Friday, December 13, 2024

Thân phận kẻ độc tài

Bàn Ngang Tán Dọc

Sự kiện: Nhà nước Syria do nhà độc tài Basah Al-Assad vừa sụp đổ chỉ sau 12 ngày do các nhóm đối lập nổi dậy tấn công, sự kiện này là bài học cho những kẻ muốn trở thành độc tài? Chúng ta hãy chờ xem!

Kịch Bản

MN- Chào anh BC và anh HS. Theo hai anh thì nguyên do gìkhiến chế độ Basah Al-Assad ở Syria sụp đổmau chóng vậy?

HS- Cha cha, sao hôm nay MN lại có hứng thú theo dõi thời sự thế giới vậy ta?

MN- Chứ bộ anh không thấy chuyện chế độ độc tài Bashar al-Assad ở Syriasụp đổ tràn ngập trên các hệ thống truyền thông hay sao, dù không muốn cũng phải thấy chứ?

BC- MN nói đúng, chuyện nhà độc tài Basah al-Assad bị lật đổ chỉ trong 12ngày,  khiến cho thế giới ngỡ ngàng. Nhưng trước khi trả lời câu hỏi của MN, chúng ta cũng nên biết sơ sơ về Syria một chút.

HS- Đúng vậy, Syria nằm ở Trung Đông,phía bắc giáp với Thổ Nhĩ Kỳ,phía đông giáp  Iraq, phía namlà Jordan, phía tây nam giáp Israel và Lebanon, và Biển Địa Trung Hải ở phía tây.

MN- Diện tích Syria khoảng 185,000km2, chỉ bằng 58% diện tích của VN ta, dân số 25 triệu, nhưng vì chiến tranh, có đến 6 triệu người phải sống ờ nước ngoài. Hơn 80% là gốc dân Ả Rập, 10% thuộc sắc tộc Kurd, khoảng 10% là các sắc dân khác. 74% theo Hồi Giáo dòng Sunni, 13% Hồi Giáo nhánh Alawite, Assad thuộc nhóm thiểu số này. Và 10% là Kito Giáo. Lơi tức bình quân đầu người khoảng 2,900US$/Yr.

BC- Nguyên do dẫn đến chế độ độc tài này mau chóng sụp đổ thì có nhiều lắm, mặc dầu dòng họ Assad đã cai trị Syria hơn 50 năm rồi, nhưng đã không lo cho dân, lại áp dụng những chính sách cực kỳ tàn bạo, khiến lòng dân bất mãn. Khi dân bất mãn thì họ phản kháng. Làn sóng phản kháng bắt đầu với các cuộc biểu tình ônhòa vào năm 2011, yêu cầu cải cách chính trị và chấm dứt tham nhũng, nhưng chế độ đã đáp trả bằng bạo lực, dẫn đến sự leo thang thành nội chiến.

HS- Sau Phong trào Mùa xuân Ả Rậpvà bất mãn của quần chúng đến sự tan rã trong quân đội và chính quyền. Quân độiđào ngũ tạo nên các nhóm vũ trang đối lập, như Quân đội Syria Tự do (FSA). Thành phần còn lại không muốn chiến đấu vì không được đãi ngô xứng đáng. Từ đó chính quyền mất kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ trong đó có Aleppo, Raqqa.

MN- Các yều khác như: là Áp lực từ quốc tế, cấm vận và cô lập kinh tế từ Mỹ, Liên Âu, và nhiều quốc gia khác làm suy yếu nền kinh tế Syria, rồi nạn tham nhũng, quản lý yếu kémvà khủng hoảng nhân đạo.Nội chiến phá hủy cơ sở hạ tầng dẫn đến  ngừng sản xuất. Rồi các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, và Qatar đã cung cấp tài chính và vũ khí cho các nhóm đối lập.

BC- Tuy chia rẽ trong nội bộ chính quyền và giới lãnh đạo quân sự, nhưng Basah al-Assad vẫn duy trì được quyền lực trong hơn 10 năm, là nhờ váo các yếu tố: (1) Sự hỗ trợ từ các đồng minh quốc tế, đặc biệt là Nga và Iran. (2) Kiểm soát an ninh và đàn áp mạnh tay. Và (3) Phân hóa trong phe đối lập, khiến các nhóm phản kháng không thống nhất được mục tiêu hay chiến lược.

HS- Nhờ sự hỗ trợ từ Nga và Iran đã giúp chế độ Assad tồn tại qua những giai đoạn khó khăn, nhưng đócũng lý do để người dân và phe đối lập chống lại chế độ. Vì sự can thiệp này không chỉ là một hành động "bán nước" mà còn dẫn đến những hậu quả nhân đạo và kinh tế nghiêm trọng, khiến cuộc khủng hoảng ở Syria càng thêm trầm trọng. Sau cùng là sụp đổ.

MN- Sự sụp đổ đến từ các nhóm đối lập gồm:Quân đội Syria Tự do (FSA - Free Syrian Army):Đây là một trong những lực lượng đối lập đầu tiên được thành lập bởi các binh sĩ và sĩ quan đào ngũ từ quân đội chính phủ Syria. Kế đến là các nhóm Hồi Giáo cực đoan, bao gồm:Jabhat al-Nusra (sau này đổi tên thành Hay'at Tahrir al-Sham - HTS), đâylà chi nhánh của al-Qaeda hoạt động ở Syria, chiếm ưu thế tại một số khu vực ở miền Bắc.

BC- Rồi ISIS (Nhà nước Hồi giáo): Mặc dù mục tiêu chính của ISIS không phải là lật đổ Assad, họ đã kiểm soát nhiều khu vực rộng lớn ở Syria vào thời điểm trước khi bị đánh bại bởi Hoa Kỳ và các lực lượng quốc tế và địa phương.

HS- Rồi Lực Lượng Dân Chủ Syria (SDF - Syrian Democratic Forces):Đây là một liên minh do người Kurd lãnh đạo, thông qua Đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG). Mặc dù SDF chủ yếu là chống ISIS, họ cũng có căng thẳng với chính quyền Assad, và Các nhóm đối lập khácdo Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và các nhóm dân quân khác, hoạt động ở miền Bắc Syria

MN- Về mặt quốc tế thì hai quốc gia hỗ trợ Syria là Nga và Iran đều bị thiệt hai lớn.  Nga hỗ trợ quân sự, ngoại giao, và trực tiếp tham gia chiến dịch không kích từ năm 2015 còn Iran và Hezbollah cung cấp lực lượng trên mặt đất, hỗ trợ tài chính và huấn luyện. Chưa biết trong tương lai Nga có còn giữ được 2 căn cứ quân sự nữa hay không?

HS- Cuối cùng thì chế độ độc tài khét tiếng Bashar Al-Assad cũng sụp đổ. Tổng Thống Assad phải trốn sang Moscow. Tương lai Syria chưa biết có được yên ổn hay không, vì nhiều phe phái nhắm đến những mục tiêu khác nhau, nên rất khó đạt được sự đồng thuận.

BC- Sự kiện Basah al-Assad sụp đổ, chúng ta thấy có mấy điểm tương đồng với VN ta, rõ nhất là đảng CSVN độc tài toàn trị, tàn ác phi nhân tính, đàn áp người dân rất khủng khiếp. Thứ hai là CSVN lệ thuộc vào Tàu Cộng, chẳng khác gì là bán nước. Vậy liệuVN sẽ có một cuộc nổi dậy ở Syria không? Chúng ta cũng nên suy nghĩ về câu hỏi này?

MN- CSVN rất quỉ quyệt, chúng là một tập thể độc tài chứ không phải một cá nhân như Basah al-Assad. Thứ hai ở VN không có các nhóm võ trang đối lập hoạt động như ở Syria. Thứ ba không có các thế lực được quốc tế hỗ trợ phương tiện. Thứ tư hệ thống kiểm soát an ninh xuống tận tổ dân phố, nên không ai có thể tập họp quân chúng được.

HS- Tuy vậy, khi lòng dân phẫn nộ thì chuyện gì cũng sẽ xẩy ra được. Lịch sử đông tây kim cổ đã chứng minh điều ấy. VN cũng không ngoại lệ đâu. Chỉ là sớm hay muộn thôi. Hiện nay Tập Cận Bình cũng đang ngồi trên lò lửa đấy. Hãy chờ xem.

BC- Hy vọng bài học từ những nhà độc tài đã từng bị lật đổ như Muammar Gaddafi (Libya) –2011.Hosni Mubarak (Ai Cập) –2011. Zine El Abidine Ben Ali (Tunisia) –2011.  Omar al-Bashir (Sudan) –2019.  Robert Mugabe (Zimbabwe) –2017. Cảnh tỉnh bọn độc tài Ba Đình của VN. Câu chuyện còn dài, chúng ta sẽ bàn trong các lần tới.

No comments:

Post a Comment