Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền Và Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam Tố Cáo Nhà Cầm Quyền Hà Nội Khống Chế Internet
Hôm qua thứ Tư, 13/2, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền phối hợp với Ủy ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã ra một bản phúc trình chung với đề tựa: « Blogger và những nhà ly khai trên mạng đằng sau chấn song nhà tù: Sự thống trị của nhà cầm quyền đối với internet », bản tường trình 42 trang lên án nhà cầm quyền Hà Nội từ năm 2010 lấy cớ mơ hồ « xâm phạm an ninh quốc gia » để gia tăng đàn áp các Bloggers.Bản phúc trình cũng kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho các Bloggers và Công dân Mạng đang bị cầm tù và tôn trọng các nguyên tắc về tự do ngôn luận.
Chủ tịch Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế, bà Souhayr Belhassen nhận định: Việt nam có môi trường kinh tế phát triển thuận lợi, nhưng lại là « một trong những nước có chính s ách đàn áp tự do ngôn luận mạnh nhất trên thế giới » và "dư luận quốc tế lại dửng dưng trước sự nhạo báng tự do ngôn luận tại nước này". Còn tổ chức Phóng viên không biên giới so sánh Việt Nam như là « nhà tù lớn thứ 2 trên thế giới của các công dân mạng, sau Trung cộng»>
Hiện nhà cầm quyền CSVN còn đang chuẩn bị đưa ra các luật lệ gắt gao hơn nữa nhằm siết chặt việc sử dụng internet ở Việt Nam.
Người Tây Tạng Lại Tự Thiêu
Theo nguồn tin của cảnh sát Nepal, hôm qua 13/2, có thêm một người Tây Tạng tự thiêu tại Kathmandu. Đây là vụ tự thiêu thứ 100 nhằm phản đối chính sách tiêu diệt văn hóa Tây Tạng của chính quyền Bắc Kinh. Văn phòng của lãnh tụ tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, cũng đã xác nhận tin trên.
Từ đầu năm 2009 đến nay làn sóng tự thiêu của người Tây Tạng, đa số là các tu sĩ Phật giáo, đã bùng phát trong các vùng tự trị và lan rộng ra nhiều nơi khác. Ở trong vùng Tây Tạng cũng như các tỉnh phụ cận, người Tây Tạng luôn cảm thấy bị người Hán « đô hộ », bị tước đoạt các quyền tự do tín ngưỡng và bản sắc văn hóa.
Myanmar Cấp Thị Thực Cho Nhà Báo Ngoại Quốc
Các phóng viên nước ngoài sẽ có thể làm việc tại Myanmar trong thời hạn 1 năm theo quy định mới nhằm bảo đảm quyền tự do báo chí được rộng rãi hơn.
Thứ tưởng Bộ Thông Tin kiêm phát ngôn nhân của Tổng thống Myanmar, ông Yehtut cho hay những ấn định mới nhằm giúp nhà báo trong và ngoài nước có thể tiếp xúc với giới chức chính phủ dễ dàng hơn và sẽ chính thức có hiệu lực vào giữa tháng Tư tới. Quyết định trên đồng nghĩa với việc các phóng viên ngoại quốc khi đến Myanmar công tác sẽ không phải dùng thị thực du lịch dưới một cái tên giả. Tuy nhiên, các nhóm nhân quyền lên tiếng cảnh cáo rằng tới thời điểm hiện tại vẫn chưa biết các tiêu chuẩn để được cấp thị thực và liệu các nhà báo có được phép chỉ trích chính phủ và đưa tin một cách tự do hay không.
Hệ Thống Tiệm Sách Phi Luật Tân Thu Hồi Các Quả Địa Cầu Có Hình "Lưỡi Bò"
Các tiệm sách ở Phi Luật Tân đã đồng ý thu hồi những quả địa cầu thế giới vẽ thêm 9 đoạn "Lưỡi Bò", tượng trưng lời tuyên bố chủ quyền hải đảo ngang ngược của Trung cộng trên Biển Đông. Phát ngôn viên Bộ Ngọai Giao Phi Raul Hernandez tuyên bố hôm Thứ Ba, ông cho hay 9 vạch đó là "tuyên bố chủ quyền quá đáng và vi phạm luật quốc tế".
Kỹ sư viễn thông David Valencia trong nhóm người Phi trên mạng xã hội facebook đầu tiên báo động cho mọi người về các quả địa cầu vẽ thêm 9 vạch "Lưỡi Bò", ông
cho biết: "Một số người khác có thể thấy chúng chẳng có hậu quả gì, nhưng nếu chúng ta không đối phó cả với những chuyện nhỏ nhặt thì làm sao chúng ta có thể đối phó được với những chuyện lớn như Biển Tây Phi?".
Người Tầu không từ bỏ bất cứ trò tiểu xảo nào nhằm tuyên truyền chủ quyền lãnh thổ dù không được ai công nhận. Ít tuần lễ trước đó, Việt Nam, Phi Luật Tân, Ấn Độ đã không đóng dấu trên thông hành của du khách Trung cộng vì cái vạch 9 đoạn "Lưỡi Bò" in trên đó.
No comments:
Post a Comment