Chế độ Cộng Sản đang thống trị đất nước rồi cũng sẽ cáo chung. Thế nhưng hệ lụy của chế độ này gây ra cho dân tộc Việt chắn chắn sẽ còn kéo dài nhiều thế hệ sau đó. Trong số các hệ lụy này, sự suy đồi văn hóa có thể xem là nghiêm trọng nhất.
Trong
chuyên mục CHUYỆN NƯỚC NON MÌNH hôm nay, kính mời quý thính giả theo dõi bài viết
TỆ NẠN BẰNG CẤP GIẢ của tác giả VIỆT QUẾ, thành viên Ban Biên Tập Đài Đáp Lời
Sông Núi, do NGỌC SƯƠNG trình bày sau đây.
Vấn đề bằng cấp giả mạo ở Việt Nam là một vấn nạn nghiêm trọng đã tồn tại trong nhiều năm, ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội, hệ thống giáo dục và thị trường lao động. Đồng thời tện nạn này hiện hữu trong nhiều lãnh vực sinh hoạt của xã hôi, nhiều ngành nghề, tầng lớp.
Dưới đây là một số vụ việc nổi bật, cho thấy tính cách phổ quát của tệ trạng này.
- Vụ Trường Đại học Đông Đô cấp bằng giả -- Từ năm 2018 đến 2019, Trường Đại học Đông Đô đã cấp hơn 600 bằng cử nhân ngôn ngữ Anh hệ văn bằng 2 mà không qua đào tạo chính quy. Trong số này, 193 người đã sử dụng bằng giả cho các mục đích như xét tuyển nghiên cứu sinh, bảo vệ luận án tiến sĩ, thi nâng ngạch và tuyển dụng công chức.
- Trường hợp ông Vũ Viết Ngoạn, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, bị phát hiện sử dụng bằng tiến sĩ tài chính từ Đại học La Salle, một trường không được công nhận tại Hoa Kỳ.
- Trường hợp ông Nguyễn Ngọc Ân, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, bị phát hiện sử dụng bằng tiến sĩ giả.
- Trường hợp ông Cao Minh Quang, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, bị cáo buộc khai man lý lịch khi tự nhận là tiến sĩ y khoa, dù không có bằng cấp hợp pháp.
- Và mới đây là trường hợp của Thượng tọa Thích Chân Quang, tên thật là Vương Tấn Việt, thừa nhận sử dụng bằng tốt nghiệp cấp 3 không hợp pháp để học đại học và sau đó lấy bằng tiến sĩ. Các trường đại học liên quan đang tiến hành thu hồi các văn bằng đã cấp cho ông.
Những vụ việc trên cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn nạn bằng cấp giả tại Việt Nam, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nguồn nhân lực và uy tín của các cơ quan, tổ chức.
Dưới đây
là phân tích về nguyên nhân và hậu quả của tình trạng này:
Nguyên
nhân:
Một là áp lực bằng cấp trong xã hội. Văn hóa “trọng bằng cấp” khiến nhiều người cảm thấy cần phải có bằng dù không đủ năng lực. Thêm nữa, một số cơ quan, doanh nghiệp coi trọng bằng cấp hơn năng lực thực tế, tạo động lực để người ta gian lận.
Hai là quy trình tuyển dụng và thăng chức thiếu minh bạch. Nhiều trường hợp bổ nhiệm dựa trên hồ sơ bằng cấp thay vì năng lực hoặc kinh nghiệm thực tế. Ngoài ra, tệ trạng quan liêu và tham nhũng cũng đã tạo điều kiện cho việc sử dụng bằng giả để qua mặt hệ thống.
Ba là thiếu các biện pháp chế tài đủ mạnh. Một mặt, quy định pháp luật xử phạt hành vi làm và sử dụng bằng giả còn nhẹ, chưa mang tính răn đe. Mặt khác, việc kiểm tra, xác minh bằng cấp trong nhiều trường hợp rất lỏng lẻo, không hiệu quả, nếu không muốn nói là chỉ có tính cách hình thức.
Bốn là nguồn lợi nhuận từ thị trường bằng cấp giả rất hậu hĩnh. Vì không ít kẻ muốn có bằng cấp giả nên dẫn đến sự phát triển của các “đường dây” sản xuất và cung cấp bằng giả, thu lợi bất chính.
Về hậu quả của tình trạng bằng cấp giả tràn lan có thể tóm lược như sau:
Thứ nhất là chất lượng nguồn nhân lực suy giảm. Đơn giản là vì những người sử dụng bằng giả thường thiếu năng lực thực tế, gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc và hiệu quả hoạt động của các tổ chức. Thêm nữa lãng phí tài nguyên khi phải sửa chữa hậu quả từ sai lầm của người không đủ trình độ.
Thứ hai, lòng tin vào hệ thống giáo dục bị ảnh hưởng xấu. Việc dễ dàng mua bán và sử dụng bằng giả khiến giá trị thực của bằng cấp trở nên mất uy tín. Đồng thời các trường học chân chính cũng chịu ảnh hưởng khi bị hoài nghi về chất lượng đào tạo.
Thứ ba, nạn bằng cấp giả cũng gây uy tín quốc gia bị ảnh hưởng. Việt Nam có thể bị đánh giá thấp trên trường quốc tế về chất lượng nguồn nhân lực và hệ thống giáo dục. Đồng thời, các nhà đầu tư nước ngoài có thể e ngại khi phải làm việc với đội ngũ nhân lực không minh bạch về năng lực.
Cuối cùng và quan trọng nhất là đạo đức xã hội bị xuống cấp. Hành vi làm và sử dụng bằng giả khuyến khích sự gian dối, thiếu trung thực, làm suy giảm các giá trị đạo đức trong xã hội.
Trước những tác hại do nạn bằng cấp giả gây ra như trên, đã có một số đề nghị phát xuất từ những cá nhân, cũng như hội nhóm quan tâm, cụ thể bao gồm các biện pháp sau:
- Tăng cường các biện pháp chế tài pháp luật, như áp dụng hình phạt nặng hơn đối với cả người làm, người bán và người sử dụng bằng giả.
- Nâng cao ý thức xã hội bằng việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức và giá trị thực học, khuyến khích đánh giá năng lực thực tế thay vì chỉ dựa trên bằng cấp.
- Ứng dụng công nghệ như xây dựng hệ thống kiểm tra và xác minh bằng cấp hiện đại, minh bạch, liên kết dữ liệu từ các cơ sở đào tạo.
- Cải cách cách thức tuyển dụng và thăng chức, tập trung vào việc đánh giá kỹ năng và hiệu suất thay vì chỉ dựa vào hồ sơ.
Thế
nhưng, hoặc các biện pháp trên chỉ đưa ra trên mặt giấy tờ, hình thức, hoặc những
quan chức, cơ quan trách nhiệm thực thi không có khả năng, hoặc “ngậm miệng ăn
tiền”, nên tình trạng bằng cấp giả ở Việt Nam không những không giảm mà ngày
càng tăng gia, nhan nhản khắp nơi./.
No comments:
Post a Comment