Monday, April 24, 2017

Bao giờ chóp bu Đảng mới bị tống giam?

BìnhLuân

Tin hãng thông tấn AFP, sau khi bị Tòa án Hiến pháp truất quyền, thi hành phán quyết của Tòa án trung tâm quận Seoul ngày 30-3-2017, cựu Tổng thống Nam Hàn là Bà Park Geun-Hye đã bị bắt giam như một nghi phạm liên quan đến một loạt bê bối cáo buộc tội tham nhũng, tiết lộ bí mật quốc gia, lạm dụng quyền lực…
Khi đọc bản tin trên, chắc nhiều người Việt Nam trong và ngoài nước quan tâm đều tự hỏi: Bao giờ các tham quan thuộc hàng ngũ lãnh đạo chóp bu của đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) mới bị tống giam đây?

Ai cũng có thể trả lời tổng quát cho câu hỏi trên là: Bây giờ thì không, tuyệt đối không, các tham quan thuộc hàng ngũ lãnh đạo chóp bu của đảng và nhà nước CSVN chỉ bị tống giam khi Việt Nam đã chuyển đổi qua chế độ dân chủ pháp trị như Nam Hàn và các nước dân chủ khác trên thế giới văn minh tiến bộ ngày nay. Vì sao?
Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, Vua là “Con Trời” (Thiên Tử), đứng đầu một nước là bất khả xâm phạm. Ngay cả ngôn ngữ liên quan đến Vua, các sĩ tử đi thi cũng phải cẩn thận để không bị đánh rớt vì “phạm húy”. Vua đi qua, thần dân phải cúi mặt, nếu nhìn Vua hay có lời nói xúc phạm đến Vua có thể bị mất đầu vì “tội khi Quân”.
Ngày nay ai mà có lời nói hành động trái với hay xúc phạm đến Tổng Bí Thư đảng CSVN hay các lãnh đạo hàng đầu của đảng và nhà nước là phải vào tù vì tội khinh đảng, nói xấu chế độ (dù quả thực đảng đáng khinh và xấu xa thật). Ngày xưa Vua theo chế độ cha truyền con nối, nay chế độ CS theo nguyên tắc “đảng truyền”, đôi khi kết hợp cha truyền con nối (Như Bắc Hàn hiện nay) hay “huyết tộc truyền” (như Cuba Fidel Castro anh truyền cho em trai Raul Castro)…
Vậy thì, các tham quan lớn bé của chế độ độc tài toàn trị CSVN hiện nay, chỉ chắc chắn bị tống giam sau khi chuyển đổi qua chế độ dân chủ pháp trị như trong đa số các nước dân chủ chân chính hiện nay. Bởi vì, chỉ trong chế độ này, quyền làm chủ của nhân dân mới được tôn trọng, bảo vệ và thực thi nghiêm chỉnh. Nhân dân cũng như nhà cầm quyền đều phải tuân thủ Hiến Pháp và Luật Pháp, mọi vi phạm đều bị chế tài. Bởi vì Hiến Pháp và Luật Pháp quốc gia đều do dân mà ra, được soạn thảo bởi những người đại diên do dân bầu (trong các cuộc ứng cử, bầu cử tự do) vào các cơ quan lập hiến, lập pháp là quốc hội. Tất cả những người làm việc trong cơ chế chính quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đều là công bộc của dân, ăn lương bằng thuế của dân, để làm nhiệm vụ quản lý và điều hành “chính quyền của dân, do dân và vì dân” trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Vì vậy tất cả cá nhân hay đảng phái nắm chính quyền đều phải cai trị đất nước theo ý dân, căn cứ theo Hiến pháp và pháp luật. Mọi vi phạm Hiến pháp và luật pháp của quan lớn, quan bé cũng như của người dân giàu, nghèo, sang, hèn đều bị chế tài theo luật, không có ngoại lệ (Pháp bất vị thân).
Đó là chế độ dân chủ pháp trị mà nhân dân Việt Nam đã và đang đấu tranh để thành đạt trong tương lai. Vì chỉ trong chế độ này, các tham quan lớn bé mới bị tống giam khi có dấu hiệu phạm các tội tham ô, hối mại quyền thế, đục khoét của công, móc ngoặc với các nhóm lợi ích để làm giầu bất chính. Vì chỉ trong chế độ dân chủ pháp trị này, những kẻ cầm quyền mới phải nếm mùi nhà tù để hiểu được nỗi thống khổ của dân oan phải ngồi tù còn khổ hơn như thế nào. Chỉ trong chế độ này, những kẻ cầm quyền mới biết nể sợ dân, không dám coi dân như cỏ rác. Nhất là chỉ trong chế độ dân chủ pháp trị, nhân dân Việt Nam mới thực sự được sống trong “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”, không còn là khẩu hiệu tuyên truyền lừa mị của đảng và nhà cầm quyền, đã bao lâu nay cho dân ăn bánh vẽ.
Vậy thì, bao giờ, khi nào chế độ dân chủ pháp trị được hình thành và thực thi tại Việt Nam? Câu trả lời xin được dành cho các tổ chức, cá nhân đã và đang lãnh đạo nhân dân đấu tranh vì mục tiêu dân chủ hóa cho Việt Nam. Nhưng chính yếu vẫn là câu trả lời của chính mọi tầng lớp nhân dân đang có khát vọng: “Độc lập – Tự do – Dân chủ”, muốn giành lại quyền làm chủ đã bị đảng và nhà cầm quyền bác đoạt hàng nữa thế kỷ qua. Bởi vì “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân”. Hay như lời của chính lãnh tụ CSVN, Hồ Chí Minh: Chính quyền là thuyền, dân là nước, nước có thể lật úp thuyền, nếu chính quyền đi ngược với lòng dân. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và ba, bốn triệu đảng viên CSVN nghĩ sao khi từ lâu rồi “Ý đảng, lòng dân không là một và chưa bao giờ là một”?
Thiện Ý

No comments:

Post a Comment