Kính thưa quý thính giả,
Kính thưa quý thính giả, Một người có tinh thần yêu
nước, từng là Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ từ năm 1967 đến năm 1972 và
sau đó tiếp tục làm Đại sứ lưu động cho đến khi nền đệ nhị Cộng Hòa sụp đổ vào
năm 1975. ông qua đời là một mất mát lớn đối với người Việt Quốc Gia.
Trong tiết mục
“Danh nhân nước Việt” tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Chí sĩ Bùi Diễm”
của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để chấm dứt chương trình phát thanh tối
hôm nay.
*****
Ông Bùi Diễm sinh năm 1923, nguyên quán ở Hà Nam, Việt Nam. Thân phụ ông là nhà nho Bùi Kỷ, thuộc
dòng dõi Phó bảng Bùi Văn Quế và Bùi Ân Niên. Ông có người cô tên Bùi Thị Tuất,
là phu nhân của Thủ tướng Trần Trọng Kim.
Ông hoạt động chính trị từ thời còn đi học ở trường Bưởi, Hà
Nội (về sau đổi tên thành
trường Chu Văn An).
Năm 1944,
ông gia nhập Đảng Đại Việt.
Năm 1945, ông theo học trường Lục Quân tại tỉnh Yên Bái, nhưng bỏ
dở khi trường chuyển về Sa Pa.
Ông từng làm việc cho báo
Vietnam Post là tờ báo tiếng Anh đầu tiên
ở Việt Nam xuất bản tại Sài Gòn từ năm 1954 đến năm 1963.
Ông lập hãng phim Tân Việt
và năm 1956, cho ra đời cuốn phim “Chúng
Tôi Muốn Sống”, nói lên bộ mặt thật của chế độ cộng sản. (Cuốn phim đã bị
CSVN cấm chiếu từ năm 1975).
Ông tham gia chính
trường Việt Nam. Năm 1965, ông giữ chức vụ Bộ trưởng Phủ Thủ tướng trong Nội Các của Thủ tướng
Phan Huy Quát.
Năm 1966, ông là Ủy viên
ngoại giao trong Nội Các của Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương.
Năm 1967, ông được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm làm Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Washington D.C. thay thế Đại sứ Vũ Văn Thái.
Năm 1972, ông được chuyển qua làm Đại sứ
lưu động.
Trong việc bang giao giữa VNCH và Hoa Kỳ trong thời chiến tranh, ông là người giúp cho Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu cũng như chính phủ VNCH biết về chính sách và đường lối của Hoa Kỳ, để không chỉ đối phó với Cộng sản Bắc Việt và Mặt trận Giải phóng miền Nam, mà còn phải giữ thiện cảm với các nước Đồng Minh để bảo vệ Miền Nam VN.
Năm 1975, sau khi Cộng sản Bắc Việt cưỡng
chiếm miền Nam, ông tỵ nạn tại Hoa Kỳ và định cư ở Rocville, tiểu bang
Maryland.
Ông là tác giả cuốn hồi ký chính trị, ấn bản đầu tiên bằng
tiếng Anh “The Jaws of History”, sau đó được dịch ra tiếng Việt với tựa đề “Gọng kềm lịch sử”, nói về tình hình VN trong giai đoạn khó khăn, nhất là sau năm
1945, Việt Minh lộ nguyên hình cộng sản, thanh toán các đảng phái Quốc Gia yêu
nước.
Cuốn sách thứ hai của ông là cuốn “Vietnamese Economy and Its
Transformation to an Open Market System” (Nền kinh tế Việt Nam và sự chuyển đổi
sang hệ thống thị trường mở) xuất bản năm 2004.
Ông là người đã trả lời phỏng vấn
của Stanley Karnow, tác giả “Vietnam: A Television History” và được
phỏng vấn nhiều lần trong loạt phim “The Vietnam War” của Ken Burns năm
2017.
Ngoài ra, ông còn tham gia nhiều hoạt động chính trị, ông là một thành viên trong Ban Cố Vấn của National Congress of Vietnamese Americans
(Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt tại Hoa Kỳ). Ông tiếp tục hoạt động trong Đảng
Đại Việt và từng giữ chức Chủ tịch Ban Chấp Hành
Trung Ương của Ðại Việt Cách Mạng Ðảng.
Ngày Chủ Nhật, 24/10/2021, ông qua đời vào lúc 3 giờ sáng tại nhà riêng ở Rockville, tiểu bang Maryland, hưởng thọ 98 tuổi.
*****
Cựu Đại sứ Bùi Diễm được xem là một người thanh
liêm, có tấm lòng “yêu nước thương nòi”. Khi còn tại thế ông nói, giai đoạn quan trọng
nhất trong đời ông là cuộc Hội Đàm Paris và
ông là người kiên quyết cho rằng
VNCH bị Hoa Kỳ bỏ rơi, nếu không thì đã thắng
Cộng Sản.
Rất tiếc là hiện
nay đất nước Việt Nam không có một vị đại sứ nào tốt và giỏi như ông Bùi Diễm. Tệ hơn thế nữa là giới quan lại cộng sản ngày nay đã cấu kết
với các gian thương Tàu Cộng bóc lột giới nông dân và công nhân tàn bạo gấp
trăm lần thời Pháp thuộc.
Việt Nam bị rơi
vào vòng Pháp thuộc hơn 80 năm là một điều bất hạnh của đất nước. Sau hàng triệu
cái chết trong 30 năm chiến tranh Quốc - Cộng và hơn 46 năm thống trị của tập
đoàn cộng sản VN, nỗi bất hạnh lớn nhất của dân tộc là hiện không có bao nhiêu
kẻ sĩ có tấm lòng yêu nước thương dân như ông Bùi Diễm. Một đất nước mà ngay cả
giới sĩ phu cũng rụt rè, nhút nhát, thì không thể “than Trời, trách Đất” là tại
sao Việt Nam bị suy thoái và lạc hậu như ngày hôm nay.
Về phương diện ngoại
giao và lịch sử, ông Bùi Diễm là một nhân vật duy nhất của Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng đứng ra làm nhân chứng về cuộc Hội Đàm tại Paris, nên ông qua đời là sự mất mát lớn đối
với người Việt Quốc Gia.
Xin dâng 3 nén hương lòng để ngưỡng mộ và tưởng nhớ đến Chí sĩ Bùi Diễm. Thành kính phân ưu cùng
tang quyến. Nguyện cầu hương hồn ông sớm về cõi vĩnh hằng.
No comments:
Post a Comment