Ngày 15 tháng 4 năm 2017 một sự việc có liên quan tới việc thu hồi đất nông nghiệp của người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức – Hà Nội đã trở thành tình trạng đối đầu khá mãnh liệt giữa người dân và viên chức địa phương.
Nguyên nhân đưa đến vụ kiện và đối đầu giữa hai phiá: người dân và công an cs.
1/ Vụ kiện đòi đất này bắt đầu từ năm 2007.
Trước đó, vào khoảng đầu thập niên 1980, Ông Đỗ Mười đang là Phó chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng đã ký quyết định thu hồi 47.36 ha đất nông nghiệp của dân thuộc xã ĐT, huyện MĐ, Hà Nội để làm dự án an ninh quốc gia, làm sân bay Miếu Môn. Phần đất này được giao cho Lữ đoàn 28 Quân chủng Phòng Không, Không Quân quản lý. Nhưng mãi hơn 20 qua mà dự án sân bay Miếu Môn vẫn chưa thực hiện được nên Lữ Đoàn 28 QCPK đã bàn giao toàn bộ diện tích đất đã thu hồi trước đây cho UBND xã Đồng Tâm.
Ngày 30-7-2007 phòng Tài Nguyên Môi Trường Huyện Mỹ Đức và UBND xã Đồng Tâm ký xác nhận và quản lý. Cùng ngày này, UBND xã ĐT xác nhận mốc giới, phân định rõ ràng giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp.
Từ đó, người dân ở đây hy vọng rằng sau khi được nhận bàn giao mốc giới, họ sẽ được trả lại đất để tiết tục sản xuất nông nghiệp như ngày xưa.
2/ Qua nhiều năm chờ đợi mõi mòn, người dân xã Đồng Tâm và ông Lê Đình Kình, một cán bộ đảng về hưu, đã khởi đơn phản ánh việc không được nhận lại đất canh tác. Trong khi đó, thì có vài gia đình trong xã được cấp hàng chục ngàn mét vuông đất để cất nhà, mua bán và chuyển nhương chủ quyền. Việc gì đã xảy ra? Theo tin người dân xã Đồng tâm thì cán bộ UBND xã đã ký giấy tờ chia chác và chứng nhận hàng chục ngàn mét vuông đất nông nghiệp cho hai gia đình của các ông Trần Ngọc Viễn ( 12,000 m2) và Nguyễn văn Toán( 11,000 m2 ), được quyền xây cất, mua bán và chuyển nhượng 2 khoảng đất này.
3/ Ngày 23/5/2014 sau khi nhận đơn kiện của dân, ông chủ tịch UBND xã ĐT là Hoàng Mạnh Sơn ra văn bản kết luận, căn cứ theo bản đồ mốc giới năm 1988, phần đất mà ông Viễn đang có là đất quốc phòng, thuộc quyền quản lý của Lữ Đoàn 28.
Sau đó , ngày 23/10/2014 Lữ Đoàn Trưởng LĐ 28 là ông Trịnh văn Chuyển ký thông báo kết luận 2 phần đất của ông Viễn và Toán hoàn toàn nằm trong đất Quốc phòng, yêu cầu UBND xã ĐT huỷ bỏ những giấy tờ bất hợp pháp đã xác nhận trước đây cho 2 ông Trần ngọc Viễn và Nguyễn văn Toán. Đồng thời họ cũng phải dở bỏ những công trình đã xây cất trái phép trên đất Quốc phòng.
Nhưng dân xã Đồng Tâm lại xác minh là diện tích đất UBND xã cấp cho 2 gia đình ông Viễn và Toán là đất nằm trong mốc giới đất nông nghiệp.
Hãy khoan kết luận 2 lô đất của ông Viễn và Toán được sử dụng nằm trong mốc giới nào, thử đặt ra câu hỏi sau đây:
1/ Nếu là đất nông nghiệp thì tại sao chỉ có 2 hộ gia đình được cấp đất cất nhà và có quyền chuyển nhượng, còn đa số dân trong xã thì không được trả đất. 2 gia đình đó thuộc diện CCCC phải không?
2/ Nếu 2 lô đất đã cấp thuộc diện Quốc Phòng thì phải được sử dụng đúng mục đích của nó, do nhà nước đề ra trong Luật đất đai. UBND xã không có quyền ký giấy xác nhận và cấp đất một cách bừa bãi. Rồi khi có kiện tụng thì UBND xã chỉ xử lý chung chung, không rõ ràng và cố tình đùn đẩy cho nhau để tránh trách nhiệm sai phạm.
3/Phải chăng những vi phạm này của nhân viên cán bộ nhà nước là nguyên nhân đưa đến tranh chấp và đối đầu với nhân dân khiếu kiện?
Dự án sân bay Miếu Môn chưa được giải quyết một cách nghiêm chỉnh thì đất đai của nông dân Đồng Tâm lại thêm một lần nữa bị đưa vào dự án khác.
Đó là việc UBND xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội làm dự án công nghiệp giao đất nông nghiệp nầy cho Công Ty Viettel khai thác.
Người dân Đồng Tâm thêm lần nữa đi khiếu kiện đã hơn 5 năm, nhưng không được nhà nước bênh vực mà còn bị cáo buộc về tội phá rối và không tuân hành lệnh cưỡng chế.
Sáng ngày 15/4/2017 dân Đồng Tâm được cán bộ xã mời ra khu đất tranh chấp với lý do là để đo đạc và xác định mốc phân định đất nông nghiệp và đất quốc phòng. Nhưng sau đó thì có 5 người bị bắt quăng lên xe, công an không trình lệnh bắt, trong đó có 1 cụ già 83 tuổi ( là cụ Kình, một cựu đảng viên hơn 50 tuổi đảng, cụ là người đại diện của dân ĐT đứng ra nói chuyện với nhóm công an cưỡng chế lúc bắt đầu cuộc cưỡng chế).
Xô xát diễn ra giữa người dân muốn đòi người và đám công an bắt người khiến cho 1 thanh niên bị trọng thương phải đưa đi bệnh viện cứu cấp.
Căng thẳng lên cao khi người dân Đồng Tâm bắt 20 cảnh sát cơ động và giữ đám người nầy trong Nhà Văn Hóa của xã với mục đích trao đổi người. Họ được săn sóc, đối xử như người dân trong xã.
Cho tới ngày 17/4, vụ việc vẫn chưa được giải quyết vì ông chủ tịch Thành Phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung vẫn còn làm việc với cụ Kỉnh, người đại diện của dân ĐT. Người dân Đồng Tâm Mỹ Đức vì đã không còn niềm tin vào nhà nước CSVN nên có những hành động chống trả tích cực trong mấy ngày qua. Điều này cho thấy rõ ràng là người dân Việt Nam đang bước qua sự sợ hãi đã dồn nén mấy chục năm, để mạnh mẽ đứng lên đòi lại những gì đã bị nhà nước lừa gạt để chiếm đoạt lâu nay.
Có tin rằng nhà cầm quyền sẽ “thương lượng” với người dân Đồng Tâm để làm nguội chảo lửa này. Tuy nhiên, nhà cầm quyền cộng sản là hiện thân của dối trá, lật lọng, tàn ác và hèn hạ thì mọi lời hứa không những bằng miệng, mà trên văn bản giấy tờ cũng đều vô nghĩa. Những cú lừa lịch sử như Hiệp định Geneve, Hiệp định Paris vẫn làm thế giới ngỡ ngàng. Các tuyên ngôn, các hiệp ước, hiệp định Quốc Tế mà cộng sản đặt bút ký cũng chưa bao giờ được tôn trọng. Và bài học mới nhất tại Lộc Hà (Hà Tĩnh) vẫn còn làm nóng truyền thông chính là câu chuyện lật lọng của nhà cầm quyền mà người dân cần phải nhớ.
ĐỪNG NGHE VÀ TIN NHỮNG GÌ CỘNG SẢN NÓI, đấy là chân lý muôn đời không bao giờ thay đổi.
No comments:
Post a Comment