Tiếp theo đây, mời quí thính giả theo dõi chuyên mục ”Nói Với Người Cộng Sản”. Đây là diễn đàn để trình bày với các đảng viên đảng csVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. ”Nói Với Người Cộng Sản” do Tiến Văn biên soạn qua sự trình bày của Hoàng Ân.
Thưa quí vị đảng viên lão thành cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,
Mới hơn 3 tháng từ khi giành được ghế Tổng Bí Thư đến nay, Tô Lâm đã cố gắng triển khai ngay một chiến lược đánh bóng hình ảnh bản thân bằng nhiều sự kiện cả trong và ngoài nước và bằng nhiều phát biểu mang tính quảng cáo. Nhưng cho tới nay, hiệu quả của những trò diễn đó không mang lại kết quả tốt đẹp như Tô Lâm và bộ sậu mong đợi. Trái lại, chúng ta có thể nói, chính những cố gắng biểu diễn của Tô Lâm lại càng làm cho hình ảnh của Tô Lâm trở nên nhảm nhí, rẻ tiền.
Sự kiện được coi là đã được đầu
tư rất công phu, tốn kém cho chuyến ra mắt đầu tiên trên diễn đàn quốc tế của
Tô Lâm là cuộc trao đổi ở Đại Học Columbia.
Như anh chị và quí vị có thể dự
đoán, để được trở thành một khách mời của
Đại Học Columbia, Tô Lâm phải chi phí rất nhiều tiền để tìm quan hệ và vận
động trong nhiều tháng. Tất cả những chi phí này đều là tiền thuế của chúng ta
bỏ ra, thế nhưng hình ảnh để lại của Tô Lâm sau cuộc ra mắt ở Đại Học Columbia là gì?
Đó là hình ảnh của một cậu học
sinh vừa kém về kiến thức và vừa yếu về tư cách. Tô Lâm luôn luôn tỏ ra chậm chạp
và trả lời rất chung chung cho mọi câu hỏi của bà giáo - nhà nghiên cứu chính
trị - Nguyễn Thị Liên Hằng. Có lúc bà giáo Hằng còn phải dùng đến các kĩ thuật
tế nhị nhằm câu thêm giờ cho Tô Lâm suy nghĩ. Nhưng về tư cách, Tô Lâm đã thể
hiện rõ một con người có rất ít liêm sỉ khi nhiều lần cứ chúi đầu tìm câu trả lời
trong xấp giấy cầm theo. Chưa kể, Tô Lâm còn lờ đi không trả lời một vấn đề về
Việt Nam Cộng Hòa.
Khi về lại Hà Nội không lâu, Tô
Lâm lại tung ra một chiêu trò chính trị nhằm khuấy động, lên gân cho sự cầm quyền
của bản thân bằng một bài viết có tên “Chống lãng phí”. Cả hệ thống truyền
thông của Tô Lâm lại ra sức tán phát, tung hô bài viết này. Song, dư luận xã hội
lại cảm thấy nực cười khi một kẻ đã từng há mồm ăn một miếng thịt bò có giá bằng
80 tấn lúa lại dám lên giọng kêu gọi người khác “chống lãng phí”. Có những người
đã làm hàng chục năm trong hệ thống công quyền và lãnh vực báo chí cộng sản đã
phải thốt lên:
“Chống lãng phí? Có chống bằng mắt”.
Thế nhưng, như một kẻ câm điếc,
Tô Lâm lại vẫn tiếp tục các màn trình diễn khác và lên giọng dạy dỗ, huấn thị.
Gần đây nhất, ngày 5 tháng 11, Tô
Lâm lại cho ra một bài viết mang tên rất kêu và dài dòng: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu
Năng-Hiệu Lực-Hiệu Quả.
Nội dung tóm lược của bài này là
nhằm vào việc thay đổi, cắt giảm nhân sự trong hệ thống chính trị. Đây chỉ là một
chiêu trò lặp lại cái mà Tô Lâm đã làm khi còn là Bộ Trưởng Công An cách đây
vài năm. Như chúng ta đã cùng bàn luận, bằng lí cớ phải sắp xếp lại cấu trúc của
bộ máy sao cho hiệu quả hơn, Tô Lâm sẽ đạt được mục đích chính trị cho bản
thân: đó là loại bỏ các nhân vật, các yếu tố chống đối hoặc không thuận lợi cho
quyền lực của bản thân; đồng thời cài cắm, xắp đặt cấu trúc sao cho tạo thuận lợi
cao nhất cho lợi ích và quyền lợi của bản thân và đồng bọn.
Như chúng ta đã thấy, hiện nay,
những nhân vật nắm giữ quyền điều khiển Bộ Công An đều là người thân tín, thuộc
hạ của Tô Lâm đã được cài cắm trước đó, sau lần cắt giảm, sắp xếp lại vào những
năm 2018-2020.
Lần này ở vị trí Tổng Bí Thư, Tô
Lâm còn muốn đạt được những mục đích lớn hơn cho an ninh, quyền lợi của bản
thân và đồng bọn vì chỉ còn 1 năm nữa là phải tổ chức Đại Hội 14 để bầu ra nhóm
chóp bu mới cho đảng Hồ-Tàu. Sinh mạng chính trị và cả sinh mạng sinh học của
Tô Lâm đều có thể bị đe dọa nếu hệ thống chính trị ẩn chứa nhiều nhân tố bất
tuân phục Tô Lâm.
Chính sự lo lắng nội tâm này là
lí do khiến bài viết của Tô Lâm đã tự lộ ra sự gấp gáp, nóng vội trong việc sắp
xếp lại toàn bộ hệ thống chính trị. Tô Lâm đã đốc thúc các cơ quan phải nhanh
chóng thực hiện theo phương châm “vừa chạy vừa xếp hàng”.
Một người thạo tin trong chính
quyền hiện nay cho chúng tôi biết: Tô Lâm hiện có quyền lực lớn nhất, nhưng khả
năng kiểm soát thì không hoàn toàn; trong khi đó, ân oán mà Tô Lâm tạo ra ngày
càng lớn và phức tạp. Vì vậy, Tô Lâm buộc phải chỉnh đốn lại toàn bộ hệ thống.
Song, đây không phải là việc muốn là có thể.
Ngoài ra, như chúng tôi ghi nhận,
không hiểu vì sao, cuối bài viết vừa nêu, Tô Lâm lại để cho người chấp bút
trích lại một nhận định của Lê Nin về xây dựng, chỉnh đốn bộ máy nhà nước Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết - cái nhà nước có tuổi thọ chỉ hơn 70 năm.
Hoàng Ân cùng
Tiến Văn xin tạm biệt và hẹn quí vị, quí bạn trong chương trình tuần sau.
01/12/2024
No comments:
Post a Comment