Các công ty xuất cảng lao động trong nước đã toa rập với công ty Trung cộng tại Serbia ngược đãi công nhân VN trong những điều kiện sinh sống khắc nghiệt hầu triệt để tiết kiệm chi phí mà thu lợi ích. Để tiếp nối chương trình hôm nay qua tiết mục Đất Nước Đứng Lên, mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài viết:"Từ Việt Nam tới Serbia đâu cũng là nước mắt” của Canhco qua sự trình bày của Khánh Ngọc.
Canhco.
“Công nhân Việt Nam tại nhà máy Trung
Quốc ở Serbia kêu cứu” (*) Là tựa một bài báo của hãng tin AP, loan tải vào ngày 20 tháng 11 mô tả chi tiết tình hình của 500
công nhân Việt Nam đang lâm vào đường cùng tại một nơi xa lạ. Họ là những công
nhân xuất khẩu của Việt Nam do môi giới từ những công ty xuất khẩu lao động
trong nước ký hợp đồng với Công ty sản xuất vỏ xe Shandong Linglong Tire Co.
của Trung cộng sang Serbia làm việc từ tháng 5 năm nay.
Đây
là những công nhân Việt Nam đang làm việc xây dựng cho nhà máy sản xuất vỏ xe
hơi đầu tiên của Trung cộng ở châu Âu. Hiệp hội Báo chí (AP) đã đến thăm địa
điểm xây dựng ở miền bắc Serbia nơi mà khoảng 500 công nhân đang sống trong
điều kiện khắc nghiệt và nơi mà Công ty sản xuất vỏ xe Shandong Linglong Tire
Co thiết lập nhà máy.
Nhà
báo Dusan Stojanovic đã phỏng vấn nhiều công nhân Việt Nam tại đây và những câu
trả lời được nhà báo chứng kiến ngay tại nơi họ làm việc có thể làm cho bất cứ
ai là người Việt Nam cũng cảm thấy uất ức và căm phẫn. Hai tiếng đồng bào chưa
bao giờ có ý nghĩa như lúc này, khi mà trong nước người ta vừa tổ chức lễ tưởng
niệm 23 ngàn nạn nhân cúm Tàu thì ở nước ngoài hơn 500 công nhân đang bị hiếp
đáp một cách công khai bởi một công ty của Trung cộng. Sự hiếp đáp ấy được các
nhà bảo vệ môi trường Serbia cũng như những người tranh đấu cho nhân quyền lên
tiếng đòi hỏi công ty Linglong phải có thái độ phù hợp với công nhân Việt Nam
đang làm việc cho họ.
Anh
Nguyễn Văn Trí, một trong những công nhân trong thời tiết lạnh giá với đôi dép
mỏng manh, run rẩy trong hơi lạnh anh cho biết khoảng 100 đồng nghiệp của anh
sống trong cùng các doanh trại vừa đình công để phản đối hoàn cảnh của họ và
một số đã bị sa thải vì việc làm đó.
Nói
với nhà báo Dusan Stojanovic, anh Trí cho biết “Kể từ khi chúng tôi đến nơi
đây, không có gì là ổn cả, mọi thứ đều khác với các hồ sơ mà chúng tôi đã ký ở
Việt Nam. Cuộc sống thì tồi tệ, thức ăn, thuốc men, nước uống… mọi thứ đều tồi
tệ .”
Những
công nhân khác cho nhà báo biết họ ngủ trên giường có hai tầng mà không có nệm
lót. Trong khu trại không có máy sưởi cũng như nước ấm. Họ nói với AP rằng họ
không nhận được sự chăm sóc y tế ngay cả khi họ có các triệu chứng giống cúm
Tàu, các người quản lý công ty bảo họ chỉ cần tiếp tục ở lại trong phòng của họ
là ổn.
Nhà
hoạt động người Serbia, ông Miso Zivanov thuộc tổ chức phi chính phủ
Zrenjaninska Akcija nói với Hãng tin AP tại một nhà kho mà công nhân đang sống
"Chúng tôi đang chứng kiến một sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng khi các
công nhân Việt Nam đang làm việc trong điều kiện khủng khiếp. Giấy thông hành
và giấy tờ tùy thân của họ bị lấy đi bởi các người chủ Tàu, ông nói, họ tới nơi
đây từ tháng Năm, và họ chỉ nhận được một lần tiền lương. Họ đang tìm cách trở
về Việt Nam nhưng trước tiên cần lấy lại giấy tờ của họ”
Thủ
tướng Serbia, bà Ana Brnabic và Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đều lên
tiếng xoa dịu dư luận báo chí thế giới nhưng lại chỉ trích những người bảo vệ
nhân quyền cũng như môi trường bằng lời lẽ châm chích rằng họ lên tiếng với chủ
đích phá hoại “đối tác chiến lược” giữa hai nước Serbia và Trung cộng. Tổng
thống Aleksandar Vucic còn đi xa hơn khi tuyên bố rằng "không lẽ họ bắt
chúng tôi dứt bỏ dự án 900 triệu đô la họ mới bằng lòng?"
Dĩ
nhiên bài báo không nhắc tới thái độ của nhà nước Việt Nam vì đây là việc của
công ty Shandong Linglong Tire Co, có trách nhiệm với công nhân của họ, thế
nhưng không loại trừ khả năng AP sẽ chuyển hướng dư luận về Việt Nam khi mà mọi
chứng cứ đều chỉ rõ rằng những công ty môi giới đã gián tiếp giúp công ty của
Tàu ngược đãi công nhân Việt Nam.
Chính
phủ Việt Nam cho tới nay vẫn chưa lên tiếng trước sự việc và 500 người công
nhân ấy vẫn không biết rằng họ có quyền được đại sứ Việt Nam tại Balkan lên
tiếng bảo vệ và lập thủ tục đưa họ về nước, bất kể giấy tờ của họ có bị cầm cố
bởi những kẻ lừa đảo nói tiếng Tàu.
Nhưng
dư luận trong và ngoài nước lâu nay đã thừa biết thái độ
của các tòa đại sứ VN tại nước ngoài đối với người dân của mình như thế nào
rồi. Từ Nam Hàn, Đài Loan, Malaysia cho tới Nhật Bản hay xa hơn là các nước EU,
tòa đại sứ là cơ quan chỉ có nhiệm vụ duy nhất đối với kiều bào là cấp và đóng
dấu thông hành, mọi việc khác, xin lỗi, không phải nhiệm vụ của chúng tôi…
Làm công dân Việt Nam thật không phải dễ, trong nước
thì đói nghèo, ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn kiếm miếng ăn thì lại bị bọn đầu
nậu, cặp rằn không tiếc tay ngược đãi.
No comments:
Post a Comment