sau đây, mời quý thính giả theo dõi bản Tin tóm lược với Khánh Ngọc và Nguyên Khải
1) CỰU PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC TÌNH BÁO BỊ 14 NĂM TÙ
GIAM VÌ NHẬN HỐI LỘ
Sáng 6-11, sau hơn 1 ngày xét xử, TAND Hà Nội đã tuyên phạt
Nguyễn Duy Linh (50 tuổi), cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo 14 năm tù
giam vì tội “nhận hối lộ”. Trong phiên tòa sáng nay, bị cáo Linh vắng mặt vì lý
do sức khỏe. Hai đồng phạm khác trong vụ án là Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”)
bị tuyên 7 năm 6 tháng tù về tội đưa hối lộ; Hồ Hữu Hòa 2 năm 7 tháng 25 ngày
tù. Hồ Hữu Hoà được phóng thích tại toà vì đã đủ thời gian chấp hành án tính từ
ngày bị bắt.
Đây là một vụ án được báo chí quốc doanh mô tả là “đặc biệt
nghiêm trọng”. Khi bị pháp luật sờ gáy, Vũ “nhôm” đã hối lộ Nguyễn Duy Linh 5 tỉ
đồng để được Linh giúp đỡ bỏ trốn. Trùm bất động sản này định trốn sang
Singapore nhưng bất thành.
Vũ “nhôm” hiện đang thi hành bản án 30 năm, cộng thêm bản án vừa tuyên, tổng số năm tù của y sẽ là 37 năm 6 tháng tù giam.
Một trong những điều bất thường của phiên toà này là Nguyễn Duy Linh nhận hối lộ 5 tỉ đồng nhưng chỉ bị tuyên 14 năm tù, trong khi căn cứ vào điều 354 BLHS-2015, tội nhận hối lộ với mức từ 1 tỷ đồng trở lên phải chịu mức án từ 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình.
2) CỰU
VIÊN CHỨC THÀNH HỒ BỊ
TUYÊN Y ÁN 54 THÁNG TÙ VÌ TỐ CÁO TIÊU CỰC
Ông Quách Duy- cựu chuyên viên Văn phòng Uỷ ban Nhân dân
thành Hồvừa
bị Toà án Nhân dân thành phố tuyên y án sơ thẩm bốn năm sáu tháng tù trong
phiên phúc thẩm diễn ra vào thứ Sáu ngày 5/11.
Ông Duy bị kết tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ Luật Hình sự vì 20 bài viết mà nhà cầm quyền cho là “sai sự thật” trên Facebook về cố chủ tịch nước Trần Đại Quang và cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng nhiều quan chức cao cấp khác của chế độ và thành phố, trong đó có cựu bí thư thành uỷ Lê Thanh Hải, người bị cách chức vì những sai phạm liên quan tới dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the
Defenders), ông Duy là một trong 260 tù nhân lương tâm đang bị giam cầm ở Việt
Nam.
3) TUYẾN
ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO CÁT LINH-HÀ ĐÔNG BẮT ĐẦU HOẠT ĐỘNG
Vào thứ Bảy ngày 06/11, 10 năm sau khi khởi công, tuyến
đường sắt trên caoCát Linh-Hà Đông ở thủ đô Hà Nộiđã được chính thức vận hành.
Công trình đã bị chỉ trích nặng nề do chậm trễ nhiều năm và chi phí xây dựng đã
tăng gần gấp đôi so với dự toán ban đầu.
Một đoàn tàu của tuyến này đã rời ga Cát Linh chở theo những
hành khách đầu tiên trên một đoạn đường dài 13 km đến Hà Đông. Theo báo chí
trong nước, trong 15 ngày đầu tiên vận hành, hành khách sẽ được đi miễn phí.
Nhà cầm quyền thành phố Hà Nội hy vọng là tuyến đường sắt
trên cao đầu tiên này sẽ giúp giải quyết tình trạng kẹt xe thường xuyên ở thủ đô và giúp giảm bớt tình trạng ô nhiễm
không khí nặng nề tại thành phố có đến 9 triệu dân này.
Dự án xây dựng tuyến đường sắt trên cao Cát Linh–Hà Nội
đã bị ngưng lại nhiều lần do các vấn đề về an toàn và chi phí, đã tăng vọt lên
tới 900 triệu Mỹ kim so với ngân sách dự kiến ban đầu 500 triệu.
https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20211106-viet-nam-duong-sat-do-thi-ha-noi
4) LIÊN
HIỆP QUỐC BÁO ĐỘNG NẠN BUÔN BÁN PHỤ NỮ VIỆT NAM SANG TIỂU VƯƠNG QUỐC Ả RẬP
Giữa tuần qua, Liên Hiệp Quốc báo động về việc phụ nữ và
trẻ em gái Việt Nam nghèo đói trở thành nạn nhân của những kẻ buôn người sang Tiểu Vương Quốc Ả Rập
thông qua hình thức xuất cảng lao động.
Tuyên bố của nhóm chuyên gia đăng trên website của Cao ủy
Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 04/11nói những kẻ buôn người nhắm vào phụ nữ
và trẻ em gái Việt Nam sống trong cảnh nghèo đói, nhiều người trong số họ đã
lâm cảnh dễ bị tổn thương và bị gạt ra bên lề xã hội, và.những kẻ buôn người hoạt
động mà không bị trừng phạt. Sau khi ký hợp đồng với các công ty tuyển dụng lao
động tại Việt Nam, một số thiếu nữ và phụ nữ bị chủ lao động lạm dụng tình dục,
đánh đập, tra tấn và đối xử tàn nhẫn khi đến đây. Thường thì họ không được cung cấp thực phẩm, không được
điều trị y tế, không được trả lương, hoặc chỉ được hưởng lương thấp hơn mức
lương ghi trong hợp đồng.
Liên Hiệp Quốc báo động có một số công ty khai khống tuổi
của trẻ em gái để đưa các em sang Ả Rập Xê Út làm giúp việc gia đình, che giấu
sự thật là các em vẫn còn nhỏ tuổi.
Liên Hiệp Quốc thúc giục Việt Nam và Ả Rập Xê Út có thêm
nhiều hành động để chống nạn buôn người và bảo vệ những người lao động Việt
Nam, trên cơ sở các nguyên tắc về nhân quyền và bảo đảm thực thi trách nhiệm.
Liên Hiệp Quốc khuyến nghị Ả Rập Xê Út có luật lao động bảo vệ người nước ngoài
nhập cư làm lao động giúp việc gia đình, mở rộng cải cách luật lao động cho
nhóm đối tượng này. Các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc cũng thúc giục chính phủ
hai nước tiến hành một cuộc điều tra công bằng và độc lập, thậm chí cả về những
cáo buộc liên quan đến sự tiếp tay của viên chức chính phủ
5) HOA KỲ ĐIỀU HƠN 500 CHUYẾN PHI CƠ DO THÁM BIỂN ĐÔNG TRONG
NĂM 2021
Hoa Kỳ đã tăng cường các hoạt động quân sự ở Biển Đông
trong năm 2021, với hơn 500 chuyến bay do thám trong khu vực này. Con số này
lên tới hơn 2.000 chuyến nếu tính cả biển Hoàng Hải và biến Hoa Đông, trong khi
năm ngoái Hoa Kỳ thực hiện chưa tới 1.000 chuyến bay trên các vùng biển nói
trên.
Đó là thông tinmới được công bố bởitổ chức Sáng kiến Khảo
sát Tình hình Chiến Lược Biển Đông (SCSPI), một cơ quan nghiên cứu có trụ sở tại
Bắc Kinh.
Theo dữ liệu từ SCSPI, các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ ở
Biển Đông đã gia tăng về quy mô, đặc biệt sau khi hai hàng không mẫu hạm USS
Carl Vinson của Hoa Kỳ và HMS Queen Elizabeth của Anh tiến hành hàng loạt cuộc
tập trận trong tháng mười.
Trung Cộng là nước đòi chủ quyền phần lớn khu vực Biển
Đông với đường đứt khúc chín đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển nhưng không được
quốc tế công nhận. Trong khi đó, Hoa Kỳ và đồng minh đã tiến hành nhiều hoạt động
tuần tra tự do hàng hải và tập trận ở vùng nước tranh chấp này, thách thức các
đòi hỏi về chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh, đồng thời khẳng định quyền tự do
hàng hải và hàng không trong khu vực.
No comments:
Post a Comment