Một trong những tội ác của đảng CSVN là nuôi một lực lược công an khổng lồ hầu bảo vệ chế độ thay vì chăm sóc cho sức khỏe và sinh mạng dân nghèo. Trong tiết mục CNNM hôm nay, Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe bài viết của của Phương Nguyễn với tựa đề: “Cảnh chống dịch chống dân, giết dân thêm vào chuỗi tội ác của Việt cộng” sẽ được Ca Dao trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Phương Nguyễn
Tiếng nói, hình ảnh trung thực của người dân thấp cổ bé miệng sống trong tâm dịch của các tỉnh thành phía nam đã bị hệ thống truyền thông tuyên truyền của đảng, nhà nước át tiếng, trở nên lạc lõng đến thảm thương, tội nghiệp. Thậm chí những tiếng nói trung thực của người dân sống trong hàng rào kẽm gai, rào chắn của khu phong tỏa ở các con hẻm có nhiều nhà trọ ổ chuột, cùng các khu cách ly tập trung F1, F0 giống như chuồng trại nhốt súc vật, tạo điều kiện lây nhiễm nhanh hơn và các trung tâm được gọi là bệnh viện dã chiến chẳng khác nào trại tập trung cải tạo.
Có lẽ những ngày tháng phòng, chống dịch cúm Tàu bùng phát lần thứ tư. Người dân Việt Nam và thế giới chỉ nghe một phía loa đài ca tụng thành quả chống dịch như chống giặc “thần thánh” của đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam. Cách phòng, chống dịch bằng mồm thiếu não, không làm cho Covid hoảng sợ bỏ chạy và chuyện Phạm Minh Chính tuyên bố Việt Nam cơ bản đã kiểm soát được dịch cúm Tàu, là điều dối trá. Cũng như chuyện loa đài đảng, nhà nước ra rả tuyên truyền tài tình, sáng suốt tung ra nhiều đợt, nhiều gói cứu trợ hàng ngàn tỷ Việt Nam đồng nhằm hỗ trợ dân, hỗ trợ doanh nghiệp sống chung với dịch Covid, để phục hồi kinh tế và trở lại cuộc sống bình thường mới.
Con số hàng trăm ngàn dân tháo chạy khỏi Saigon và các khu công nghiệp trọng điểm của các tỉnh, thành miền nam trong nhiều đợt có khả năng lên đến con số triệu người và phần lớn là công nhân, là lao động tự do đang sinh sống, làm việc ở các khu công nghiệp trọng điểm trong các tỉnh thành miền nam.
Thế giới nói chung và các nước bị cúm Tàu nhấn chìm cũng không hề có cuộc tháo chạy đầy kịch tích, đáng xấu hổ như Việt Nam. Thống kê của Bộ Công an, hiện có 3,5 triệu người các địa phương làm việc tại Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An có 2,1 triệu người muốn về quê. Vì vận tải hành khách bằng đường bộ, đường sắt và hàng không chưa khôi phục, họ đành chạy xe máy về quê.
Để biết rõ nguyên nhân tháo chạy mang tính lịch sử ô nhục này, chúng ta cùng lắng nghe người trong cuộc thố lộ tâm tình và để bảo vệ người dân cất lên tiếng nói sự thật, người viết sẽ không nêu đích danh những đồng bào khốn khổ, đáng thương này:
1-Ông TVD 36 tuổi, chở vợ và hai đứa con từ thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, về quê Quảng Bình cũng vì lý do hết tiền sinh sống và lo ngại dịch bệnh kéo dài nói rằng:
“Biến chủng này lây nhiễm nhanh, hiện mỗi ngày Đồng Nai vẫn ghi nhận 500-600 ca. Với việc lưu thông đông đúc trở lại, nguy cơ dịch căng thẳng rất cao. Tôi làm nghề grab, nguy cơ nhiễm còn cao hơn nữa. Thôi tạm thời cứ về quê, khi nào dịch hết hẳn thì quay trở lại"
2-Ông VVĐ 44 tuổi, vợ là NQG 37 tuổi, quê Mỏ Cày, Bến Tre, thuê phòng trọ tại ấp Rừng Sến, xã Mỹ Thạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, nơi giáp ranh với Hồ Chí Minh, muốn về quê chia sẻ:
“Tôi làm đóng gói khung sườn xe đạp, vợ tôi làm cho xưởng sản xuất ống hút. Vợ chồng tôi nghỉ làm đến nay đã 5 tháng rồi. Chủ nhà trọ giảm được phân nửa tiền trọ, nhưng vẫn phải đóng 700 ngàn đồng một tháng.
Vợ tôi có bầu sắp sanh con đi siêu âm nhưng không có bảo hiểm và đi siêu âm, phải test COVID-19 mới cho siêu âm. Hai vợ chồng đi làm test mất hết 600 ngàn đồng, đã nghèo mà còn bị mất tiền.”
3-Công nhân NTTH 42 tuổi, đánh liều lái xe máy chở hai con 11 và 3 tuổi về quê An Giang vì công ty đã phá sản, cho biết:
“Hai đứa con tôi mấy tháng nay thiếu ăn, sút ký. Phải chi tôi có chỗ làm sau ngày 01/10 thì hi vọng còn bám trụ được, dù tôi biết chính phủ không kiểm soát được dịch bệnh.”
6-Ông VCĐ 47 tuổi, quê ở huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng, đứng lẫn trong dòng người chạy xe máy về quê nói:
“Nghe Hồ Chí Minh nới lỏng giãn cách xã hội nên chở vợ đi xét nghiệm để về quê. Tôi và vợ đều làm phụ hồ bị mất việc hơn 4 tháng qua. Tôi thiếu tiền trọ 3 tháng rồi, không có tiền ăn, bữa giờ cứ phải trông vô thực phẩm được cứu trợ, bữa đói bữa no.”
Qua đoạn thoại của cư dân Saigon trao đổi với nhau đầy tính nhân văn, nhân bản cho chúng ta thấy tấm lòng hào phóng, nhân hậu thắm đậm tình người, yêu thương đùm bọc lẫn nhau xưa nay của người Saigon do Việt Nam Cộng Hoà giáo dục không hề thay đổi. Và cũng qua mẫu đối thoại của cư dân Saigon nói về các phần cơm từ thiện của tấm lòng lá lành đùm lá rách của người Saigon vắng bóng dân lao động, dân làm nghề tự do đến nhận cơm từ thiện, là cơ sở để mọi người thấy có hai khả năng xảy ra:
-Thứ nhất là dân nhập cư đã bỏ Saigon về quê trốn dịch, tránh đói.
-Thứ hai là dân Saigon chết rất nhiều, khác rất xa con số bộ y tế công bố trên hệ thống truyền thông.
Nhìn vào bức tranh toàn cảnh đại dịch cúm Tàu bao gồm cách chống dịch của Việt cộng, cảnh nhốt dân trong hàng rào kẽm gai, rào chắn ở khu cách ly, phong tỏa, cảnh người dân chết thiêu không kịp, cảnh người dân bị tổ công tác làm tình, làm tội đủ kiểu đủ cách, cảnh doanh nghiệp dừng hoạt động, phá sản hàng loạt, cảnh công nhân, lao động tự do hoảng loạn, thất thần bồng bế vợ con tháo chạy khỏi Saigon. Tất cả cảnh bát nháo, chống dân, giết dân đã thêm vào danh sách tội ác trời không dung đất không tha của cộng sản Việt Nam.
No comments:
Post a Comment