Thưa quý thính giả, “Nhân quyền cộng sản” chính là đấu tranh giai cấp không khoan nhượng, một mất một còn nên nhân quyền của cs VN là cải cách ruộng đất đẫm máu, là giam cầm tới chết những Quân, Cán , Chính VNCH trong các nhà tù cải tạo, là cướp bóc tài sản của miền Nam chở ra Bắc để vào nhà cán bộ.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần bình luận của tác giả Trịnh Minh Phán với tựa đề: “ PHẠM MINH CHÍNH NÓI VỀ THỨ NHÂN QUYỀN NGOÀI “CHỢ TRỜI”" sẽ được Hướng Dương trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối nay.
Trịnh Minh Phán.
Phạm Minh Chính nói về “thành tích nhân quyền” của cs VN với cương vị là một ông thủ tướng xuất thân từ ngành công an, cho thấy ông này thật sự “can đảm” thay mặt đảng để nhận lại sự chỉ trích và phẫn nộ từ những người đang tranh đấu cho một Việt Nam có tự do dân chủ, nhân quyền thật sự, chứ không phải là thứ bánh vẽ, bánh nhồi sọ của đảng.
Nội dung thành tích nhân quyền mà ông thủ tướng cs VN nói đến đó là: “toàn dân được sống trong tự do, ấm no và hạnh phúc, an ninh, an toàn, an dân”. Đặc biệt là ông Phạm Minh Chính còn làm kinh ngạc, không chỉ người dân Việt Nam mà cả cộng đồng quốc tế, khi ông ta tổng kết nhân quyền của Việt Nam đã đạt thành tích từ 79 năm qua kể từ khi thành lập và gần 40 năm đổi mới. Có nghĩa là cs VN đã thực thi Nhân quyền từ khi cướp được chính quyền năm 1945 tới nay. Cứ theo mốc thời gian như ông Chính nói, thì Việt Nam có nhân quyền trước cả tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, ra đời vào năm 1948. CSVN cái gì cũng phải hoành tráng, rực rỡ, phải to, phải vĩ đại, phải đi trước nhân loại và thời đại. Chính vì vậy mà cái miệng của các đời lãnh đạo cs VN trước đây và hiện nay, người ta đo được là dài nhất thế giới. Nó kéo dài từ Hà Nội sang tới tận Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ở New York – Hoa Kỳ. Còn cường độ âm thanh phát ra từ miệng lãnh đạo cao cấp của CSVN, thì vang vọng lên tới chín tầng mây. Vâng, nói dóc nói láo là nghề của đảng, nói sảng thì dành cho quan to. Người dân thì bữa no bữa đói, còn đàn chó sói công an thì rình mò dân để cắn xé. Nhân quyền của đảng cộng sản là thế.
Từ cái thủa binh minh nhân quyền của đảng csVN, nếu không nhắc đến tổ sư của nó thì e rằng bất công cho kẻ bất nhân là Hồ Chí Minh. Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ năm 1776 có đoạn viết như sau: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc.”, Hồ chí Minh đưa nguyên câu này vào bản Tuyên Ngôn Độc Lập mà ông ta đọc tại quảng trường Ba Đình năm 1945, nhưng ông ta không nêu xuất xứ của câu nói nổi tiếng này. Người ta nói: “Đầu xuôi thì đuôi lọt”, tuy nhiên “đầu gian thì đuôi dối”, Hồ Chí Minh đại diện cho trường phái này.
Hồ Chí Minh và đồng bọn cố gắng tạo ra hình ảnh vị lãnh tụ hết lòng vì dân vì nước, không màng đến việc lập gia đình. Tuy nhiên trong cuốn hồi ký "Đêm giữa ban ngày" của ông Vũ Thư Hiên, thì Nông Thị Xuân vào năm 1955 được Ban bảo vệ sức khỏe trong tỉnh tuyển vào để trông nom sức khỏe cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xuân cùng người em gái ruột tên Vàng và người em gái họ tên Nguyệt được thay nhau hàng đêm săn sóc Hồ chủ tịch. Nông thị Xuân người phụ nữ dân tộc Nùng này, sau đó đã sinh cho Hồ chí Minh một người con trai đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Nông Thị Xuân sau đó vì muốn mưu cầu hạnh phúc theo lời Hồ Chí Minh, nên muốn công khai mình là vợ chính thức của chủ tịch nước. Hồ Chí Minh đã ban phát nhân quyền theo kiểu cộng sản là tách Nhân ra khỏi Quyền. Ông Hồ giao Nông Thị Xuân cho bộ trưởng công an khi đó là Trần Quốc Hoàn đánh chết, sau đó đem xác bà Xuân đặt trên đường Cổ Ngư cho xe ô tô cán lên, để che giấu vụ giết người dưới vỏ bọc một vụ tai nạn xe hơi. Đau đớn thay cho nạn nhân “Người chết hai lần, thịt da nát tan”.
Thủ tướng cs VN Phạm Minh Chính cũng được học trường đảng nên quá hiểu “Nhân quyền cộng sản” chính là đấu tranh giai cấp không khoan nhượng, một mất một còn. Hồ Chí Minh đã thực hiện thứ “Nhân quyền đẫm Máu” này của cộng sản qua chiến dịch Cải cách ruộng đất của ông ta. Hàng trăm ngàn người đã bị giết qua các vụ xử án đấu tố địa chủ, tiểu thương. Nhân danh công bằng xã hội lấy đất của người giầu chia cho người nghèo thời gian đầu. Nhưng ngay sau đó, tất cả đất đai của người dân ở miền Bắc đều nằm gọn trong tay đảng cộng sản. Phạm Minh Chính ông có biết điều này không? Thời kỳ lịch sử đẫm máu và nước mắt này, Hồ Chí Minh và đảng của ông phải chịu trách nhiệm và không thể thoát tội, nếu thời cuộc thay đổi.
Sau ngày 30/4 năm 1975, cs VN lại thi triển Nhân quyền kiểu cộng sản. Hàng trăm ngàn quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa bị đưa vào các trại cải tạo, giam giữ mà không cần thông qua xét xử. Năm 1977, Đỗ Mười làm Phó Thủ tướng kiêm nhiệm Trưởng ban Cải tạo Công thương nghiệp Xã hội chủ nghĩa, phụ trách vấn đề cải tạo công thương nghiệp theo đường lối xã hội chủ nghĩa tại miền Nam Việt Nam. Thế là cs VN huy động lực lượng các loại để mà rà soát từng ngõ, gõ cửa từng nhà, lục tung, bới móc để tìm vàng, bạc, đá quý, hột xoàn, cổ vật, cướp tất cả mặc cho nạn nhân kêu la, gào khóc, kể cả tự tử vì tiếc tài sản bao năm dành dụm. Thế rồi tài sản của người dân Miền Nam mà đảng cướp được, lại ùn ùn chạy ra Bắc, kể cả chạy vào nhà riêng của cán bộ.
Khi con người ta phải sống gần bãi rác, thì lâu dần ngửi
mùi hôi thối cũng quen. Thủ tướng cs VN Phạm Minh Chính thì cũng vậy. Ông ta sống
trong môi trường “Nhân quyền kiểu cộng sản” đã quen, nên ông ta đâu có hiểu
Nhân quyền phổ quát mà Liên Hiệp Quốc đặt ra có tiêu chuẩn như thế nào. “Mọi
con vật đều bình đẳng, nhưng một số con vật bình đẳng hơn những con khác”. Đây
là câu nói nổi tiếng của George Orwell trong tác phẩm Trại Súc Vật. Trong hoàn
cảnh của Việt Nam, Phạm Minh Chính cũng cần nghiền ngẫm câu này: “Mọi người dân
đều có nhân quyền nhưng kẻ cầm quyền thì có nhiều nhân quyền hơn dân đen”. Hy vọng
ông thủ tướng cs VN bớt nổ để khỏi bị coi là kẻ hàm hồ.
No comments:
Post a Comment