Tết đến với hai cảnh đời đón Tết trái ngược: giàu_ nghèo, sang_ hèn mà cái câu" kẻ ăn không hết, người lần không ra" đã diễn tả; cho chúng ta thấy cái bi kịch phân cách, phân hóa lớn lao và trầm trọng đầy nguy hiểm của xã hội VN. Khi mà 90% dân chúng sống lầm than cơ cực, chỉ có một thiểu số nhỏ thừa mứa, phè phỡn và nỗi uất hận của dân chúng đang ngày càng dâng cao thì ngày tàn của chế độ " buôn dân, bán nước" không còn xa nữa. Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài viết của Hòa Giang có tựa đề: " Tết giữa thiên đường ăn mày " sẽ được Hoàng Ân trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay.
Tết về, những tiếng reo mừng vừa đậm chất đồng dao vừa ngây ngô trẻ quê được cất lên từ góc khuất thinh lặng của tâm hồn, ký ức, từ đâu đó của bản lai diện mục,Tết cứ ra đi rồi trở lại như một người bạn vừa bí ẩn vừa rất đỗi dễ thương. Nhưng, đôi khi, Tết cũng là người bạn có tính cách kì cục, kiêu căng và làm người ta buồn nhiều hơn vui, nó dễ làm cho người ta cám cảnh, nghĩ đến thân phận nghèo của mình, nghĩ đến hình ảnh nhỏ nhoi của mái tranh nghèo giữa không gian bao la và xa hoa của cuộc đời. Có lẽ, Tết của những người vùng cao nguyên , đặc biệt là Tết của đồng bào sắc tộc thiểu số ở các huyện sơn cước Việt Nam đều có chung cảm nghĩ này.
Trong lúc đồng hồ báo công nợ quốc tế đưa con số nợ công ngót nghét 800 USD trên mỗi đầu người, chia đều cho 90 triệu dân vào cuối năm 2012, thì ở miền núi, chuyện các em nhỏ bẫy chuột làm thức ăn cứu đói, không có cơm ăn, sống rét lạnh, và những ngày cận Tết như thế này vẫn không biết thế nào là chiếc áo mới hay viên kẹo ngậm Tết cho đỡ thèm. Mọi thứ đều phải trông chờ vào những chuyến hàng cứu trợ, từ thiện của các nhà hảo tâm.
Hàng ngày nhiều người vẫn đang ngủ lạnh dưới gầm cầu, dưới mái hiên và lấy bữa cơm thừa canh cặn của thập phương làm chén cơm độ nhật qua ngày đoạn tháng, họ không hề hay biết rằng trên đôi vai vốn trĩu nặng vì nghèo khó của họ đang gánh thêm món nợ công 800 USD, một thứ nợ ô nhục và tủi hổ truyền kiếp.
Những em bé mới sinh ra đời, cha mẹ của chúng hy vọng rằng con của mình sinh ra trong năm Rồng, sau này sẽ cất cánh bay cao, đẹp như truyền thuyết và bao dung, hanh thông như cái tên của loài vật luôn mang lại may mắn này. Thế nhưng, mới còn nằm đỏ hỏn trong lòng mẹ, những em bé vô tội cũng không thoát khỏi món nợ ô nh ục và truyền kiếp này.
Những người nông dân một nắng hai sương, hiện tại, mùa rau quả Tết đang sôi động, thế nhưng, họ chẳng có gì để lấy làm vui một khi mọi thứ hàng hóa nhà vườn đang trong tình trạng "án binh bất động" bởi giá rau, hoa, quả, củ đang xuống ở mức thấp nhất chưa từng thấy. Chắc chắn năm nay, người nông dân sẽ ăn một cái Tết rất ảm đạm bởi mọi thứ vật giá leo thang nhưng nông sản lại rớt giá thê thảm. Nói đến Tết của người nông dân, tự dưng không muốn nhắc thêm đến món nợ 800 USD!
Hàng chục ngàn công nhân đang chen chúc nhau ở các bến xe đường dài, từ bến xe Miền Đông, bến xe miền Tây của Sài Gòn cho đến bến xe Giáp Bát, Hà Nội, để chờ đợi đến lượt mua vé về quê ăn Tết, họ mệt mỏi và rã rời sau một năm dài bon chen xa nhà. Giả sử, nếu lấy ra mỗi người 800 USD, nhân với con số đang nằm ngồi la liệt trong bến xe, cái đáp số sẽ là khổng lồ, không chừng nó sẽ làm bến xe bốc cháy vì sự bất bình của công nhân chứ không chơi!
Những ngư dân đánh bắt xa bờ, cuối năm ngồi trên bến nhìn ra khơi, biển của họ bây giờ hẹp và nhiều điềm gở quá. Ngày xưa, khi ra khơi, người ta kiêng kỵ mời nhau ăn cơm, phải dùng kẻng thay lời, kiêng kỵ nói điều xấu, còn bây giờ, ngư dân ra khơi, kiêng nhắc đến hai chữ: Trung Quốc và Cộng sản.
Ở một đất nước mà nhìn đâu cũng thấy nghèo, mùa nào cũng thấy nghèo, nhóm ngành nghề nào cũng có nghèo đói, và sự nghèo đói này được bốc thơm, được hứa hẹn về một sự vĩ đại trong tiến trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong khi đó, những kẻ mạo danh là đầy tớ của dân, đầy tớ của những con người nghèo khổ và thiếu thốn thì lại có một cái Tết hoàn toàn khác, thuộc về thế giới khác!
Những khu hội chợ cây bonsai Tết ở các thành phố lớn, ba năm nay, có những chậu cây được đề giá lên tới vài trăm triệu đồng, vài tỉ, thậm chí vài chục tỉ đồng nhưng vẫn có người mua để tặng sếp, tặng vợ sếp.
Những tô phở ăn sáng trị giá 75 USD trên đường Láng Hạ, Hà Nội, nói là phở bò KôBê, nghe như vậy là các ông bà cán bộ kéo nhau vào, đến khi biết ra mình bị lừa, thì lắc đầu, xắn môi lên chửi rủa. Sự chửi rủa và sự vồ vập của lạ để rồi bị lừa chỉ cho thấy bản chất của họ vừa hồ đồ lại vừa hậu đậu, nhưng có vô số tiền để ăn nhậu.
Nói đến đây, thấy mệt mỏi vô cùng, không chừng làm cướp mà còn hay hơn làm dân lương thiện, vì chí ít làm cướp còn có cái để sống, chứ làm dân lương thiện, suốt ngày phải đối mặt với bọn cộng sản cướp ngày như thế này, thì hỡi ôi đến một lúc nào đó, phải ăn cái lưỡi cày, mà sống qua ngày, cho hết kiếp đọa đày giữa thiên đường ăn mày!
No comments:
Post a Comment