục hình đánh đến chết,
và sau này là việc bào chữa trong các vụ án chính trị. Năm 2017, ông Đôn bị
CSVN tước thẻ hành nghề luật sư chỉ vì ông dám tố cáo nền tư pháp Việt Nam và
tội ác của công an trong các vụ án hình sự, chính trị.
2) HACKER TRUNG CỘNG DO THÁM MẠNG CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM
Insikt Group, một đơn vị nghiên cứu của công ty an ninh mạng Recorded Future có trụ sở ở Hoa Kỳ, hôm 8/12 công bố một báo cáo về hoạt động gián điệp mạng của Trung Cộng nhắm vào các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á bao gồm cả Việt Nam nhằm xem ai chống đối hay ủng hộ Bắc Kinh.
Theo báo cáo này, ba cơ quan của Việt Nam bị nhắm đến bởinhóm hacker bị nghi là được hậu thuẫn bởi chính phủ Trung Quốc do thám mạng gồm: Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường thuộc Bộ Tài nguyên môi trường, Quốc hội và Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Điểm đáng chú ý được báo cáo này nêu ra là hoạt động gián điệp mạng chủ yếu nhắm vào những nước đang có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, hoặc những nước có những dự án quan trọng thuộc Sáng kiến Vành đai-Con đường như Campuchia hoặc Lào.
Mục đích được cho là để thu thập thông tin tình báo ở nhiều lĩnh vực khác nhau như an ninh, kinh tế, chính trị nhằm giúp chính phủ Trung Quốc tạo ảnh hưởng sâu rộng hơn ở khu vực.
3) IFC HỖ TRỢ VIỆT NAM ĐỐI PHÓ VỚI DỊCH TẢHEO CHÂU PHI
Tổ chức Tài chính Quốc Tế (IFC) đã ký Biên bản ghi nhớ với Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn của Việt Nam để hỗ trợ kỹ thuật phòng chống dịch tả heo Châu Phi tại Việt Nam.
IFC sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực về khung pháp lý và thể chế liên quan đến việc thực hiện các biện pháp an toàn sinh học và giám sát dịch bệnh trong chăn nuôi heo, đặc biệt là dịch tả heo châu Phi.
Việt Nam chịu thiệt hại nặng nề từ bệnh dịch tả châu Phi, đã phải tiêu hủy một phần ba tổng số heo cả nước mỗi năm kể từ năm 2019, khiến giá thịt heo tăng và ảnh hưởng đến sinh kế người nông dân.
4) TẬP
ĐOÀN BLACKSTONE CỦA ÚC BẮT ĐẦU KHAI THÁC NIKEN TẠI VIỆT NAM
Tập đoàn khoáng sản Blackstone Minerals của Úc khởi động dự án khai thác Niken Tạ Khoa tại xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Dự án khai thác sẽ cung cấp lượng quặng phổ biến đáng kể sẽ được xử lý tại mỏ Niken Bản Phúc hiện có tại Xã Mường Khoa và các nhà máy thí điểm sau này.
Tập đoàn Blackstone cho biết, dự án mỏ Niken Bản Phúc được Việt Nam ghi nhận là một dự án trọng điểm quốc gia.
Việt Nam được nói là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, có lịch sử nghiên cứu, điều tra địa chất và khoáng sản từ những năm cuối thế kỷ 19. Hàng ngàn mỏ khoáng sản đã được phát hiện và đưa vào thăm dò, khai thác. Mấy năm gần đây, Việt Nam đã dỡ bỏ một số rào cản, cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào ngành khai thác mỏ, chẳng hạn như giảm một nửa phí cấp phép khai thác cho các mỏ niken mới, công bố chiến lược định hướng đầu tư trực tiếp thế hệ mới từ nước ngoài cho đến năm 2030 cũng như cam kết loại bỏ các loại thuế xuất khẩu hiện tại.
5) G7 ĐOÀN KẾT ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI “NHỮNG KẺ XÂM LƯỢC THẾ GIỚI”
TrongHội nghị Ngoại trưởng nhóm G7 diễn ra trong hai ngày 11 và 12/12/2021 ở Liverpool, Anh quốc, Ngoại trưởng Anh Liz Trusskêu gọi các đồng nhiệm thuộc khối G7 “thể hiện một mặt trận thống nhất chống lại những hành vi độc hại, kể cả lập trường của Nga về Ukraina, và cam kết về mặt an ninh, hỗ trợ kinh tế để bảo vệ những biên giới tự do trên thế giới.
Trong hội nghị này, Nga, Trung Cộng, và Iran là những chủ đề chính trong chương trình nghị sự. ASEAN cũng được mời họp để tìm giải pháp về Miến Điện.
Căng thẳng với Nga về tình hình Ukraina là hồ sơ lớn đầu tiên. Phương Tây cáo buộc Moscowâm mưu xâm chiếm Ukraina, trong khi điện Kremlin kịch liệt bác bỏ. Ngoại trưởng Liz Truss cảnh báo Nga phạm “một sai lầm chiến lược” nếu xâm lược Ukraina trong khi Liên hiệp Châu Âu cũng dọa Nga phải “trả giá đắt”.
Chủ đề thứ hai là cuộc khủng hoảng ở Miến Điện và an ninh trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Lần đầu tiên, ngoại trưởng các nước ASEAN được mời họp chung với G7 trong ngày 12/12.
Ngoại trưởng các nước G7 cũng đề cập đến hồ sơ hạt nhân Iran, kêu gọi chính quyền Teheran ngừng chạy đua vũ khí hạt nhân và trở lại bàn đàm phán Vienna đang bị bế tắc.
Bà Liz Truss kỳ vọng “Cuối tuần này, các nền dân chủ có sức ảnh hưởng nhất thế giới sẽ đưa ra lập trường chống lại những kẻ xâm lược tìm cách vi phạm các quyền tự do và sẽ gửi thông điệp rõ ràng rằng chúng tôi là một mặt trận thống nhất”.
No comments:
Post a Comment