Thứ Sáu ngày 15.02.2013
Liên tục chương trình là chuyên mục "Lá Thư Tuổi Trẻ" do Phùng Kiên phụ trách. Kính mời quý thính giả nghe Thư Của Mẹ Trần Thị Nữ Gửi Con Hoàng Thị Gái đang làm thuê ở Nam Hàn qua giọng đọc của Mỹ Linh.
Thư của mẹ Trần Thị Nữ gửi con gái Hoàng Thị Gái đang làm thuê ở Đại Hàn.
Con gái xa nhớ, thấm thoắt đã gần hai năm kể từ ngày con từ biệt gia đinh sang nước bạn làm việc, ba mẹ và các em luôn nhớ đến con, mỗi khi nhận được thư của con, ba mẹ mừng đến rơi nước mắt. Nhà mình đã có máy tính, có mạng internet con ạ, nhưng ba mẹ vẫn cứ nhận thư viết tay của con. Trong lúc đó, con đang làm việc ở một nước tiến bộ hơn đất nước mình rất nhiều.
Tự dưng, nghĩ đến đứa con gái của mình đang tảo tần sớm hôm giữa xứ người để chắt mót từng đồng gởi về nhà, không có thời gian để đi chơi cuối tuần, không có thời gian để ngồi vào bàn tập gõ máy tính, mẹ thấy rất buồn và thương con gái của mẹ, con đã hy sinh cho các em và gia đình quá nhiều, mẹ thành thật cám ơn và nợ con một quãng thời gian đẹp nhất, quãng thời gian tràn trề xuân sắc mà con đã hy sinh nó cho gia đình con ạ!
Tự dưng, nghĩ đến đứa con gái của mình đang tảo tần sớm hôm giữa xứ người để chắt mót từng đồng gởi về nhà, không có thời gian để đi chơi cuối tuần, không có thời gian để ngồi vào bàn tập gõ máy tính, mẹ thấy rất buồn và thương con gái của mẹ, con đã hy sinh cho các em và gia đình quá nhiều, mẹ thành thật cám ơn và nợ con một quãng thời gian đẹp nhất, quãng thời gian tràn trề xuân sắc mà con đã hy sinh nó cho gia đình con ạ!
Tết năm nay, gia đình mình đón Tết bình thường con ạ, suốt một năm ba đi làm phụ hồ, mẹ đi bán vé số, con thì lo giúp đỡ các em nên gia đình mình vẫn còn một chút để đón Tết với đời, không đến nỗi khó khăn cùng cực như nhiều năm trước. Chỉ tội cho những nhà hàng xóm của mình, họ không đi làm gì ngoài đám ruộng và khu vườn, mà lúa năm nay rớt giá, nông sản cũng rớt giá thê thảm, chỉ còn bằng một phần ba giá năm ngoái, trong khi đó mọi thứ vật giá đều leo thang, chính vì thế mà nhà nông năm nay kháo nhau rằng họ sẽ án binh bất động với Tết. Con thử tưởng tượng rằng suốt ba trăm sáu mươi lăm ngày làm quần quần ngoài đồng, chỉ có vài ngày đầu năm là giải lao đúng nghĩa để vui chơi, giải trí, để ăn uống bồi dưỡng mà có sức đến ra Giêng lại làm việc tiếp. Nhưng không có tiền để đón Tết, người ta phải quấn mền năm ru rú trong nhà cho qua ba ngày Xuân, như vậy thì còn gì buồn bằng hả con? Mẹ không hiểu sao quê hương mình lại có kẻ giàu ăn không hết, người nghèo làm không ra như vậy nữa con ạ.
Chỉ cần nhìn mấy con chó mập ú của nhà cán bộ xã, cán bộ phường, cán bộ huyện, mỗi tối nó có người dắt đi chơi, sáng ra có người tắm táp, thức ăn của nó ngon gấp ba, gấp bốn lần thức ăn nhà mình, thậm chí món nó ăn ba ngày Tết ngon và đắt hơn nhiều lần món nhà mình cúng ông bà tổ tiên, đó là chưa nói đến nó ăn ngon và cao cấp gấp mấy chục lần thức ăn nhà nông ba ngày Tết. Một con chó nhà cán bộ được hưởng thụ cao hơn cả trăm lần một con người nhà nông. Như vậy thì đâu là công bằng xã hội? Mẹ vốn không nhiều chữ nghĩa, không hiểu biết cho mấy về kinh tế, nhưng bằng nhận định tầm thường, ít học của mẹ, mẹ vẫn nhận ra có nhưng thứ rất vô lý, ví dụ như lương của cán bộ xã, phường, hiện nay không có ai nhận được hơn hai chục triệu đồng trên một tháng, thậm chí vài triệu đồng đã là cao lắm rồi. Nhưng họ uống một chai rượu ngoại lên cả chục triệu đồng, họ cúng một mâm lễ cúng Tất niên lên cả vài chục triệu, rượu bia ê hề ứu hự, tha hồ khui, tha hồ ném tiền qua cửa sổ, chó mèo thấy thức ăn thừa của chủ cũng lắc đầu ngao ngán. Trong khi đó, những hàng xóm nông dân nghèo thì im ỉm đóng cửa, một phần vì mặc cảm mình nghèo, một phần vì buồn cho thận phận thấp cổ bé miệng.
Tự dưng, trong lúc mẹ đang thấy buồn vì Tết này con không về được, mẹ lại thấy nhẹ vơi một chút vì hiểu ra, trong cuộc đời này, ngoài mình, còn rất nhiều người thống khổ đến mức không lối thoát, tương lai u ám, hiện tại ảm đạm. Thì con cứ hình dung đến tiền ăn Tết còn không có, lấy gì mà lo cho con cái ăn học đây. Trong khi đó, hằng ngày, mọi nông dân, mọi người trên đất nước Việt Nam này vẫn phải cong lưng đóng thuế, tTừ bó rau cải, lon đậu, hạt mè cho đến cái quần đùi mặc ra đồng, cái nón lá, củ khoai, củ sắn... Nói chung là mọi thứ đều đánh thuế rất nặng con ạ! Vì mẹ suy luận như thế này, nếu không phải đánh thuế nặng, thì hàng hóa sẽ không tăng giá lên vùn vụt như vậy. Nếu không đánh thuế nặng, lấy gì để duy trì nhà nước vốn tham nhũng và nuôi một đám cán bộ chuyên móc ruột ngân sách này được chứ?
Tuy bó rau cải không bị ai hỏi tiền thuế, nhưng khi bán nó thì phải đóng thuế chỗ ngồi ngoài chợ, muốn trồng cho có nó thì phải mua hạt, mua phân tro, tưới nước, mà tiền hạt đã được đóng thuế ở công ty giống, tiền phân tro đã đước đóng thuế ở các công ty phân bón, tiền thuốc trừ sâu cũng thế, cứ như vậy, mức giá đội lên gấp vài ba lần, đến tay người nông dân thì đã cao ngất ngưởng, đó là chưa kể đến tiền điện dùng để bơm nước, tưới tiêu cũng đã qua thuế, qua vài ba lớp tham nhũng, rút ruột... Với cái đà tứ bề bị bao vây tiền thuế và tham nhũng như vậy, người nông dân chẳng khác nào một cục xương bị rỉa rói giữa bầy chó nhà nước con ạ!
Mẹ thật là buồn khi phải thành thật khuyên con rằng nếu có cơ hội, con hãy ở lại nước bạn, đừng quay về Việt Nam nữa, giữa một đất nước đầy lũ sâu mọt và quan tham như thế này, con về chỉ thêm khổ con ạ! Một đất nước mà người dân ăn Tết sang không bằng nửa con chó nhà giàu thì con không nên tin tưởng gì con ạ!
Nhưng con ơi, sao mẹ khuyên con như vậy mà mẹ vẫn cứ mong con về, Tết này không có con, nhà mình sẽ rất nhớ! Cầu chúc con thêm một tuổi mới chân cứng đá mềm và bình an nơi xứ người con nhé!
Mẹ của con
Trần Thị Nữ
No comments:
Post a Comment