Wednesday, February 13, 2013

Tết và tiếng thở dài từ những góc khuất cuộc đời (2)


Thứ Tư ngày 13.02.2013     
Một trong những chính sách thâm độc của CS là để cho dân chúng sống trong ngu dốt và u tối, khai thác và lợi dụng sự thật thà của họ để dễ lừa bịp, dễ cai trị. Đối tượng dễ bảo nhất là các sắc dân thiểu số sống trên cao nguyên, xa cách với ánh sáng văn minh. Mánh khoé nhồi nhét niềm tin mù quáng vào Bác và Đảng để dễ bề thao túng, trục lợi sức lao động của thành phần này là điều đáng kinh tởm phỉ nhổ nhất trong chủ trương của đảng CSVN. Một ngày người dân Kinh Thượng sẽ đòi lại tất cả. Ngày Phán xét sẽ tới! Qua tiết mục Góc Khuất Cuộc Đời hôm nay, mời quý thính giả nghe tiếp câu chuyện Tết và tiếng thở dài từ những góc khuất do Việt Trung thực hiện qua sự trình bày của Hướng Dương.
Xã Thượng Quảng có sáu thôn là đồng bào sắc tộc thiểu số, trong đó có những sắc tộc như Ê Đê, Tà Ôi và chiếm phần đông là Cơ Tu. Phần lớn người dân trong làng Thượng không biết chữ, không có khái niệm về học hành, đời sống của họ quanh năm suốt tháng chật vật lao động và tối về thì quây quần bên mâm cơm, sắn khoai và lá rừng đắp đổi qua bữa.
Mặc dù phương tiện truyền thông của đảng Cộng sản vẫn ra rả nói về chính sách dành cho người nghèo và công bằng xã hội, ngày nào cũng nói như vẹt về chính sách ưu đãi đặc biệt dành cho người miền cao nguyên, thượng du. Nhưng, trên thực tế, nếu có chăng là nhiều thêm những lá cờ đỏ sao vàng treo trên khắp buôn làng, nhiều thêm những cái loa sắt ca ngợi chế độ mà bà con đồng bào miền núi dù muốn hay không vẫn phải nghe, phải tin.
Và, cho đến bây giờ, người dân cao nguyên, sắc tộc thiểu số vẫn còn rất chất phác, thật thà, họ luôn tin vào những gì tốt đẹp, chính vì thế mà họ bị lợi dụng một cách không thương tiếc, rừng núi đã mấy chục đời sống với họ nhưng chỉ cần trong chốc lát thì được xem là của đảng, của nhà nước và đời sống vốn tự do của người miền núi bỗng dưng trở nên gò bó trong khuôn khổ qui định của nhà cầm quyền. Họ sống với cây rừng, canh chừng cho rừng không bị cháy, trồng thêm rừng mới nhưng lại không được khai thác gỗ, thỉnh thoảng, đảng ở dưới miền xuôi lên lấy gỗ về, hết xe này đến xe khác. Họ vẫn không hay biết mình bị lợi dụng, họ chỉ nghĩ rằng đảng cần gỗ để làm trường học, làm bệnh viện, làm nhà sàn thờ ông Ké (tức là Hồ Chí Minh), chỉ đơn giản vậy thôi. Họ không hề nghi ngờ rằng nhà nước bụng phệ cộng sản Việt Nam đã lợi dụng, lừa bịp, khai thác lâm sản bán cho Trung cộng và các nước khu vực với số tiền hằng tỉ đô la, đáp lại, lâu lâu đảng bụng phệ da trơn mặt trắng lên vứt cho họ vài bao gạo, vài bao muối. Và kinh tởm hơn là họ vẫn tin vào cộng sản, tin vào ông Ké. Sự ngây thơ, thật thà của họ bị lợi dụng triệt để.
Sau chuyến đi tặng quà cho bà con dân tộc miền núi, chúng tôi trở về với tâm trạng trĩu nặng, mỗi khi nghĩ đến những bữa ăn giữa thế kỷ 21 văn minh này với rau rừng, cơm độn và mỗi ngày đi chợ với mức 5 ngàn đồng, sống như thế, có lẽ chỉ có họ mới đủ sức vật vạ qua ngày đoạn tháng. Giữa lúc người Hà Nội ăn một bát phở bình dân điểm tâm với giá thấp nhất là hai mươi ngàn đồng, những bát phở dành cho giới nhà giàu, quan chức có thể lên đến bảy, tám trăm ngàn đồng, và khắp nơi trên đất nước Việt Nam này, các quan chức, con nhà quan xài tiền vứt qua cửa sổ, một đêm có thể đốt vài ba chục triệu đồng vào hàng trắng, rượu ngoại và thác loạn, thì giữa cuộc đời này, có những phận người sống vật vạ với từng bữa ăn còn rẻ mạt và khó nuốt hơn cả bữa ăn của thú vật nhà giàu! Có một điều không thể không nói ra là trong cái xa xỉ của nhà quan có chứa đầy mồ hôi và nước mắt của dân nghèo vì ở đất nước này, việc đóng thuế không từ bỏ một ai. Thế mới biết thế nào là nhà nước Cộng sản xã hội chủ nghĩa! Một chế độ luôn ba hoa về sự văn minh, công bằng xã hội và tự do cho nhân loại. Nếu người dân nghèo kia hiểu được chuyện, có lẽ họ sẽ sổ toẹt cả ngàn lần vào những gương mặt đạo đức giả của đám chóp bu cộng sản trung ương và họ sẽ lấy lại tất cả những gì đã mất!
Cũng trong chuyến đi này, khi trở về, chúng tôi ghé thăm một gia đình cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa ngay trong trung tâm thành phố, Tết này nữa, người cựu chiến binh này vào tuổi bảy mươi tư, ông là người từng tham gia chiến trận ở Khe Sanh và bị mảnh đạn cắt mất nửa sống mũi, được đưa lên tuần dương hạm của Mỹ để điều trị, vá mũi; mặc dù bây giờ ông không bị mất đi nửa chiếc mũi nhưng dấu vết thương tích vẫn còn đọng lại. Hoàn cảnh của ông thì tội nghiệp khỏi phải nói, hai vợ chồng già, ông ở nhà trông ba đứa cháu, vợ ông buôn tảo bán tần ngoài chợ, cha của ba đứa nhỏ chết cách đây vài tháng, mẹ của chúng nó cũng bị mất vì bệnh ung thư máu. Hai ông bà chỉ còn lại một người con nuôi mà mấy đứa nhỏ gọi bằng chú, ngặt một nỗi, người con nuôi bị bệnh thần kinh, đi đứng lơ ngơ lác ngác, chẳng những không giúp gì cho hai ông bà và ba đứa cháu nhỏ được mà lại còn trở thàn gánh nặng của gia đình. Trong ba đứa cháu, đứa đầu mười bốn tuổi, gương mặt thông minh, đĩnh ngộ thì lại bị liệt tứ chi, chỉ có chiếc miệng xinh xắn của cháu là nói năng, cười đùa, còn tứ chi bất động.
Nhìn cảnh người lính chiến Việt Nam Cộng Hòa bây giờ mừng mừng tủi tủi nhận món quà của đồng đội xưa, ông vừa khóc vừa nói lời cám ơn. Ôi Tết! Tết Việt Nam râm ran tiếng buồn và nao nao tiếng thở dài của những phận người thốt ra từ những góc khuất cần lao đau khổ, Tết ơi!

No comments:

Post a Comment